Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự ‘bí ẩn’ của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất?

Theo dõi VGT trên

Trước đây, virus corona gây ra cảm lạnh thông thường ở người cũng xuất hiện giống như đại dịch COVID-19, tuy nhiên, chúng không có khả năng lây truyền nhanh chóng trên toàn cầu.

Trong khi cả thế giới đang nỗ lực chiến đấu chống lại đại dịch COVID-19, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại hai đại dịch trước đó cũng do virus corona gây ra là SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp vùng Trung Đông).

Virus corona có đặc điểm di truyền là ARN, thường gây bệnh ở chim và các loài động vật có vú. Ở người, chúng có thể gây nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp trên, với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, nhưng nếu nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới thì mức độ bệnh lại nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, có thể tiến triển nặng hơn như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Severe Acute Respiraory Syndrome – SARS), hội chứng suy hô hấp vùng Trung Đông (Middle East respiratory syndrome – MERS), hay đại dịch COVID-19.

Vậy dịch SARS, MERS và COVID-19 giống và khác nhau như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích, đánh giá các vụ dịch trước đó cũng như các nghiên cứu liên quan.

Dịch SARS

Virus corona gây nên đại dịch SARS có tên là SARS-CoV. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên xảy ra ở Tỉnh Giang Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002.

Nhiều nghiên cứu đã xác định được vật chủ của SARS-CoV là dơi móng ngựa. Bên cạnh đó, cầy hương và các động vật hoang dã ở các khu chợ bán thịt sống cũng góp phần lây truyền virus này từ động vật sang người.

Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự bí ẩn của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? - Hình 1

Đến 10/02/2003, theo báo cáo của WHO, đã có hơn 100 người chết. Ngay ngày hôm sau, Bộ Y tế Trung Quốc đưa ra báo cáo chính thức số người nhiễm là 300 và có 5 người chết.

Tiếp đó, vào 12/3/2003, WHO đưa ra cảnh báo toàn cầu về dịch bệnh. Chỉ 3 ngày sau, WHO đặt tên cho dịch bệnh này là SARS và yêu cầu khẩn cấp khách du lịch trên toàn cầu tìm hiểu về các triệu chứng của chúng. WHO cũng nghi vấn về việc dịch bệnh đã lan ra khắp thế giới bằng con đường du lịch.

Cuối tháng 3, WHO khuyến cáo các sân bay ở các khu vực có người nhiễm SARS phải sàng lọc bắt buộc đối với khách du lịch. Đến tháng 4, WHO lại đưa ra cảnh báo yêu cầu mọi người tạm dừng di chuyển đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi SARS, bao gồm: Hồng Kông, Toronto, một vài tỉnh của Trung Quốc, và Đài Loan.

Một nghiên cứu xuất bản ngày 15/5/2003 trên Tạp chí Y học Anh quốc (The New England Journal of Medicine) xác định nguyên nhân của vụ dịch là một loại virus corona mới.

Mãi cho đến tháng 5/2003, WHO mới chính thức tuyên bố đã ngăn chặn được đại dịch SARS. Kể từ đó, chỉ có 4 trường hợp nhiễm SARS được phát hiện. Ba trong số họ bị nhiễm khi làm việc tại phòng thí nghiệm, trường hợp còn lại lây nhiễm từ động vật.

Mặc dù WHO lo ngại về khả năng SAR sẽ bùng phát trở lại nhưng từ đó đến nay chưa phát hiện thêm bất cứ trường hợp nào nữa.

Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự bí ẩn của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? - Hình 2

Ở Trung Quốc, canh dơi được xem là một món đặc sản. Ảnh từ năm 2017, phát hành trên internet.

Số liệu về SARS:

- Tên virus: SARS-CoV

- Tổng số ca bệnh: 8.439, nhân viên y tế chiếm 21%.

- Tổng số ca bệnh tại Mỹ: 73

- Tổng số ca bệnh tại Việt Nam: 63

- Tổng số người chết: 812

- Tỷ lệ tử vong: 9,6%

Video đang HOT

- Phương thức lây truyền: Qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thở

- Thời gian ủ bệnh: 5 ngày

- Triệu chứng chính: Ho khan, sốt, tiêu chảy từ một đến hai tuần đầu sau khi nhiễm bệnh

- Đối tượng nguy cơ: Đang có các bệnh lý nền trong cơ thể

- Điều trị: Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu

- Vắc xin: Chưa có

Dịch MERS

Do virus MERS-CoV gây ra.

