Từ dấu hiệu “lạ” của một vụ trộm gần 2 tỷ đồng
2h ngày 29-3, Công an xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng, nhận được tin báo: Tại một nhà dân ở thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, bị kẻ gian đột nhập, trộm cắp 1,71 tỷ đồng.
Ngay sau đó, Công an xã Lê Thiện đã khẩn trương báo cáo Công an huyện An Dương chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ phối hợp xác minh điều tra. Theo lời khai của vợ chồng anh Phạm Huyền Anh, sinh 1976 và chị Nguyễn Thị Hằng, sinh 1982, cùng ĐKTT tại 5/50/143 Tôn Đức Thắng, phường An Dương, quận Lê Chân (tạm trú tại địa chỉ trên): Vào 17h cùng ngày, hai người đưa con nhỏ đi chơi, uống cà phê với một người họ hàng ở đường Văn Cao, đến 22h trở về thì phát hiện nhà bị mất trộm.
Ảnh minh họa
Qua kiểm tra hiện trường, khóa cửa chính vẫn còn nguyên vẹn. Phía ngoài, trinh sát thu được một thang dây (dây dù, đầu dây có buộc đoạn sắt hình chữ u để móc treo, thân có cài các móc sắt hình chữ D để leo trèo) dài khoảng 5m, vắt từ dưới lên lan can tầng hai. Trên tầng hai, có 3 ô kính bị đập vỡ, chiếc máy giặt kê ở ngoài lan can tầng hai bị xê dịch. Đồ đạc các phòng trên tầng hai và ba còn nguyên vẹn, còn dưới tầng một bị lục tung.
Riêng chiếc tủ (theo lời chủ nhà) đựng tiền đã bị cạy phá. Nhìn bề ngoài hiện trường, có thể dễ dàng nhận định đối tượng đã dùng thang dây leo lên tầng hai, sau đó đẩy máy giặt để đứng lên đập vỡ và chui qua các ô thoáng xuống tầng một trộm cắp. Tuy nhiên, xem xét kĩ các đặc tính dấu vết và “đường đi” của đối tượng để lại hiện trường thì lại thấy không phù hợp với giả thiết trên.
Nghiên cứu kỹ lời khai của vợ chồng bị hại, trinh sát thấy có nhiều mâu thuẫn. Do vậy lực lượng phá án đi đến nhận định: hiện trường vụ trộm cắp trên là giả và quyết định triệu tập Huyền Anh để tập trung đấu tranh làm rõ.Để làm rõ mâu thuẫn trên, BCH Công an huyện An Dương đã chỉ đạo lực lượng trinh sát tập trung xác minh về nhân thân vợ chồng “bị hại”. Kết quả cho thấy: Từ cuối năm 2013, anh Huyền Anh và chị Hằng đến thuê căn nhà 3 tầng ở thôn Dụ Nghĩa, Lê Thiện trên để mở dịch vụ Aerobic. Hàng ngày, chị Hằng ở nhà trông coi dịch vụ, còn Huyền Anh tham gia các giao dịch mua bán bất động sản và đáo nợ ngân hàng. Theo quần chúng cho biết, gần đây do công việc làm ăn gặp nhiều trắc trở, lại nợ nần nhiều nên vợ chồng Huyền Anh có biểu hiện rất lo lắng.
Video đang HOT
Ngày 22-3, Huyền Anh tìm được đoạn thang dây đem về nhà để thực hiện ý đồ trên. Chiều 28-3, khi chị Hằng đến nhà bố mẹ đẻ đón con, ở nhà còn lại một mình, Huyền Anh lên tầng hai đập vỡ ô thoáng các cánh cửa, treo đoạn thang dây vào lan can thõng xuống dưới, dịch chuyển chiếc máy giặt, cạy phá cánh tủ, vứt tung đồ đạc giả như bị kẻ gian đột nhập.Tại cơ quan công an, ban đầu Phạm Huyền Anh cố tình loanh quanh chối cãi nhưng trước sự đấu tranh kiên quyết của điều tra viên, cuối cùng anh ta phải thú nhận: Tháng 10-2013, ông Phạm Quang Cường (bố đẻ của Huyền Anh) có cho vợ chồng Huyền Anh vay 1.710.000.000 đồng để làm ăn, tuy nhiên trong quá trình đầu tư kinh doanh bị thua lỗ cùng với sự chi tiêu bừa bãi nên đến nay số tiền trên đã hết. Đến tháng 2-2014, ông Cường lên tiếng đòi lại số tiền cho vợ chồng Huyền Anh vay để chia cho các con khác. Do không có tiền trả gia đình nên Huyền Anh nảy ra ý định dựng lên vụ trộm để “giãn nợ”.
Xong xuôi, Huyền Anh gọi điện cho vợ cùng đi uống cà phê với một người họ hàng ở đường Văn Cao để tạo tình huống ngoại phạm. Đến 22h cùng ngày, khi về đến nhà, Huyền Anh cố tình để cho chị Hằng vào nhà trước nhằm tạo yếu tố khách quan khi phát hiện ra “vụ trộm”, sau đó gọi điện loan tin đến gia đình và đến trụ sở công an xã trình báo.
Theo An ninh Hải Phòng
18 năm trốn nã của tên cướp
Sau khi gây án, Sỹ sống chui lủi ở nhiều tỉnh thành rồi cưới vợ ở Đắk Lắk . Trong một lần diện đồ để chuẩn bị đi ăn cưới, cảnh sát ập vào ngôi nhà đọc lệnh bắt anh ta.
