Từ đối trọng đến đối thủ cạnh tranh
Với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn hiệp định về thành lập quỹ tiền tệ chung của nhóm BRICS, mọi nghi ngờ về sự ra đời của thể chế tài chính và tiền tệ đa phương mới này đã bị loại bỏ.
Quỹ tiền tệ chung không chỉ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên của BRICS mà còn tác động mạnh mẽ tới trật tự tài chính và tiền tệ trên thế giới – Ảnh: Reuters
Từ vai trò ban đầu là một đối trọng, quỹ tiền tệ chung của BRICS có đủ khả năng để trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF).
Quỹ được trang bị vốn 100 tỉ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 41 tỉ, Nam Phi 5 tỉ còn Nga, Ấn Độ và Brazil mỗi nước góp 18 tỉ USD. Sự ra đời của quỹ bị nghi ngờ bởi thiên hạ cho rằng Nga hiện rất khó khăn về kinh tế và tài chính nên khó có thể thực hiện cam kết góp vốn.
Quỹ tiền tệ chung nói trên không chỉ đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa các thành viên của BRICS mà còn tác động mạnh mẽ tới trật tự tài chính và tiền tệ trên thế giới. Cho tới nay, trật tự ấy bị chi phối gần như hoàn toàn bởi IMF, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Thời gian qua, một số tổ chức hợp tác và liên kết khu vực đã thực hiện ý tưởng thành lập ngân hàng chung. BRICS cũng thỏa thuận cho ra đời Ngân hàng Phát triển mới (NDB). Gần đây nhất, 57 quốc gia ở trong cũng như bên ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thành lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) theo sáng kiến của Trung Quốc.
Qua đó có thể thấy các nước đang phát triển và mới nổi ngày càng có nhiều đối trọng và từ đối trọng có được nhiều đối thủ cạnh tranh thực thụ với WB, IMF và ADB. Trật tự tài chính và tiền tệ thế giới thay đổi sẽ làm thay đổi cả cục diện quan hệ quốc tế.
La Phù
Theo Thanhnien
Toan tính của Trung Quốc trên Con đường tơ lụa mới
Trung Quốc đang dùng hàng chục tỷ USD thúc đẩy chiến lược Con đường tơ lụa mới, nhằm giải tỏa áp lực kinh tế trong nước và cạnh tranh sức ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực châu Á.
Video đang HOT
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đang ở thăm nước này hôm 20/4, rằng Pakistan đã quyết định đưa mối quan hệ hai nước lên "cao hơn dãy Himalaya". Ảnh: AP
Ngày 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đến Pakistan. Trong chuyến công du, Bắc Kinh đồng ý đầu tư 46 tỷ USD vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại quốc gia Nam Á này.
Trung tâm của các dự án là mạng lưới đường sắt và đường bộ do Trung Quốc xây dựng, nối liền Khu tự trị Tân Cương với cảng Gwadar trên biển Arab thuộc Pakistan. Trước chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay đây là các dự án đầu tiên được phê duyệt của chiến lược Con đường tơ lụa mới.
Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.
"Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải.
Con đường Tơ lụa của Trung Quốc.
Tuyến đường Trung Quốc - Pakistan (màu xanh trên bản đồ dưới đây) chính là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể này, tạo ra một lối đi tắt vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Trung Quốc, tránh phải đi qua vịnh Malacca ở xa hơn về phía đông.
Hành lang kinh tế dự kiến giữa Trung Quốc và Pakistan. Đồ họa: BBC
Để hỗ trợ cho chiến lược trên, Bắc Kinh đã đầu tư 40 tỷ USD thành lập Quỹ Con đường tơ lụa vào cuối năm 2014. Chủ tịch của quỹ là ông Kim Kỳ, trợ lý thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Ngoài ra, nước này cũng dẫn đầu thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), với 57 nước thành viên sáng lập. Trong số các nước tham gia có 4 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 13 nước trong nhóm G20.
Theo Caixin, kế hoạch bố trí vốn đầu tư của chính phủ Trung Quốc công bố hôm 20/4 cho thấy, Bắc Kinh sẽ sử dụng 62 tỷ USD đầu tư vào Ngân hàng Phát triển Quốc gia (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), nhằm hỗ trợ cho chiến lược Tơ lụa mới, hay nói cách khác là "một vành đai, một con đường".
"CDB và Eximbank phải hỗ trợ cho chiến lược một vành đai, một con đường, và cần nguồn vốn ngoại tệ dài kỳ", báo này dẫn lời một lãnh đạo cấp cao giấu tên của CDB cho biết.
Nhu cầu xuất khẩu hàng Trung Quốc
Theo Reuters, chiến lược Con đường tơ lụa được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chịu nhiều tầng áp lực, do nhu cầu trong nước thiếu động lực và nhu cầu quốc tế suy giảm. Vì vậy, một trong những mục tiêu của chiến lược này được cho là nhằm giải quyết nhu cầu xuất khẩu của nền công nghiệp Trung Quốc.
Hiện nay, tại Trung Quốc, một số nhóm lợi ích đang gây sức ép, sao cho các khoản tiền mà AIIB cho vay ra phải phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước này.