Ngày 20/9/2012, chương trình theo dõi các bệnh mới nổi ( Program for Monitoring Emerging Diseases ) đã báo cáo một chủng virus corona mới được phân lập từ mẫu đờm của một bệnh nhân nam người Ả Rập. Người này đã chết 3 tháng trước đó.

Trong tháng tiếp theo, số lượng các trường hợp nhiễm MERS tăng lên 9 người, 5 người trong số đó đã tử vong.

Trên toàn cầu, vào năm 2012 đã có 27 nước báo cáo có người nhiễm MERS, 80% các trường hợp đều xảy ra ở Ả Rập.

MERS-CoV là virus lây truyền từ động vật sang người. Theo WHO, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với lạc đà một bướu là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Trong khi sự lây nhiễm giữa người với người hiếm khi xảy ra, trừ trường hợp trong cùng một gia đình hoặc một cơ sở y tế.

Virus MERS-CoV có đặc điểm di truyền tương tự với loài virus corona ở loài dơi Châu Âu.

Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự bí ẩn của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? - Hình 3

Lạc đà một bướu, vật chủ của virus MERS-CoV lây bệnh MERS sang người

Số liệu về MERS:

- Tên virus: MERS-CoV

- Tổng số ca nhiễm: 2519

- Tổng số ca ở Mỹ: 2

- Tổng số người chết: 866

- Tỷ lệ tử vong: 34.3%

- Phương thức lây truyền: Qua giọt bắn từ người sang người, từ lạc đà sang người (Không rõ ràng)

- Triệu chứng chính: Sốt, ho, khó thở

- Đối tượng nguy cơ: Nam trên 60 tuổi, đặc biệt đã có các bệnh nền như đái tháo đường, cao huyết áp và suy thận

- Điều trị: Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu

- Vắc xin: Chưa có

Dịch COVID-19

Do virus SARS-CoV-2 gây ra, tương tự với virus SARS-CoV gây bệnh SARS.

Trường hợp đầu tiên được báo cáo ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.

Ngày 05/01/2020, WHO thông tin về dịch bệnh mới nổi chưa rõ nguyên nhân. Cuối tháng 1, WHO chính thức tuyên bố COVID-19 là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Ngày 11/02/2020, WHO đặt tên cho dịch bệnh là COVID-19. Sau đó một tháng, WHO tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu.

Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự bí ẩn của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? - Hình 4

Virus SARS-CoV-2

Cho đến nay, các trường hợp COVID-19 đã được phát hiện ở mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực. Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Số trường hợp nhiễm bệnh và tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng cao, trong khi các nhà nghiên cứu cũng nỗ lực tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả cũng như điều chế vắc-xin nhằm khống chế đại dịch này.

Số liệu về COVID-19: Tính đến ngày 14/4/2020 theo số liệu ĐH Johns Hopkins

- Tên virus: SARS-CoV-2

- Tổng số ca nhiễm: 2.019.230

- Tổng số người nhiễm ở Mỹ: 547.627

- Tổng số người chết: 119.483

- Tỷ lệ tử vong: 1,38% đến 3,4%

- Phương thức lây truyền: Qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện, bằng chứng về các con đường lây nhiễm khác còn hạn chế

- Thời gian ủ bệnh trung bình: 5 ngày

- Triệu chứng chính: Sốt, ho khan, khó thở

- Đối tượng nguy cơ: Người già trên 65 tuổi, hoặc những người đang mắc các bệnh lý nền.

- Điều trị: Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, một số loại thuốc tiềm năng đang được thử nghiệm

- Vắc xin: Chưa có, các vắc xin mới đang trong quá trình thử nghiệm

Từ dơi móng ngựa, lạc đà một bướu đến sự bí ẩn của nguồn lây COVID-19: Đại dịch nào mạnh nhất? - Hình 5

Giọt bắn mang virus được hình thành qua ho, hắt xì hơi (nguồn: capradio.org)

Virus Corona: Trước kia và bây giờ?

Từ đầu thế kỷ 21, mỗi chủng loại virus corona đã cho thấy những đặc điểm riêng biệt giúp nó gây ra các dịch bệnh đường hô hấp khác nhau.

SARS và MERS có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với COVID-19, tuy nhiên, COVID-19 dễ lây nhiễm hơn nên có số mắc bệnh lớn hơn. Tổng số ca tử vong do COVID-19 cũng vượt xa so với SARS hoặc MERS.

Trong hơn một thập kỷ qua, chưa phát hiện thêm bất cứ trường hợp SARS nào nhưng vẫn có một số báo cáo lẻ tẻ các trường hợp nhiễm MERS.

Một yếu tố có thể góp phần vào mức độ ảnh hưởng của các dịch bệnh cho virus corona gây ra là xu hướng toàn cầu hóa.

