Từ đôi chân 4 lần phẫu thuật đến ‘chiến binh thép’ võ đài Muay Thái
Nguyễn Thị Thanh Trúc, võ sĩ nổi bật của đội tuyển Muay Thái TP Hồ Chí Minh, tự nhận mình là một người khô khan, “nam tính”. Thế nhưng cô gái rất giỏi đánh đấm này sau những lần lên võ đài, lại luôn mở lòng mình, và rất mau nước mắt…
Nguyễn Thị Thanh Trúc.
Cô sinh viên nghèo ham học võ
Nguyễn Thị Thanh Trúc (27 tuổi), ở buôn Niêng 1, xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) đến với Muay Thái (môn võ thuật cổ truyền của Thái) khá muộn nhưng với năng khiếu, cùng sự khổ luyện đã nhanh chóng trở thành “hiện tượng” trên võ đài Muay Thái.
Năm 2009, Thanh Trúc cùng cô em gái sinh đôi trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP HCM, chuyên ngành Giáo dục thể chất. Khi đó, quyết định theo học giáo dục thể chất của Trúc khiến cả gia đình, thầy cô giáo bất ngờ bởi trước đó cô bị gãy chân trái phải phẫu thuật nẹp sắt vào khớp gối. Trong hai năm liền chân trái của Trúc không thể gập lại được, hễ vận động lại đau nhức.
Cái duyên với nghiệp võ đến với Thanh Trúc từ khi cô đỗ đại học. Trúc ở nhà một chị chung lớp tên Trần Thị Mỹ Nga, sống với chồng và đứa con 2 tuổi. Ông xã của Mỹ Nga là Đào Văn Thăng, một võ sư võ cổ truyền.
Nhận thấy cô gái nhỏ nhắn đến từ huyện Buôn Đôn có những tố chất trở thành võ sĩ hàng đầu, HLV Thăng không ngần ngại dạy cho Trúc những đòn quyền cước căn bản. Khi Muay Thái bắt đầu phát triển mạnh vào năm 2011, Trúc lại được HLV trưởng bộ môn Muay Thái TP HCM Cao Văn Tài hướng dẫn.
Vừa học đại học, vừa học võ, Trúc đã phải đi làm thêm để nuôi ước mơ bằng việc trang trí bong bóng tiệc cưới, rửa chén bát, phát tờ rơi, bán sữa đậu nành, phụ hồ… Chỉ sau vài tháng học Muay Thái, chiếc HCV vô địch toàn TP HCM đã giúp Thanh Trúc được chính thức gia nhập đội tuyển Muay của thành phố vào năm 2012, bắt đầu sự nghiệp võ thuật.
Video đang HOT
Dưới sự huấn luyện của HLV Cao Văn Tài và Giáp Trung Thang, Trúc dần vững vàng và có mặt ở đội tuyển quốc gia, thành tích cũng lớn dần, như HCV châu Á 2012, HCV thế giới 2013, 2015, HCB SEA Games 26, đoạt Đai vô địch bán chuyên tháng 3/2017…
Suýt bỏ cuộc vì chấn thương nặng
Muay Thái là môn võ thuật đối kháng khắc nghiệt, đôi khi rất nguy hiểm vì những đòn sát thương cao. Đam mê với nghiệp võ, nhưng cũng như biết bao võ sĩ chuyên nghiệp khác, Trúc liên tục bị chấn thương ở cả hai đầu gối. Vết thương mới chồng lên vết thương cũ, đầu năm 2017 sơ suất trong một lần luyện tập Trúc phải nhập viện. Theo chỉ định của bác sĩ, Trúc buộc phải tạm ngừng thi đấu do bị các chấn thương dây chằng, sụn chêm, tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp…
Các bác sỹ cho biết nếu không tiến hành phẫu thuật, Thanh Trúc sẽ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, hoạt động thường ngày chứ chưa nói đến việc tập luyện và thi đấu đỉnh cao trở lại. Tương lai xán lạn gần như đóng lại khi số tiền phẫu thuật quá lớn.
