Từ cơn sốt Diên Hy Công Lược: Tại sao chúng ta lại thích xem phim cung đấu đến thế?
Dường như trên một khía cạnh nào đó, chúng ta – quần chúng nói chung, thường thích xem những vụ tranh chấp giữa đàn bà phụ nữ với nhau hơn là giữa các nam giới.
Hàng ngày trên các trang mạng xã hội, dù chỉ lướt ngang vô ý, ta cũng vô tình bắt gặp những cuộc thảo luận bàn tán thu hút dư luận về một chủ đề rất đặc biệt: sự đấu đá nhau của phụ nữ. Đó có thể là một clip đánh ghen của hai cô gái, một đoạn trích phim tình cảm, một trích đoạn về tranh chấp nữ sinh học đường, một đoạn trích thuộc phim cung đấu,… từ đó ta ra đời một cụm từ thường xuyên bắt gặp: “nữ phụ xấu xa”/”nữ phản diện”.
Dường như trên một khía cạnh nào đó, chúng ta – quần chúng nói chung, thường thích xem những vụ tranh chấp giữa đàn bà phụ nữ với nhau hơn là giữa các nam giới, từ xa xưa ta đã có chuyện giựt chồng kinh điển: Tấm Cám, Lọ Lem đến chuyện giựt bồ mới nổi: Tình Yêu Không Có Lỗi, Lỗi Ở Bạn Thân của Thái Lan rồi gần đây là sự lên ngôi của trào lưu cung đấu Trung Quốc như Võ Tắc Thiên, Diên Hi Công Lược, Như Ý Truyện, Thâm Cung Nội Chiến, Hậu Cung Chân Hoàn Truyện,… Hay những câu chuyện con-giáp-thứ-mười-ba, tiểu tam, tranh chồng, đánh ghen, bóc phốt,… được update hàng ngày, hàng giờ nhan nhản trên đủ các trang mạng từ hội chị em buồng kín đến công khai trên các trang mạng xã hội.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì đã làm những bộ phim tranh đấu giữa phái yếu lại được yêu thích không? Hay nói khác hơn:
Để lý giải điều này, có lẽ chúng ta phải lội ngược dòng thời gian nhìn lại, thông qua các triều đại lịch sử khác nhau, vai trò của người phụ nữ trong xã hội tuy có thay đổi tùy theo thời đại song phái nữ luôn được gắn với hình ảnh phái yếu, là những con người phức tạp. Nói cách khác hơn, phái nữ gắn với hình ảnh những con người không có sức mạnh cơ bắp nhưng lại thắng thế nhờ sự nhu mì, linh hoạt, dẻo dai, thận trọng và tỉ mỉ. Thậm chí đôi khi nữ giới được gắn với những hình ảnh: ti tiện, độc đoán, ích kỷ, nhỏ mọn, lắm chuyện,… Trái với hình tượng chuẩn mực “quân tử” của phái nam thì hình tượng nhỏ mọn, “loại đàn bà” thì có vẻ giàu tố chất kịch hơn rất nhiều.
Thậm chí ngay trong tôn giáo hay văn hóa ta cũng thấy ảnh hưởng của điều này, khi nữ giới được coi là sự tà dục, không trong sạch, là hiện thân của yêu nữ, xà tinh, chằn tinh,… hay nữ giới là đưa tai họa đến với thế gian (thần thoại Hy Lạp chuyện chiếc hộp Pandora), hay được cho là nhân tố xui khiến người khác gây họa (Con rắn xui khiến Adam – Eva ăn trộm trái cấm được cho là Lilith – một người đàn bà, hay chính Eva là người đã rủ Adam ăn trái cấm),… rồi còn hàng tỉ thứ truyện khác.
Có thể nói: Phụ nữ nược gắn với hình ảnh yếu đuối nhu mì về thể chất nhưng mạnh mẽ về tính toán, mưu mô. Và bởi vậy, phim “nữ đấu” toát lên một sức hút đặc biệt khó cưỡng.
