Tự do tình tự trong lễ hội đập trống ở Quảng Bình
Như thường lệ, cứ vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch), đồng bào người Ma Coong khắp 18 bản làng nô nức đổ về bản Cà Roòng, trung tâm xã Thượng Trạch ( huyện Bố Trạch, Quảng Bình) mở hội đập trống.
Đây là lễ hội độc đáo của đồng bào Bru – Vân Kiều vùng phía Tây Quảng Bình, để cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người khỏe mạnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Và, cũng là ngày mọi thanh niên, nam nữ người Ma Coong được phép tình tự “công khai” với nhau…
Từ sáng mọi người đều dậy rất sớm, chuẩn bị cho ngày hội được chờ đợi nhất của năm, người lo làm trống, người lo chỗ ăn chỗ ngủ cho những người anh em các bản khác về dự hội.
Buổi tối khi tiếng trống khai hội vang lên, mọi người xúm lại quanh các ché rượu cần, trai tráng đua nhau trổ tài đánh trống, gõ chiêng, những người khác thì nhảy múa, hát hò quanh các đống lửa. Tiếng trống rộn ràng, náo động giữa đại ngàn Trường Sơn cho tới khi mặt trống thủng chứng tỏ lòng thành của người Ma Coong với đất trời.
Đêm về khuya, khi tiếng trống nhòe đi vì sương núi, ché rượu cần đã cạn, những đôi trái gái dắt tay nhau ra bờ suối tình tự…
Nhiều già làng kể lại, ngày xưa vùng đất của người Ma Coong đang ở xuất hiện một con khỉ ác màu vàng, hằng đêm nó thường vào rẫy của bà con dân bản ăn ngô, lúa. Khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa, đau ốm. Dân làng quyết tâm phải đuổi con khỉ ác này đi. Và một hôm khỉ ác tìm đến bản, bà con đã khua trống đánh chiêng đuổi khỉ, tiếng trống tiếng chiêng của cộng đồng người Ma Coong cùng với sự giúp đỡ của Giàng mà khỉ ác đã phải rời xa vùng đất này và từ đó người làm được mùa, con cháu không còn đau ốm nữa. Và thế là lễ hội đập trống của người Ma Coong có từ khi đó.
Video đang HOT
Làm trống chuẩn bị cho lễ hội, mặt trống được làm bằng da sơn dương buộc dây mây rừng.
Rượu được xếp sẵn
Già làng Đinh Xon làm lễ cúng Giàng
Quây quần bên ché rượu cần
Thanh niên đua nhau trổ tài đánh trống
Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia
Đêm về khuya, những đôi trai gái hẹn hò nhau ra bờ suối tình tự.
Theo Khampha
Thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ VH-TT&DL vừa có quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3).
Danh sách này bao gồm các loại hình Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian và Nghề thủ công truyền thống. Cụ thể gồm: Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang), Lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản, Nam Định), Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ, TP.HCM), Hát bả trạo (TP. Tam Kỳ và Hội An, Quảng Nam) và Nghề dệt chiếu (Lấp Vò, Đồng Tháp).
MAI ANH
Theo ANTD
Người Mông xuống phố vui Tết Độc lập Cứ đến dịp 2/9 là hàng nghìn đồng bào Mông từ khắp các bản làng vùng cao của huyện Mường Lát (Thanh Hóa) lại kéo nhau về trung tâm huyện vui Tết Độc lập. Họ ăn mừng Quốc khánh còn to hơn Tết âm lịch. Từ mờ sáng 2/9, hàng ngàn người Mông từ các bản làng xa xôi đã có mặt ở...