Tự do sau 20 năm ngồi tù oan
Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, Richard Rosario có thể bước ra khỏi tòa án và tự do đi bộ cùng với gia đình tại thành phố mà ông lớn lên sau khi nhà chức trách thừa nhận ông không được xét xử công bằng trong một vụ giết người cách đây 20 năm.
Niềm vui của vợ chồng Richard Rosario sau khi ông được trả tự do
Bị kết tội dù có bằng chứng ngoại phạm
Trước đó, ông Rosario đã bị tống giam từ năm 1996 vì tội giết người mà ông khẳng định không hề phạm phải. “Tôi đã ở trong tù 20 năm vì tội danh mà tôi không phạm phải. Gia đình tôi và tôi không đáng phải bị như vậy. Gia đình nạn nhân cũng vậy”, ông Rosario, hiện 40 tuổi, nói trong phiên xét xử tại Tòa án tối cao ở quận Bronx (New York, Mỹ). Tiếng vỗ tay đã vang lên khắp phòng xét xử khi thẩm phán Robert Torres công bố quyết định thả ông Rosario.
Quyết định trên được đưa ra sau khi chưởng lý quận Bronx, Darcel Clark kết luận rằng ông Rosario không được xét xử công bằng và cần được trả tự do. Tuy nhiên, bà Clark không đề nghị xóa bỏ các cáo buộc chống lại Rosario, và ông vẫn đối mặt với khả năng bị xét xử lại. “Những tội danh chống lại ông Rosario vẫn được giữ trong lúc chúng tôi hoàn tất các cuộc phỏng vấn nhân chứng ngoại phạm và điều tra lại vụ án để quyết định xem có đưa Rosario ra xét xử lại hay không”, Clark cho biết.
Cách đây 20 năm, sau khi biết tin cảnh sát đang truy tìm mình, Rosario đã tới đồn cảnh sát và nộp cho các điều tra viên danh sách 13 người có thể cam đoan rằng ông đã ở Florida vào thời điểm nạn nhân George Collazo, 16 tuổi bị bắn chết trong cuộc ẩu đả với 1 người đàn ông trên đường White Plains và Đại lộ Turnbull hôm 19-6-1996.
Khi đó, Rosario tin rằng, ông sẽ nhanh chóng được trở về nhà. Nhưng không ngờ, người đàn ông khi đó 20 tuổi, đã bị tống giam sau khi 2 nhân chứng lựa chọn ông trong một loạt bức ảnh về các nghi phạm của cảnh sát. Rosario sau đó bị đưa ra tòa xét xử và bị kết án 25 năm tù giam vì tội sát hại George Collazo, mặc dù không có bằng chứng nào chứng tỏ ông liên quan đến vụ án mạng.
Video đang HOT
Có thể được tuyên trắng án
Rosario tiếp tục kêu oan và đệ đơn kháng cáo. Tuy nhiên, bản án vẫn được giữ nguyên. Nhưng điều khó hiểu là những nhân chứng xác nhận bằng chứng ngoại phạm của Rosario lại chưa từng xuất hiện tại tòa. Theo các luật sư bảo vệ cho Rosario, cảnh sát cũng không hề liên lạc với những người này để hỏi rõ ngọn ngành. Hơn nữa, Rosario không quen biết nạn nhân cũng như không có động cơ phạm tội.
Để khắc phục sai lầm này, mới đây, chưởng lý Darcel Clark đã cử nhân viên điều tra tới hỏi một số nhân chứng tại Florida về vụ việc của Rosario và văn phòng chưởng lý quận Bronx đồng ý kiến nghị tòa án ra quyết định thả Rosario để điều tra lại. “Đây là một kết quả tuyệt vời. Đáng lẽ nó cần xảy ra sớm hơn”, Chip Loewenson, một trong những luật sư của Rosario nói.
Rosario cười tươi khi bước ra khỏi tòa và nắm tay người vợ yêu quý Minerva cùng con gái Amanda, người mới chỉ 1 tuổi vào thời điểm ông bị bắt giữ. Ông từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên, thay vào đó nêu tên những tù nhân khác mà ông tin rằng đã bị kết tội sai như ông.
“Hãy trả tự do cho Jon-Adrian Valasquez và Edward Garry!”, ông phản ứng khi được hỏi về cảm giác như thế nào khi được tự do. Cả 2 tù nhân này đều bị kết tội giết người nhưng họ một mực kêu oan. Tuy nhiên, Rosario cùng các luật sư của ông vẫn hy vọng ông sẽ được tuyên trắng án, có thể là vào ngày 24-6 tới khi Rosario trình diện tại tòa.
Theo_An ninh thủ đô
Ngày càng nhiều người già Nhật phạm tội để... được ngồi tù
Theo tính toán của một số người, hiện "được vào tù" là điều khá hấp dẫn đối với người già, người hưu trí ở Nhật.
