Từ điển Gen Z: “Hết nước chấm” là gì?
Thật ra chẳng riêng gì Gen Z mà dạo này đi đâu cũng thấy người ta nhao nhao “ hết nước chấm”.
Nắng đã có mũ, mưa đã có ô, sợ tối cổ vì ngôn ngữ mạng thì chúng ta có Từ điển Gen Z. Sau hàng loạt từ/ cụm từ mới như “luật hoa quả”, “còn cái nịt”, “tới công chuyện”,… nhân vật được lên sóng hôm nay chính là “hết nước chấm”. Cơ mà nhắc nhẹ từ đầu là đừng nhầm lẫn với bát nước chấm ốc luộc hay bánh rán đang khiến dân tình thèm thuồng lâu nay nhé!
Vậy rốt cuộc “hết nước chấm” là gì nhỉ?
Trước hết, xin mời các liền anh liền chị chơi hệ “tối cổ”, những người hiếm khi cập nhật tình hình ngôn ngữ mạng ngó qua định nghĩa sương sương của “hết nước chấm” dưới đây:
Tới khúc này là thấy dễ hiểu hơn rồi ha?
Trong cuộc sống hàng ngày, “hết nước chấm” chỉ xuất hiện trong chuyện ăn uống. Còn với netizen, “hết nước chấm” được sử dụng theo nghĩa bóng nhiều hơn và ở rất nhiều tình huống khác nhau. Trong đó, có 2 cách hiểu cụ thể được dân mạng sử dụng nhiều nhất:
- Khen ngợi một ai đó, một cái gì đó xuất sắc, hết nấc, hết sảy.
- Bày tỏ thái độ bó tay, cạn lời, hết nói nổi với một hành động, sự việc nào đó.
Video đang HOT
Vậy ngữ cảnh nào sẽ dùng “hết nước chấm” cho phù hợp? Ví dụ minh hoạ luôn và ngay đây:
1. Lâu lâu mới gặp đứa bạn và thấy nó xinh xắn hẳn ra: “Uầy! Dạo này xinh hết nước chấm đấy bạn mình ơi!” .
2. Gặp chiếc video được ghép nhạc hay ho: “Quả nhạc này hết nước chấm thế nhờ” .
3. Viết văn và cả lớp dùng cấu trúc “Trong tất cả các…, em thích nhất là…” để mở bài: “Hết nước chấm với cả lớp!”.
4. Order bát phở không hành nhưng chủ quán cho gấp đôi hành: “Hết nước chấm!” .
5. Hôm nay kẻ được chiếc mắt quá ư sắc nét: “Hết nước chấm chưa!”.
Nói chung là ai rồi cũng sẽ rơi vào cảnh “hết nước chấm” thôi còn từ điển Gen Z vẫn đang được cập nhật thường xuyên. Đừng bỏ qua nếu không muốn thành “người tối cổ” nhé!
Design: Trang Bi
Từ điển Gen Z: "Ủa" là gì?
"Ủa" thì có gì đâu mà định nghĩa, hẳn bạn đang nghĩ thế đúng không. Nhưng với Gen Z, từ "ủa" có nhiều hàm ý lắm đấy.
Ông bà ta ngày xưa "miếng trầu là đầu câu chuyện", hội teen 8x - 9x lời chào của họ thời tiệm net "cày game" mới mở là những chiếc BUZZ siêu to siêu khó chịu trên Yahoo! chat. Vậy còn Gen Z bây giờ, các bạn trẻ chào hỏi với nhau như thế nào bạn có tò mò "khum"?
Trước hết, cùng xem qua một bài đăng trên Đài Tiếng Nói Gen Z để nắm rõ tình hình:
Bạn nghĩ từ "Ủa" kèm theo chữ "alo" trong hoàn cảnh này có nghĩa là gì?
Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, "ủa" là từ thường hay được sử dụng để thể hiện sự ngỡ ngàng, bất ngờ. Đôi khi xem phim, thấy nhân vật đang yên đang lành bỗng dưng được biên kịch cho chết, ta cũng dùng được từ "ủa". Order một ly trà sữa lại nhận về ly trà đào thì cũng "ủa"... Nói chung, bất cứ sự vật hiện tượng gì gây sốc mà bạn không lường trước được thì đều có thể cảm thán bằng từ "ủa".
Cơ mà nhìn đoạn chat ở trên, có vẻ Gen Z dùng từ "ủa" theo nghĩa tiêu cực hơn nhiều. Đây là định nghĩa mà bạn nên đọc qua:
Định nghĩa từ "ủa" của Gen Z
Một vài ý nghĩa ví dụ của từ "Ủa" được Gen Z sử dụng trong giao tiếp trên MXH (thậm chí là cuộc sống ngoài đời) đây:
Khi bạn muốn khởi động một ngày mới thật vui vẻ bên đứa bạn thân hợp cạ.
VD: Ủa, nay mặc đồ đẹp he!
Khi bạn muốn bắt đầu câu chuyện theo chiều hướng "khó chịu" và sắp xảy ra một trận combat đến ơi.
VD: Ủa alo!
Khi thấy bạn thân bất ngờ công khai yêu crush.
VD: Ủa???
Khi vào một ngày đẹp trời, bạn nhận ra người mình crush lại thích một giới tính khác không phải bạn.
VD: ỦA!
Nói tóm lại, khi Gen Z "ủa", với người thân quen thì đó có thể là 1 lời chào, còn khi Gen Z đã ủa với sếp hay người lạ, thì nguy cơ xảy ra một trận chiến trên MXH là điều không thể nào tránh khỏi.
Nguồn: Tổng hợp
Từ điển Gen Z: "Fishu" là gì? Đây không phải tiếng nước ngoài đâu mấy bạn, mà là tiếng của Gen Z đấy! Cõi mạng biến chuyển từng ngày, bạn chỉ cần cập nhật chậm một chút thôi là sẽ thành "người tối cổ" ngay. Hệ thống từ lóng, tiếng lóng sử dụng trên MXH không phải ngoại lệ. Nếu 8X, 9X có từ điển teencode riêng thì Gen Z...