Bên cạnh đó, phái yếu – một nửa của thế giới thường xuyên phải sống trong những lời so sánh từ thưở lọt lòng, sự so sánh giữa đứa con gái này với đứa con gái khác, giữa đứa con gái này với hàng ta thước đo chuẩn mực phụ nữ mà cô phải sống. Lúc nhỏ, thì con bé này mũi không cao bằng con bé kia, con bé này không mẫm bằng con bé kia, chân nó hơi to, má nó không phính,… Đến khi ta lớn lên thì lại “đẻ” ra đủ kiểu so sánh như thể: con bé này béo hơn con bé kia, phụ nữ thì phải thế này thế kia,…
Vậy nên khi sống giữa những sự so sánh, về cơ bản chúng ta sinh tâm lý so sánh với người khác và chỉ cảm thấy tự tin khi người khác thua kém mình. Từ đó để thỏa mản bản thân mình, phái nữ sinh ra một nét tính cách mới ở phần đông: đó là sự đố kỵ. Chúng ta đấu đá lẫn nhau, mong muốn hạ bệ lẫn nhau để có thể đạt được sự an toàn trong tâm hồn, để thỏa mãn lòng tự tin bị khuyết của mình.
Ban đầu ta nói: Con A xinh nhưng nghe nói xấu tính lắm. (Rõ rằng “nghe nói” không phải là một thông tin khẳng định, tuy nhiên việc thêm thông tin bất lợi đó vào như một cách để ta hạ bệ đối thủ). Hay cao hơn ta nói: con A điểm cao nhưng chắc gì đã là điểm thật của nó, khéo lại đút lót, không khéo còn *** ý chứ. Thậm chí, khi ta bị phán xét, ta cũng muốn phán xét kẻ khác, lại cộng thêm văn hóa “buôn dưa lê bán dưa chuột” giữa các hội bạn nữ, dẫn đến những câu chuyện dở khóc dở cười, rồi thù hằn nhau bởi những lời nói,…
Dần dần chính ham muốn được hơn người khác, mong muốn được hơn bạn hơn bè từ đó đã khiến ngay trong chính con gái với nhau đã có những sự đấu đá ngầm, và ngày nay với sự ra đời của mạng xã hội thì những sự so sánh càng có đất để diễn ra nhiều hơn, từ đó khuyếch đại sự đấu đá lẫn nhau giữa phái nữ. Nói cách khác, bằng tác động của xã hội, quan điểm chuẩn mực, góc nhìn khiến cho nội tại xã hội nữ giới đã có những sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau.
Và khi ta phải đấu đá quá nhiều thì ta cũng sẽ thích xem những phim đấu đá, bởi ta xem để học hỏi, xem để xem nữ chính làm thế nào, xem để hóa thân vào những con người “hơn cả thiên hạ” để thỏa mãn vui vẻ, để ghét con nữ phụ thay cho nữ chính,…
Đồng thời, còn một nguyên do đặc sắc khác là bởi đấu đá giữa phái nữ với nhau, khác với phái nam, họ có thể chửi rủa gây gổ thậm chí đánh nhau, sự tranh chấp giữa phái nữ thường âm ỉ, khó khăn, lắt léo và thường gây nhiều thù hằn hơn. Đó là chưa kể thế giới phái nữ vấn luôn (bị cho là) một thế giới phức tạp, khó hiểu. Và vì thế khi lên phim, những cuộc đấu này cũng sẽ hay hơn những nắm đấm đơn thuần của phái mạnh với đầy đủ yếu tố: đau não lắt léo vì mưu mô, sự khích thích trong cảm xúc,…
Về bản chất, con người đều thích những sự việc đặc biệt, thú vị, gây kích thích, bởi vậy xét về yếu tố độc lạ, khó đoán, hay bất cứ khía cạnh nào, dòng phim tranh đấu giữa phái nữ có lẽ luôn là một kiểu phim gây kích thích, mê hoặc, thu hút sự tò mò.
Bạn thấy đấy, trăm năm rồi mà người ta vẫn yêu thích mô tuýp nữ-nữ giành nhau hơn là giữa hai anh nam, như cái cách mà Tấm Cám có đủ mọi phiên bản trên thế giới: từ cô bé Lọ Lem đến đủ các cô bé khác, khác với câu chuyện hai anh Sơn Tinh, Thủy Tinh chưa thấy được chuyển thể rầm rộ bao giờ. Có lẽ, dưới một góc nhìn phiến diện nào đó, thì đó là bởi Sơn Tinh, Thủy Tinh chỉ có đánh đánh, còn Tấm Cám, Lọ Lem thì từ hành hạ đến gọt chân đến hại người đủ cả. So với Sơn Tinh Thủy Tinh thì chuyện giữa những cô gái kích thích hơn nhiều.
Ngoài ra ta cũng không thể không kể đến những yếu tố tác động của lịch sử, truyền kỳ từ lâu đời về những cuộc tranh đấu nơi hậu cung, bởi vậy, từ rất sớm ta đã có một khái niệm về vấn đề “nữ đấu”.