Giáo sư David Heymann, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là cố vấn của WHO, nhận định rằng: “Trước đây, virus corona gây ra cảm lạnh thông thường ở người cũng xuất hiện giống như đại dịch COVID-19, tuy nhiên, chúng không có khả năng lây truyền nhanh chóng trên toàn cầu. Chúng chỉ có khả năng lưu hành tại địa phương, dần dần lan sang các nước láng giềng và lan ra khắp thế giới.”

Lê Thị Ánh Kim – Hà Xuân Nam

Sữa gián, sữa ruồi và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng dinh dưỡng của những loài côn trùng mà loài người chán ghét

Sữa gián là một trong những chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh.

Chúng ta luôn cho rằng sữa chỉ có ở các loài động vật có vú. Nhưng một số động vật không xương sống đã "âm thầm" thành thạo các kĩ năng "nuôi con bằng sữa mẹ". Đầu năm 2016, các nhà khoa học đã công bố thông tin loài gián có sữa, hơn nữa còn gọi sữa gián là một trong những chất dinh dưỡng nhất trên hành tinh.

Tất nhiên, những con gián xuất hiện trước mặt chúng ta hằng ngày không có khả năng này nhưng gián cánh cứng Thái Bình Dương (Diploptera punctata) là một ngoại lệ. Chúng sống chủ yếu ở vùng Thái Bình Dương và châu Úc, không những có khả năng tạo sữa mà còn là loài gián duy nhất sinh con.

Khi một con gián cánh cứng Thái Bình Dương mang thai, nang túi phần đuôi của chúng sẽ tiết ra một chất lỏng dinh dưỡng giàu protein để nuôi bào thai nhỏ trong cơ thể. Sau khi phôi đã hấp thụ "sữa" từ mẹ, chúng sẽ chuyển hóa những chất lỏng này thành tinh thể.

Việc phát hiện ra sữa gián là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của Nathan Coussens, đến từ Đại học Lowa (Mỹ). Ban đầu ông phát hiện một số tinh thể ở loài gián cánh cứng Thái Bình Dương. Mặc dù người thầy của ông cho rằng đó chỉ là tinh thể bình thường, Nathan Coussens vẫn không từ bỏ mong muốn nghiên cứu sâu hơn về chúng. Từ đó, ông đã phát hiện ra sữa gián.

Năm 2016, sau hơn 1 thập kỷ nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học từ Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Ấn Độ đã đưa ra kết luận, các tinh thể này chứa protein, chất béo. đường và protein này có tất cả axit amin cần thiết. Có thể nói sữa gián là nguồn thực phẩm tuyệt vời, cung cấp năng lượng gấp 3 lần sữa bò.

Sữa gián, sữa ruồi và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng dinh dưỡng của những loài côn trùng mà loài người chán ghét - Hình 1

Gián cánh cứng Thái Bình Dương sinh con sau quá trình nuôi con bằng sữa trong cơ thể.

Tương tự như gián cánh cứng Thái Bình Dương còn có loài côn trùng gọi là Ruồi Xê Xê (Tsetse Flie). Ruồi Xê Xê cũng là một loài côn trùng có chiến lược "sinh con và cho con bú". Tuy nhiên, điều khác biệt là ruồi Xê Xê có tuyến sữa. Sự phát triển của phôi vẫn dựa vào trứng nhưng ấu trùng sẽ không được sinh ra khi vỏ trứng vỡ ra. Ấu trùng sẽ "định cư" trong cơ thể con mẹ và được cung cấp dinh dưỡng qua các tuyến vú. Kiểu sinh sản này được gọi là Sinh sản có tuyến nuôi dưỡng (Adenotrophic viviparity).

Động vật có vú truyền chất dinh dưỡng cho bào thai thông qua dây rốn nhưng gián cánh cứng Thái Bình Dương và ruồi Xê Xê không có nhau thai và dây rốn, cả quá trình đều phụ thuộc vào "sự tự lực" của ấu trùng. Con cái đẩy "sữa" giàu dinh dưỡng cho ấu trùng, sau đó ấu trùng sẽ "ăn" qua miệng và tiêu hóa trong dạ dày.

Chính vì thế, khi ấu trùng được sinh ra, chúng có kích thước gần giống với con mẹ. Geoffrey Attardo, một nhà côn trùng học nghiên cứu ruồi Xê Xê tại Đại học California (Davis, Mỹ) đã gọi chúng là "sinh một đứa bé 18 tuổi".

