Tự doanh CTCK mua ròng 23 tỷ đồng trên HoSE, tập trung gom NVL
Tự doanh các công ty chứng khoán tập trung mua ròng trên NVL trong khi bán ròng mạnh VNM, VIC.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 14/12 giao dịch khá tích cực sau phiên tăng điểm hôm qua. Tuy nhiên, lực bán dâng cao vào phiên chiều khiến Vn-Index nhanh chóng thu hẹp đà tăng, thậm chí lùi xuống dưới ngưỡng tham chiếu nhiều thời điểm.
Nhóm cổ phiếu lớn phân hoá mạnh mẽ khi số mã giảm điểm và số mã tăng điểm bằng nhau. Dẫn dắt đà tăng phải kể tới GAS, VCB, EIB, GVR trong khi PDR, SSI, VIC, MSN, CTG vẫn là lực cản “ghìm” đà bứt phá của chỉ số chính.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,98 điểm ( 0,28%) lên 1.050 điểm; thanh khoản trên HoSE tăng nhẹ so với phiên hôm trước đạt mức 13.730 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, giao dịch tự doanh CTCK ghi nhận phiên mua ròng nhẹ với giá trị ròng 22,77 tỷ đồng trên sàn HoSE. Lực mua của khối tự doanh tập trung giải ngân vào NVL, HPG trong khi bán ròng VNM, VIC.
Top giao dịch tự doanh 14/12
Tại chiều mua, nhóm tự doanh công ty chứng khoán tập trung mua mạnh nhất NVL với giá trị ròng 214 tỷ đồng, trong đó họ giao dịch thỏa thuận lên đến 181 tỷ đồng. Theo sau lần lượt là HPG (47 tỷ đồng); VND (40 tỷ đồng),… Ngoài ra, 2 chứng chỉ quỹ là FUEVFVND và FUESSV50 cũng được mua ròng với giá trị lần lượt 10 tỷ và 6 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, CTCK tập trung xả mạnh VNM (51 tỷ đồng), VIC (43 tỷ đồng), MSN (37 tỷ đồng),… Ngoài ra, CCQ E1VFVN30, SAB, FPT, VHM, VCB,… cũng bị tự doanh bán ròng nhưng với giá trị nhỏ hơn.
Cùng chiều với khối tự doanh, nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay mua ròng nhẹ 28 tỷ đồng trên HoSE, tập trung gom ròng VHM, NVL trong khi bán ròng VNM, HPG. Phiên hôm nay cũng đánh dấu chuỗi 18 phiên liên tiếp mua ròng nhà đầu tư nước ngoài.
Tại chiều mua, VHM được mua ròng nhiều nhất với giá trị 78 tỷ đồng, NVL xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 51 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng HCM và STB với giá trị lần lượt 50 tỷ đồng và 48 tỷ đồng.
Vợ Tổng Giám đốc Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) liên tục gia tăng sở hữu cổ phiếu
Chỉ sau chưa đầy 1 tháng, bà Phạm Thị Thúy Hằng đã hoàn tất mua vào 3 triệu cổ phiếu CII.
Mới đây, bà Phạm Thị Thúy Hằng, vợ ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CK: CII) thông báo hoàn tất mua vào 1 triệu cổ phiếu CII. Giao dịch được thực hiện từ này 5/12 đến ngày 12/12 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà Hằng tại công ty được nâng lên 1,58% vốn điều lệ, tương ứng sở hữu 4 triệu cổ phiếu CII. Tạm chiếu theo thị giá kết phiên 12/12 là 13.800 đồng/cp, ước tính bà Hằng đã chi 13,8 tỷ đồng để mua vào hết số cổ phiếu đã đăng ký.
Trước đó, bà Hằng cũng đã thông báo giao dịch mua vào 2 triệu cổ phiếu CII từ ngày 15/11 đến 29/11 để nâng sở hữu từ 0,39% lên 1,19% cổ phần. Tạm tính theo giá kết phiên 29/11, vị cổ đông này đã chi khoảng 28,4 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu.
Như vậy chỉ sau chưa đầy 1 tháng, bà Hằng đã hoàn tất mua vào 3 triệu cổ phiếu CII.
Động thái mua vào mạnh mẽ của vợ lãnh đạo công ty trong bối cảnh cổ phiếu CII có đà phục hồi khá tốt kể từ đáy thiết lập vào 15/11. Hiện, thị giá CII dừng ở mức 13.950 đồng/cp, tăng khoảng 30% so với đáy. Song, nếu so với đỉnh hồi đầu tháng 1/2022 là 57.900 đồng/cp, thị giá CII hiện đã "bay hơi" gần 76%.
Cuối năm 2021, cổ phiếu này chứng kiến thời giao dịch huy hoàng khi "tăng dựng đứng" và tạo đỉnh vào 7/1/2022, tuy nhiên, kể từ cú "quay xe" hủy cọc của Tân Hoàng Minh khiến cổ phiếu quay đầu giảm mạnh, tạo mô hình "cây thông" trên đồ thị. Từ đó đến nay, cổ phiếu này vẫn tiếp tục "lao dốc" trước những diễn biến không mấy tích cực của thị trường chung.
Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 nhằm "gỡ khó" cho thị trường trái phiếu Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 với một số đề xuất đáng chú ý như lùi một năm thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành và cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Bộ Tài chính vừa trình Chính...