Có thể nói, nếu bạn muốn tìm một bô phim vừa hay, vừa dạy bạn cách “đối nhân xử thế”, vừa giúp bạn muốn khóc muốn cười cùng phim: Phim tranh “nữ đấu” là một điều lý tưởng.
Tạm kết
Kết lại sự lên ngôi của trào lưu phim nữ đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thuộc về tính dài hạn trong xã hội đến những yếu tố mới nổi trong xã hội nói chung. Có thể nói, trong một xã hội xô bồ và bộn bề với đủ hình đủ trạng thì sự lên ngôi của phim nữ đấu giống như sự ưa chuộng một món hàng trendy, hợp thời, hợp cách vậy.
Theo Helino
Choáng với hậu trường chế tác bối cảnh hàng nghìn tỷ đồng của Diên Hi Công Lược: Tỉ mẩn đến từng chi tiết!
Mới đây NSX Diên Hi Công Lược đã tung ra một đoạn video tiết lộ khâu chế tác bối cảnh công phu. Để có những thước phim đẹp, Vu Chính đã không ngại vung tay đầu tư tiền tỷ.
Để có được thành công vang dội với hơn 10 tỷ lượt xem cho Diên Hi Công Lược, có thể nói "chiến lược" bạo tay chi tiền vào khâu tạo hình lẫn bối cảnh của Vu Chính đã quá thành công. Thay vì sử dụng các đại hoa đán, tiểu hoa đán hút truyền thông cát xê cao, Vu Chính dùng các diễn viên ít đình đám hơn và những tên tuổi mới với giá mềm hơn để cân chỉnh lại chi phí sản xuất. Nếu như bạn đã từng choáng ngợp bởi clip hậu trường chế tác trang phục thì nay clip hậu trường của bối cảnh cũng hoành tráng không kém.
Video hậu trường chế tạo bối cảnh của Diên Hi Công Lược.
Với hơn 250 triệu NDT đầu tư cho bối cảnh và phục trang cho một phim dài tập chỉ chiếu mạng như Diên Hi Công Lược có thể nói là cực lớn. Với lực lượng sản xuất có khi lên đến hàng ngàn nhân công để xây bối cảnh, mời các nghệ nhân văn hoá có tên tuổi lâu đời về phục trang - phụ kiện. Dù nghe có vẻ "phí" nhưng hiệu quả lại cực kỳ "đã mắt" khi lâu lắm rồi, khán giả mới được xem một bộ phim có tạo hình lẫn bối cảnh đẹp đến như vậy.
Không phải Tử Cấm Thành - Bộ phim được thực hiện tại trường quay Hoành Điếm
Với các mọt phim Hoa ngữ thì cái tên Hoành Điếm không phải xa lạ gì. Tuy nhiên với nhiều người mới "nhập môn cung đấu", hẳn ai cũng sẽ nghĩ Diên Hi Cung Lược được quay ở Tử Cấm Thành thật. Có thể bạn chưa biết, Trung Quốc đã cấm các NSX sử dụng Tử Cấm Thành thật làm bối cảnh cho các bộ phim cổ trang do ngại ảnh hưởng đến di tích lịch sử quan trọng này. Vậy cho nên những gì bạn thấy trong Diên Hi Cung Lược (hay cả những phim cổ trang khác) tất cả đều được phục dựng tại Hoành Điếm - phim trường ngoài trời lớn nhất thế giới.
Bối cảnh Tử Cấm Thành của Diên Hi Công Lược so với Tử Cấm Thành thật
Tại đây có đầy đủ mọi bối cảnh lịch sử dùng để quay phim. Từ Tử Cấm Thành "fake" với tỉ lệ 1:1 cho đến các cung điện thời nhà Hán. Các khu vực có kiến trúc thịnh hành thời dân quốc như Thượng Hải, Thiên Tân đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
3 cung của Hoàng hậu, Cao Quý phi & Lệnh phi đều được xây lại
Trái với kiểu cách "màu mè - cẩm hường" vốn có, Vu Chính muốn tạo ra một không gian phim có màu sắc thâm sâu, mùi vị cung đình. Nếu như Hậu Cung Như Ý Truyện chú trọng phép tắc, lễ nghi với những đại cảnh sắc phong hoành tráng thì Diên Hi Công Lược tập trung khai thác khía cạnh sinh hoạt thường nhật của giai đoạn thời Càn Long.
