Tự do thương mại và mở cửa nền kinh tế tạo đà cho phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Ngày 9/11, các Bộ trưởng ngoại giao và thương mại của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã thống nhất ý kiến cho rằng đảm bảo thương mại tự do và kinh tế mở cửa sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế khu vực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand, ông Damien O’Connor chủ trì tại điểm cầu New Zealand. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Chủ trì Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 32 (AMM 32) diễn ra theo hình thức trực tuyến này, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien OConnor đã nhấn mạnh các điểm nổi bật tại hội nghị gồm kế hoạch tự nguyện “đóng băng” các khoản trợ cấp cho các dự án liên quan tới nhiên liệu hóa thạch và cam kết tự do hóa thuế quan đối với vaccine cũng như các hàng hóa và dịch vụ y tế khác. Ông cho biết các bộ trưởng đã nhất trí cao về việc cần tránh dựng lên các rào cản thương mại để ứng phó với những thách thức nảy sinh trong đại dịch COVID-19. Ông nhấn mạnh giao thương tự do, công bằng và mở cửa sẽ hỗ trợ các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand cũng đã hoan nghênh chủ trương của các nền kinh tế thành viên APEC “quay lưng” với chủ nghĩa bảo hộ trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19. Ông nêu rõ trong cuộc khủng hoảng y tế này, tại châu Á – Thái Bình Dương đã có 81 triệu người mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Hội nghị cấp bộ trưởng APEC là sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2021 diễn ra từ ngày 8-12/11 bằng hình thức trực tuyến. 21 nền kinh tế thành viên APEC gồm khoảng 3 tỷ người, đóng góp 50% kim ngạch thương mại toàn cầu và 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Ban đầu, hội nghị dự kiến được tổ chức trực tiếp tại Auckland (New Zealand), tuy nhiên sự kiện buộc phải tổ chức trực tuyến lần thứ hai do COVID-19.
Thái Lan ưu tiên phát triển du lịch chất lượng để thúc đẩy phục hồi kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan coi kế hoạch thu hút 1 triệu khách du lịch chất lượng vào quý I/2022 là một chương trình quan trọng nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế sau gần hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Khách tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở Bangkok. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Supattanapong Punmeechaow Thái Lan, nước này sẽ tối ưu hóa lĩnh vực du lịch bằng cách tập trung vào chất lượng hơn là số lượng, qua đó giảm thiểu nguy cơ đe dọa đến môi trường và hệ sinh thái. Ông cho rằng thay vì dựa vào 40 triệu khách du lịch nước ngoài để tạo ra doanh thu 2.000 tỷ baht (59 tỉ USD) trong năm, Thái Lan sẽ chuyển sang tập trung vào những khách du lịch chất lượng, những người có thể chi tiêu nhiều hơn. Điều này sẽ tốt cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch mở cửa trở lại thủ đô Bangkok và một số điểm du lịch khác từ tháng 11 tới. Ông Supattanapong kêu gọi tất cả các bên hợp tác với kế hoạch, nhấn mạnh việc này không chỉ phụ thuộc vào chính phủ, mà còn phụ thuộc vào sự hợp tác từ phía người dân và các bên liên quan.
Ông Supattanapong cũng đề cập đến việc thúc đẩy du lịch bền vững bằng cách thu hút người nước ngoài giàu có và các chuyên gia có tay nghề cao từ nước ngoài đến làm việc và lưu trú tại Thái Lan. Dựa vào đó, chính phủ đưa ra các biện pháp thúc đẩy chiến dịch thu hút khoảng 1 triệu khách nước ngoài theo diện nói trên để bù đắp cho khoảng thời gian đình trệ du lịch trong đại dịch COVID-19.
Năm 2019, ngành du lịch đóng góp 3.000 tỷ baht cho nền kinh tế Thái Lan, chiếm 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, trong đó 2.000 tỷ baht đến từ khách du lịch nước ngoài (chiếm 12% GDP) và 1.000 tỷ baht từ du lịch nội địa (chiếm 6% GDP). Năm ngoái, lượng khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan đạt 6,7 triệu lượt, tạo ra doanh thu khoảng 300 tỷ baht, kém xa con số gần 40 triệu lượt vào năm 2019.
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) cho rằng, thời gian phong tỏa kéo dài là một đòn giáng mạnh vào mục tiêu doanh thu của ngành du lịch vốn là một trong những động lực phát triển của quốc gia Đông Nam Á này. TAT nhận định ngành du lịch dự kiến sẽ chạm đáy trong năm nay với tổng doanh thu là 328 tỷ baht nhưng sẽ phục hồi vào năm sau và đạt 80% mức của năm 2019 vào năm 2023 khi Thái Lan thu hút khách du lịch chi tiêu cao hơn.
Thái Lan dự kiến chỉ thu hút được khoảng 100.000 du khách nước ngoài trong năm nay. Bất chấp thành công ban đầu của các chương trình hộp cát ở những địa điểm như Phuket, việc mở cửa trở lại một phần cho khách du lịch quốc tế dự báo chỉ tạo ra 8,25 tỷ baht trong năm nay, chủ yếu trong quý III.
Trong khi đó, các chuyến du lịch trong nước dự kiến sẽ ở mức 60 triệu chuyến vào cuối năm, giảm 34% so với năm ngoái. Thị trường này cũng đã bị ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát COVID-19 kể từ năm 2020, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền Songkran.
Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tạo ra doanh thu từ du lịch nội địa ít nhất 882 tỷ baht trong năm tới với việc tung ra các biện pháp nhằm vực dậy lĩnh vực đang gặp khó khăn này sau khi lượng khách nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng.
Hội nghị COP26: Indonesia kêu gọi đồng bộ hóa chính sách chống biến đổi khí hậu Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) ngày 1/11 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đồng bộ hóa chính sách chống biến đổi khí hậu giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong một cuộc họp bên lề Hội nghị lần thứ 26...