Theo tờ Financial Times, chế độ phúc lợi không đầy đủ đã dẫn tới tình trạng người hưu trí ở Nhật phạm tội ngày càng nhiều để được... ngồi tù.
Người già trong một trại cải tạo ở Nhật - Ảnh: Japan Times.
Dẫn số liệu về tội phạm ở "đất nước mặt trời mọc", Financial Times chỉ ra rằng, có tới 35% số người phạm tội ăn cắp vặt trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại... là người già trên 60 tuổi, với mục tiêu: Để được vào tù. Hơn thế, trong số những người tái phạm tội ăn cắp vặt ở độ tuổi này, có tới 40% tái phạm trên 6 lần.
Một bản báo cáo khác cũng cho biết, các học giả Nhật Bản cũng tin rằng, làn sóng người già ăn cắp vặt ở Nhật hiện nay là "nỗ lực để... bị bỏ tù". Nhiều khả năng, những người này muốn ở tù để được hưởng thức ăn, chỗ ở, và chăm sóc y tế miễn phí.
Theo tính toán, cho dù ăn uống tằn tiện và tiêu tốn rất ít tiền vào chỗ ở, nhưng một người hưu trí ở Nhật hiện vẫn chịu mức sinh hoạt phí cao hơn 25% so với khoản lương hưu cơ bản 780.000 yên (khoảng 6.900 USD), mỗi năm.
Trong khi đó, chỉ cần ăn cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 yên là một người có thể lĩnh án tù 2 năm. Và trong hai năm cải tạo, họ được ăn, ở và chăm sóc y tế miễn phí.
Cũng theo tính toán, mỗi năm, mỗi phạm nhân Nhật tiêu tốn của chính phủ Nhật Bản số tiền 8,4 triệu yên, cao hơn rất nhiều so với khoản lương hưu cơ bản nói trên. Bởi thế, theo tính toán, được ngồi tù là điều khá hấp dẫn đối với người già và người hưu trí ở Nhật.
Ngoài ra, hiện các trại cải tạo ở Nhật Bản cũng đang nỗ lực thay đổi môi trường - vốn dành cho những người trẻ khi vi phạm pháp luật, để thích hợp hơn với tâm sinh lý dễ bị tổn thương của người già.
Theo đó, các chương trình làm việc, công trình vệ sinh, thực đơn ăn uống, dịch vụ chăm sóc y tế đều được thay đổi. Tù nhân già không phải tập hợp bước đều mỗi ngày; vào ngày Tết, món bánh gạo còn được cắt ra từng miếng nhỏ để các tù nhân già ăn không bị nghẹn.
"Có một số người sợ trở lại xã hội", Takashi Hayashi, Phó Giám đốc nhà tù ở Onomichi, nói. "Nếu họ ở lại trong tù, mọi thứ đều được để mắt. Có người đã được tự do, lại bị bắt giữ sau khi ăn trộm ở một cửa hiệu. Trong suy nghĩ, họ chỉ muốn trở lại nhà tù".
Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2013 và trong năm gần đây nhất - Bộ Tư pháp Nhật đã công bố số liệu, số phạm nhân lớn tuổi phải ngồi tù vì tái phạm 6 lần đã tăng 460%. Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người già phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ lão hóa dân số ở nước này. Ước tính, với xu hướng lão hóa dân số như hiện nay, đến năm 2060, 40% dân số ở Nhật sẽ là những người trên 65 tuổi.
Theo ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật sẽ tiếp tục gia tăng.
"Tình hình xã hội ở Nhật Bản đã đẩy người già vào tình thế muốn phạm tội", ông Doteuchi phát biểu. "Tỷ lệ người dân Nhật nhận trợ cấp xã hội đã lên mức cao nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc. Khoảng 40% người già sống cô đơn. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Khi ra tù, họ không có tiền và người thân sống cùng, nên ngay lập tức họ lại phạm tội để vào quay lại nhà tù" - ông Doteuchi nói thêm.
Theo chuyên gia này, những nỗ lực nhằm phóng thích tù nhân lớn tuổi trước đây đã vấp phải nhiều trở ngại về pháp lý. Ông cảnh báo, hệ thống nhà tù Nhật nói chung rốt cục sẽ rơi vào tình trạng quá tải tù nhân lớn tuổi.
Theo Thanh Trà
vnmedia.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Đeo biển thú nhận ăn trộm để tránh ngồi tù! Không muốn phải ngồi tù vì tội trộm cắp, một người đàn ông ở bang Ohio, Mỹ đã chấp nhận đeo tấm biển "Tôi là kẻ ăn trộm" trong hơn 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Davenport đeo tấm biển "ăn trộm" để tránh phải ngồi tù Anh Greg Davenport ở Liberty, bang Ohio, Mỹ đã bị nhân viên siêu thị Walmart bắt...