Đã có lúc Trúc trở nên chán nản, muốn bỏ cuộc. Nữ võ sĩ sinh năm 1991 kể lại những ngày mà cô tưởng như đã hết hi vọng: “Phải nói rằng tôi không muốn nó xảy ra, thực sự tôi chưa bao giờ muốn chia tay với niềm đam mê này. Nhưng rồi số phận đã sắp đặt . Tôi không thể nào cưỡng lại được nữa. Chỉ 1 đôi chân với 4 lần phẫu thuật, dù rất muốn và đã cố gắng rất nhiều nhưng có lẽ ông trời muốn nó nghỉ ngơi. Tôi đành chấp nhận sự thật này”.
Cuối năm 2017, Trúc xin rút lui để có thời gian phục hồi sức khỏe. Chi phí điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho một võ sĩ như Trúc khá cao (vài trăm triệu) nên vừa tập vật lý trị liệu, tập võ với các HLV, Trúc còn làm thêm một vài việc để trang trải chi phí. Sau hơn nửa năm rời xa sàn đấu vì chấn thương, Trúc đã trở lại võ đài và giành ngay tấm HCV môn… Boxing hạng cân 48 kg tại Đại hội Thể dục thể thao TP HCM năm 2018.
Trúc tâm sự: “Trở lại sau chấn thương nhưng tôi chưa thể bắt đầu thi đấu trên sàn Muay Thái bởi sức khỏe khó đáp ứng đủ tính khốc liệt của môn võ này. Tôi đã quyết định thử sức mình trên sàn boxing mà cụ thể là Đại hội TDTT thành phố 2018″.
Nói về dự định sắp tới, Nguyễn Thị Thanh Trúc chia sẻ cô sẽ cố gắng tập luyện để quay trở lại với Muay Thái, quay lại đội tuyển quốc gia cho dù phải bắt đầu từ vạch xuất phát. Những người yêu mến Trúc tin rằng nữ vỗ sĩ Buôn Đôn với thể lực, ý chí, bản lĩnh thép, sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao ở bộ môn võ thuật cô dành trọn đam mê.
* 20 tuổi bắt đầu nghiệp võ thuật, Nguyễn Thị Thanh Trúc gặt hái nhiều thành công trên đấu trường khu vực và quốc tế: HCV vô địch châu Á 2012; HCV vô địch thế giới tại Thái Lan năm 2013; HCV SEA Games 2013; HCB Asian Beach Game năm 2014; HCV muay boran và Đai vô địch bán chuyên năm 2015; Đai vô địch bán chuyên năm 2017; 4 năm liên tiếp vô địch toàn quốc muay Thái hạng 48 kg (2013 – 2016)… và là kiện tướng quốc gia 8 năm liền. Trúc còn được mọi người yêu mến gọi với biệt danh “Nữ hoàng Muay Thái Việt Nam”.
Theo daidoanket.vn
Thả nổi đào tạo nhân lực công tác xã hội
Có nhiều vấn đề nghịch lý về chất lượng đào tạo và sử dụng nhân lực ngành công tác xã hội ở các trường đại học hiện nay.
Nhiều vấn đề đặt ra trong việc đào tạo nhân lực ngành công tác xã hội hiện nay - ẢNH: HÀ ÁNH
Cơ sở đào tạo nhiều hơn cả châu Phi
Tại hội thảo khoa học "Công tác xã hội, nhu cầu nhân lực và vấn đề đào tạo công tác xã hội viên" do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 9.10, thạc sĩ Lê Chí An, Chủ tịch CLB Công tác xã hội (CTXH) TP.HCM, cho rằng chỉ từ 2 trường trước năm 1975 có đào tạo ngành này, đến nay cơ sở đào tạo đã nở rộ với hơn 50 đơn vị trong cả nước. Con số này nhiều hơn số lượng trường về lĩnh vực này của toàn châu Phi cộng lại.