Sữa gián, sữa ruồi và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng dinh dưỡng của những loài côn trùng mà loài người chán ghét - Hình 2

Sữa gián, sữa ruồi và quá trình nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng dinh dưỡng của những loài côn trùng mà loài người chán ghét - Hình 3

Ruồi Xê Xê và ấu trùng vừa được sinh ra.

Những con ruồi Xê Xê "sơ sinh" trông "mũm mĩm" và di chuyển như một lò xo. Trên thực tế, những ấu trùng trắng này giống một túi sữa lớn, nếu bạn chọc vỡ chúng, sữa sẽ tràn ra ngoài.

Khi ngày càng nhiều hành vi "cho con bú" được phát hiện, các nhà khoa học đang suy nghĩ lại về định nghĩa "cho con bú" và "sữa". Một số nhà động vật học nghĩ rằng, sữa nên gắn liền với chất lỏng do tuyến vú tiết ra. Nhưng một số người khác lại cho rằng, bất kỳ chất dinh dưỡng nào được con bố, con mẹ tổng hợp hoặc xử lý và cần thiết cho con con đều có thể được gọi là sữa.

Cho dù sữa được định nghĩa như thế nào thì chúng ta không thể phủ nhận sữa có lịch sử lâu hơn nhiều do với các động vật có vú. Các nhà sinh học tiến hóa đã phát hiện ra rằng, nguồn gốc của việc cho con bú có thể xuất phát từ hơn 300 triệu năm trước, sớm hơn 100 triệu năm trước khi động vật có vú xuất hiện.

Các nhà động vật học của Đại học Idaho (Mỹ) tin rằng, chức năng ban đầu của sữa có thể là cung cấp độ ẩm cho vỏ trứng mỏng khi đặt trên mặt đất khô ráo. Những động vật có vú đầu tiên không có núm vú và chúng chỉ có thể nhỏ giọt chất lỏng qua lỗ chân lông ở ngực. Ngoài việc giữ ẩm, sữa còn có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật.

Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cũng đã thực hiện phân tích hóa học và di truyền của chúng. Họ rất ngạc nhiên khi thấy loại sữa này giống các loại protein ở tuyến sữa của các loài động vật có vú. Cũng nhờ vào chất dinh dưỡng phong phú này mà ruồi Xê Xê có thể tăng tưởng và phát triển một cách an toàn trước khi được sinh ra.

Nguồn: Zhihu

HY LI (nhipsongviet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?
13:16:33 19/12/2024
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưngThủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng
14:11:50 19/12/2024
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắtPhẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt
12:45:49 19/12/2024
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơnĂn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn
15:46:39 19/12/2024
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhấtCách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất
05:48:08 19/12/2024

Tin đang nóng

Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?
15:02:36 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi
16:31:27 20/12/2024
Mẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải MyMẹ vợ hot nhất làng bóng đá diện áo trễ vai quyến rũ, U50 trẻ đẹp ngỡ ngàng, đọ sắc cùng Doãn Hải My
16:17:27 20/12/2024
Cái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộCái chết chấn động showbiz: Minh tinh 22 tuổi nghi sát hại chồng đại gia U80 sau 3 tháng cưới, phán quyết cuối cùng gây phẫn nộ
19:51:53 20/12/2024
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?
17:38:04 20/12/2024
Anh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độAnh Đức lên tiếng đáp trả khi vợ bị chỉ trích thái độ
19:47:37 20/12/2024

Tin mới nhất

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề

Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề

20:04:01 20/12/2024
6 tiếng phẫu thuật căng não, ekip điều trị đã nạo vét ra 2 lít dịch lạ màu vàng trong bộ ngực biến dạng vì tiêm mỡ nhân tạo của nữ Việt kiều.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

22:43:56 19/12/2024
Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Tội chồng tội, tài xế chặn đường xịt hơi cay có thể bị xử lý ra sao?

Tội chồng tội, tài xế chặn đường xịt hơi cay có thể bị xử lý ra sao?

Pháp luật

21:11:31 20/12/2024
Theo luật sư, với việc phạm tội trong thời gian thử thách, Thành sẽ phải chấp hành hình phạt tù giam bằng tổng hợp thời gian của hình phạt cũ và bản án mới của Tòa án.
'Dương Quá' Lý Minh Thuận không muốn con trai vào showbiz

'Dương Quá' Lý Minh Thuận không muốn con trai vào showbiz

Sao châu á

21:11:05 20/12/2024
Gia nhập làng giải trí gần 30 năm và hiểu rõ những vấn đề trong showbiz, Lý Minh Thuận muốn con trai của anh và Phạm Văn Phương theo đuổi việc học nghiêm túc thay vì nối nghiệp cha mẹ.
Đậm nét dấu ấn văn hóa Việt tại Italy