Những khung cảnh sinh hoạt thường ngày được tái hiện rất rõ nét trong Diên Hi Công Lược
Chỉ đạo mỹ thuật của bộ phim - Loan Hạ Hâm cho rằng do nước phim yêu cầu trầm tĩnh, cổ đại và có phần bí ẩn. Vậy cho nên bên cạnh việc phục chế không gian, đoàn làm phim còn kết hợp thủ pháp ánh sáng. Mỗi bối cảnh đều phải thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật. Đặc biệt là 3 nơi: Trường Xuân - nơi ở của Phú Sát hoàng hậu, Trữ Tú Cung - "sân khấu" của Cao Quý phi & Diên Hi cung - chỗ ở của Lệnh phi Nguỵ Anh Lạc.
Là hoàng hậu của Đại Thanh, tuy nhiên lại nổi tiếng là người không thích xa hoa. Trường Xuân cung được tái hiện đơn giản tao nhã. Phản ánh đúng nhân vật Phú Sát hoàng hậu do Tần Lam thủ vai.
Vốn là một Quý phi được hoàng thượng nể nang, lại có thêm biệt tài hát hí. Vậy cho nên không lạ nếu Trữ Tú cung của Cao Quý phi có hẳn 1 sân khấu hát kinh kịch, trang hoàng vô cùng lộng lẫy.
Diên Hi cung của Lệnh Quý phi lại có phần phóng khoáng hơn, đúng với nét tính cách có phần "láu cá" của Nguỵ Anh Lạc.
Lý do để Vu Chính tập trung vào 3 khối đại cảnh lớn Trường Xuân Cung, Trữ Tú Cung & Diên Hi cung là vì xuyên suốt Diên Hi Công Lược, toàn bộ các mâu thuẫn, xung đột, diễn biến chính của mạch phim đều diễn ra ở 3 cung này là chủ yếu. Toàn bộ thời gian dựng lên phim trường tốn 4 - 5 tháng để hoàn thành phần thô và bày biện trang trí.
Một số bối cảnh khác cũng được làm mới như Phường Thêu, Tân Giả Khố, Dưỡng Tâm Điện, đại tiệc Lệ Chi đều được đầu tư công phu, tốn kinh phí không hề ít!
Đưa những văn hoá dân gian lưu truyền lâu đời vào trong phim
Bên cạnh bối cảnh trang nhã, hoành tráng. Diên Hi Công Lược còn đẩy mạnh vào đầu tư trang phục với các hoạ tiết thêu tay thủ công. Các vật trang trí khác như hoa nhung, đồ trang sức phỉ thuý đều được tận dụng triệt để.
Chỉ tính riêng bộ trang phục này của hoàng hậu đã tốn hết 500 triệu đồng, Càn Long cũng có áo tương tự. Suy ra bộ đồ "đôi" này đã ngót tỷ bạc!
Tất cả các chi tiết thêu đều được thực hiện thủ công bởi các nghệ nhân văn hoá của Trung Quốc. Vô cùng tinh xảo và "đắt xắt ra miếng"
Trâm cài, hoa nhung tất cả đều là hàng "handmade" phiên bản giới hạn.
Có thể nói Vu Chính với chiến lược "đẩy mạnh phần nhìn" của mình đã thành công vang dội. Khi chi phí toàn bộ để sản xuất Diên Hi Công Lược là 300 triệu NDT, trong đó hết 250 triệu là dành cho bối cảnh và trang phục. Đi ngược lại xu hướng dùng những cái tên nổi tiếng để thu hút phim. Thành công của Diên Hi Công Lược đã phần nào thoả mãn khát khao của công chúng bấy lâu nay.
Một khán giả trên weibo còn khẳng định: "Chỉ cần để chế độ full hd, khi xem Diên Hi bạn dừng lại chỗ nào thì chỗ ấy đều có thể dùng làm ảnh nền điện thoại". Hy vọng sự thành công về mặt chế tác mỹ thuật của Diên Hi Công Lược sẽ đưa bộ phim trở thành chuẩn mực cái đẹp về tạo hình cho các tác phẩm cổ trang sau này.
Theo Trí Thức Trẻ
Loạt khoảnh khắc chứng tỏ khả năng diễn xuất "vô địch" của "chị đại" Châu Tấn Không phải ngẫu nhiên mà Châu Tấn được mệnh danh là "thiên tài diễn xuất" của màn ảnh Hoa Ngữ, cái gì cũng có lí do của nó cả. Châu Tấn hiện đang là cái tên được cư dân mạng săn đón nhiệt tình nhờ góp mặt trong bom tấn cung đấu mới Hậu Cung Như Ý Truyện. Tuy nhiên, sau những tập...