Thạc sĩ An nhấn mạnh: "Số cơ sở đào tạo không ngừng được mở ra trong khi giảng viên không đáp ứng về các tiêu chí như năng lực, sự tận tâm, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp... Một số nơi xu hướng mở ngành theo ý muốn chủ quan của cấp trên, của địa phương vừa để có tiếng vừa có kinh tế. Chất lượng các khóa học hệ đào tạo từ xa và vừa làm vừa học cũng cần xem xét, thậm chí chất lượng đào tạo sau ĐH ở một số nơi cũng là dấu hỏi".
Ông An phân tích thêm: "Thực tế đào tạo CTXH ở nước ta hết sức đa dạng nhưng thiếu tổ chức nề nếp. Sự nở rộ các cơ sở đào tạo bậc ĐH, CĐ dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo bị thả nổi. Vì vậy, cần có một tổ chức thẩm định chương trình và chất lượng đào tạo. Lưu ý là hiện tại nhu cầu học CTXH ở các địa phương đã bão hòa do hàng loạt trường ra sức thu hút đầu vào". Từ thực tế này, thạc sĩ An cho rằng cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo CTXH theo hướng giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng.
Bà Nguyễn Thụy Diễm Hương, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng trình độ ngoại ngữ của nhiều giảng viên CTXH còn hạn chế nên việc tiếp cận tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài và đào sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn.
Sinh viên loay hoay tìm việc
Thạc sĩ Lê Chí An cho biết theo mục tiêu Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu nhân lực trong ngành LĐ-TB-XH giai đoạn 2010 - 2020 là tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH.
Tuy nhiên theo ông An, những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực đào tạo này tỏ ra hết sức lo âu, trăn trở khi hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường phải loay hoay tìm việc và phải làm công việc không đúng chuyên ngành đã đào tạo. Một số rất ít được tuyển dụng vào các vị trí trong ngành nhưng chưa phát huy chuyên môn, còn đại đa số tự thân vận động.
Trong khi đó, bà Lê Thị Ngân, Giám đốc Trung tâm bảo trợ Thảo Đàn, nhìn nhận: "Khi đến thực hành có những sinh viên chưa hiểu rõ để áp dụng lý thuyết vào thực hành. Kiến thức và kỹ năng mềm chưa được trang bị, ví dụ như luật trẻ em, tâm lý trẻ em...".
Sinh viên chưa hiểu rõ về nghề khi chọn ngành học
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện khảo sát với 137 sinh viên năm nhất ngành CTXH năm học 2017 - 2018 của 3 trường ĐH (Sư phạm, Mở, Khoa học xã hội và nhân văn). Hầu hết sinh viên chưa thực sự hiểu rõ về ngành khi quyết định chọn ngành này nên có một số bỏ học vì không hứng thú và cảm thấy không phù hợp.
TP.HCM: thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng
Riêng tại TP.HCM, ông Phạm Đình Nghinh, Giám đốc Trung tâm CTXH trẻ em (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho biết cơ hội việc làm vẫn rộng lớn với sinh viên các ngành CTXH và xã hội học, ví dụ các vị trí: cán bộ trẻ em, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, chính sách người có công... Ngoài các trung tâm bảo trợ xã hội của TP, sinh viên có thể làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, 50 - 60 cơ sở bảo trợ ngoài công lập và nhiều tổ chức an sinh xã hội khác. "Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. So ra với hệ số bảng lương các ngành nghề khác thì có thể thấy khá cao", ông Nghinh khẳng định.
Theo thanhnien
Tái hợp ở phim mới, 2 chàng Kim - Kim cùng tuổi của 'Tiệm cà phê hoàng tử' đã thay đổi ra sao? Một lần nữa tái hợp sau dự án phim "làm mưa làm gió" 11 năm về trước, cả Kim Jae Wook và Kim Dong Wook đều có những tiến bộ đáng kể về năng lực diễn xuất, đặc biệt là ngôi sao "Thử thách thần chết". Sau thành công của hai phần phim Thử thách thần chết, "linh hồn thuần khiết" Kim Dong...