Chân dung người đàn ông 18 năm trốn lệnh truy nã.
Vỏ bọc hoàn hảo
Trong mắt những người dân ở tổ 8, phường Tân Tiến (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), người đàn ông mang tên Phạm Đức Quý (41 tuổi, quê An Dương, Hải Phòng) là người hiền lành, chất phác. Những người dân nơi đây chỉ biết Quý đến mảnh đất này năm 1995, làm thợ cửa sắt. Sau vài năm làm thuê, khi có tay nghề cộng thêm chút vốn tích lũy được, Quý mở cửa hàng riêng.
Năm 2002, cảm phục sự chịu thương chịu khó của chàng trai nói giọng Bắc, Loan (29 tuổi, kinh doanh thiết bị trường học) đồng ý làm vợ người đàn ông này. Tuy nhiên, đám cưới của họ diễn ra không được trọn vẹn vì phía nhà trai không ai xuất hiện.
Bỏ qua những lời dị nghị, cặp vợ chồng mới cưới vẫn sống trong hạnh phúc. 10 năm sống viên mãn bên vợ và con trai nhưng Quý chưa một lần để vợ được gặp người thân bên gia đình chồng.
Mỗi lần Loan đòi đưa con trai về thăm quê nội, Quý quanh co cho rằng kinh tế gia đình đang khó khăn, cần phải tích lũy tiền.
Rồi, trưa một ngày trung tuần tháng 1/2011, khi Quý vừa chỉn chu mặc bộ quần áo để đi dự đám cưới người bạn cùng khu phố, công an bất ngờ ập vào. Anh ta bảo, thoạt đầu nghĩ công an địa phương hỏi về đăng ký hộ khẩu nhưng khi nhắc đến cái tên Phạm Văn Sỹ và vụ án xảy ra năm 1993 đã có chút lo sợ.
Biết không thể trốn thoát, Quý đã thừa nhận tội lỗi của mình năm xưa. Quý khai anh ta tên thật là Phạm Văn Sỹ, sinh ra ở Lê Thiện, An Dương (Hải Phòng) trong một gia đình có 5 người con. Hết lớp 7, Sỹ học bổ túc thêm 2 năm nữa, rồi theo người anh họ ra Quảng Ninh làm nghề lái xe công nông để kiếm sống.
Trong một lần về quê, bạn bè rủ Sỹ cùng tham gia vào một vụ cướp tài sản. Theo lời kể, khoảng 22h một ngày tháng 3/1993, Sỹ cùng một số người bạn chặn đánh hai người đàn ông đi đường để cướp xe đạp nhưng bất thành. Trong cuộc ẩu đả, Sỹ dùng kiếm đánh và chém làm nạn nhân bị thương. Sau khi gây án, Sỹ ra Quảng Ninh tiếp tục công việc của mình.
Thấy đồng phạm bị bắt và kết án tù, Sỹ tìm cách bỏ trốn khi công an huyện An Dương phát lệnh truy nã. Bỏ vào TP.HCM, Sỹ bảo sống khá chật vật vì vừa phải đi làm thuê vừa phải tìm cách sống chui lủi để che mắt công an. Làm thuê ở đây được thời gian ngắn, anh ta vào Đắk Lắk cho đến ngày bị bắt.
Trả giá sau 18 năm trốn nã
Từ thời điểm gây án đến khi bị bắt giữ, Sỹ đã sống trong cảnh 18 năm trốn nã. Quãng thời gian này, người đàn ông chưa một lần được gặp người thân của mình.
Ngày Sỹ ra tòa, Loan mừng tủi được gặp người thân bên gia đình nhà chồng. Giờ nghị án, bị cáo dặn vợ nuôi dạy con cho tốt chờ ngày anh ta trở về.
Giờ đây, Sỹ là phạm nhân mang án 5 năm tù về tội Cướp tài sản bảo chỉ còn hơn một năm nữa anh sẽ được đoàn tụ cùng gia đình. "Nhờ chấp hành tốt nội quy nên tôi được 2 lần giảm án. May cũng có vợ hiền và đứa con thơ ở nhà là nguồn động lực để tôi phấn đấu", phạm nhân 41 tuổi chia sẻ.
Sỹ khoe, những người bạn cùng ở buồng giam bảo anh là người may mắn bởi ngoài tình yêu chân thành của vợ thì cha mẹ già ngoài 70 tuổi ở quê vẫn thường xuyên đến trại để động viên con. Cuộc gặp nào họ cũng rưng rưng nước mắt.
Và mỗi khi gặp được người thân, Sỹ luôn miệng hỏi tình hình vợ con ở trong Đắk Lắk. Người đang mang án nói với giọng tự hào: "Con trai tôi dù vắng cha nhưng vẫn rất ngoan, nhiều năm liền cháu là học sinh giỏi. Tết rồi, họ về Hải Phòng quây quần cùng gia đình khiến tôi ấm lòng".
* Tên vợ phạm nhân đã được thay đổi
Theo Xahoi
Quãng đời 18 năm trốn nã của tên cướp Sau khi gây án, Sỹ sống chui lủi ở nhiều tỉnh thành rồi cưới vợ ở Đắk Lắk . Trong một lần diện đồ để chuẩn bị đi ăn cưới, cảnh sát ập vào ngôi nhà đọc lệnh bắt anh ta. Vỏ bọc hoàn hảo Trong mắt những người dân ở tổ 8, phường Tân Tiến (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), người...