Đậm nét dấu ấn văn hóa Việt tại Italy

Thế giới

21:10:57 20/12/2024
Bà cho biết hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Italy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong những năm qua, trên nhiều cấp độ và ở hai phương diện là ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân.
Clip CSGT TP.HCM mở đường đưa "sự sống" đến 3 bệnh viện lớn ở TP.HCM

Clip CSGT TP.HCM mở đường đưa "sự sống" đến 3 bệnh viện lớn ở TP.HCM

Netizen

21:10:38 20/12/2024
Ngày 20-12, đại diện Phòng CSGT (PC08) Công an TP HCM cho biết vừa phối hợp với nhân viên y tế vận chuyển 2 giác mạc, 2 quả thận và 1 lá gan của người hiến tặng đến bệnh viện để ghép cho các bệnh nhân.
Phim 'Hear me our summer' gây sốt ở Hàn Quốc được chiếu tại Việt Nam

Phim 'Hear me our summer' gây sốt ở Hàn Quốc được chiếu tại Việt Nam

Phim châu á

21:07:18 20/12/2024
Hear me our summer là tác phẩm của đạo diễn Cho Sun Ho được làm lại dựa trên bộ phim Hear me ra mắt năm 2009 của Đài Loan với sự tham gia của nam tài tử Bành Vu Yến.
Trai đẹp bóng rổ cao 2m10 vừa gặp đã phải lòng cô gái 1m93, lập tức gọi cho bố nhờ một điều khi phát hiện ra "sự thật"

Trai đẹp bóng rổ cao 2m10 vừa gặp đã phải lòng cô gái 1m93, lập tức gọi cho bố nhờ một điều khi phát hiện ra "sự thật"

Sao thể thao

21:03:06 20/12/2024
Sau khi gặp gỡ và nảy sinh tình cảm, cặp đôi mới phát hiện ra điều bất ngờ về mối quan hệ từ hai gia đình. Wu Guanxi là cầu thủ nổi tiếng điển trai tại làng bóng rổ với chiều cao khủng lên tới 2m10.
Quốc Trường: Tôi không phải 'bad boy' nhưng lại nổi tiếng nhờ vai đểu cáng

Quốc Trường: Tôi không phải 'bad boy' nhưng lại nổi tiếng nhờ vai đểu cáng

Hậu trường phim

20:39:46 20/12/2024
Quốc Trường khiến nhiều người tò mò khi tiết lộ sẽ tham gia lồng tiếng cho vai diễn một chàng trai đểu cáng trong phim điện ảnh Yêu vì tiền, điên vì tình .
Lệ Nam tiết lộ về em gái Nam Em sau sóng gió đời tư

Lệ Nam tiết lộ về em gái Nam Em sau sóng gió đời tư

Sao việt

20:35:50 20/12/2024
Người đẹp Lệ Nam vừa có những chia sẻ về cuộc sống hiện tại, đồng thời tiết lộ về mối quan hệ với em gái Nam Em sau những sóng gió.
Taylor Swift đính hôn với Travis Kelce?

Taylor Swift đính hôn với Travis Kelce?

Sao âu mỹ

20:31:38 20/12/2024
Taylor Swift làm rộ lên tin đồn cô đính hôn với Travis Kelce sau khi người hâm mộ nhận thấy một chi tiết đáng chú ý trong những bức ảnh tiệc kết thúc chuyến lưu diễn The Eras Tour của cô.
Tìm ra Chị Đẹp cứ quên "bài vở" là ngũ quan "bay tán loạn", dùng cả thủ ngữ để nhờ đồng đội trợ giúp

Tìm ra Chị Đẹp cứ quên "bài vở" là ngũ quan "bay tán loạn", dùng cả thủ ngữ để nhờ đồng đội trợ giúp

Tv show

20:04:14 20/12/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024, hiện đã đi được 1/3 chặng đường, vẫn đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng thời gian gần đây.
Chị Đẹp Quán quân ra mắt album mới mà tưởng "bán hàng đa cấp", khóc nức nở ngay trên sân khấu

Chị Đẹp Quán quân ra mắt album mới mà tưởng "bán hàng đa cấp", khóc nức nở ngay trên sân khấu

Nhạc việt

20:00:08 20/12/2024
Tối hôm 19/12, Trang Pháp đã tổ chức buổi họp báo ra mắt MV Bê Trap nằm trong album Infinity8, nối tiếp ca khúc Gửi Chồng Tương Lai vào tháng 10 vừa qua.