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng, nguồn vốn và năng lực sản xuất dư thừa là một trong các lý do quan trọng khiến Bắc Kinh tích cực đẩy mạnh chiến lược Con đường tơ lụa.
Nhưng nhiều học giả khác bác bỏ quan điểm trên, cho rằng sản phẩm của Trung Quốc đang và dự tính xuất khẩu đều đã có đủ tính cạnh tranh.
"Trung Quốc sử dụng ưu thế của mình để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, chứ không phải là nhằm tìm điểm xuất khẩu cho các sản phẩm dư thừa", một chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển trực thuộc chính phủ Trung Quốc cho hay. "Bởi, trụ cột cho nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là dựa vào thị trường trong nước".
Nhu cầu cạnh tranh sức mạnh với Mỹ
Một luồng ý kiến khác cho rằng mục tiêu quan trọng hơn mà Bắc Kinh muốn đạt được qua chiến lược Con đường tơ lụa mới là nhằm tăng cường ràng buộc lợi ích với các nước châu Á, từ đó cạnh tranh với Mỹ, nâng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực.
Các động thái tích cực của chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy chiến lược Con đường tơ lụa và thái độ phản ứng tích cực của các nước cho thấy sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực châu Á, đồng thời phản ánh xu hướng dịch chuyển quyền lực giữa nước này và Mỹ.
Cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ David Sedney cho hay, Washington từng khởi động dự án hỗ trợ cho Pakistan trị giá 7,5 tỷ USD vào giai đoạn 2009-2012, nhưng đã thất bại do không thực tế và nguồn lực bị phân tán.
"Trung Quốc dường như đã rút kinh nghiệm từ bài học của Mỹ", ông này nói. "Họ đưa ra rất nhiều cam kết kinh tế, trọng tâm là các lĩnh vực cụ thể, mà cơ sở hạ tầng là đặc trưng".
Bình luận viên Gabriel Wildau của Financial Times nhận định rằng: "Điều này rất có thể sẽ làm sâu sắc hơn mối lo ngại của giới thương mại và ngoại giao Mỹ về sức ảnh hưởng không ngừng suy giảm của nước này".
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cũng cho rằng, thực lực và sức ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc không ngừng gia tăng là một thực tế tất yếu, vì vậy Mỹ nhất định sẽ cảm thấy bị thách thức.
Theo ông Trịnh, tính chất của trật tự thế giới hiện nay quyết định phản ứng của các nước với chiến lược Con đường tơ lụa của Trung Quốc. Theo đó, các nước nắm quyền chủ đạo như Mỹ và Nhật Bản sẽ phản đối, các nước đang phát triển có nhu cầu vốn lớn sẽ ủng hộ, còn các lực lượng trung gian khác giữ thái độ thận trọng hoặc là chịu sức ép từ Washington.
Đây cũng là lý do chiến lược Con đường tơ lụa được coi là nhằm đối trọng với chiến lược Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Vì vậy, Washington nỗ lực thuyết phục các nước đồng minh không tham gia AIIB, bởi lo ngại ngân hàng này, cùng với "một vành đai và một con đường" sẽ thách thức địa vị chủ đạo của Washington trong trật tự kinh tế thế giới.
Bập bênh Mỹ - Trung
Tuy nhiên, việc Anh và một loạt các nước phương Tây tuyên bố gia nhập AIIB phản ánh thế khó của Mỹ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, khi Bắc Kinh có khả năng xây dựng quan hệ hợp tác mật thiết với những quốc gia thân cận nhất với Washington.
Theo Giáo sư Joseph Nye thuộc Đại học Harvard, sức mạnh của một cường quốc dựa trên ba yếu tố, là thực lực kinh tế, sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm. Hiện nay, năng lực của Trung Quốc chỉ nằm ở thị trường rộng lớn và tiềm lực kinh tế không ngừng gia tăng. Trong khi đó, lợi thế của Mỹ là sức mạnh quân sự vượt trội, các hiệp ước an ninh và sức ảnh hưởng có phạm vi toàn cầu.
Chính vì vậy, nghiêng về bên nào, giữa sức mạnh quân sự của Mỹ và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, tùy thuộc vào cảm giác an toàn của các quốc gia thứ ba, đặc biệt là các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Trong bối cảnh trên, Giáo sư Trịnh cho rằng chủ thể của chiến lược Con đường tơ lụa nên là tiền vốn chứ không phải là chính phủ, chính phủ chỉ nên đóng vai trò thúc đẩy. "Thái độ của chính phủ Mỹ với chiến lược này và AIIB cho thấy họ vẫn coi chủ thể là chính phủ Trung Quốc, mà xem nhẹ vai trò của vốn đầu tư", ông Trịnh bình luận.
Đức Long
Theo VNE
Gây dựng đối trọng Ông Dmitry Medvedev là thủ tướng Nga đầu tiên kể từ 25 năm nay tới thăm Thái Lan. Kết quả chuyến thăm này không chỉ thúc đẩy phát triển mà còn thực sự mở ra thời kỳ quan hệ mới cho hai nước. Ông Dmitry Medvedev (trái) là thủ tướng Nga đầu tiên thăm Thái Lan kể từ 25 năm nay - Ảnh:...