Từ con nghiện đến “kinh doanh” ma túy
Chiều 29.1, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt Ejike Justin Williams (quốc tịch Nigieria) 18 năm tù, Lê Hoàng Yến Trang (38 tuổi, ngụ Q. Phụ Nhuận) và Chung Phú Hải (30 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh) mỗi bị cáo lãnh 8 năm tù, Huỳnh Bửu Trung (46 tuổi, ngụ Q. Tân Bình) 7 năm tù về cùng tội “mua bán trái phép chất ma túy”.
Ngoài ra, các bị cáo còn bị phạt tiền từ 5-15 triệu đồng. Riêng Williams còn bị trục xuất khỏi Việt Nam sau khi mãn hạn tù.
Trang và Williams quen nhau ở khu vực đường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Khoảng tháng 1.2011, Trang và Williams thuê nhà trên đường Lê Văn Sỹ (Q. Tân Bình) sống chung với nhau như vợ chồng.
Do là những đối tượng nghiện ma túy (loại hàng đá), nên Williams thường mua ma túy của những đối tượng không rõ lai lịch về cùng Trang sử dụng. Tháng 11.2011, do thiếu tiền tiêu xài, Trang bàn với Williams mua ma túy về phân ra bán lẻ để lấy tiền lời chi tiêu cho gia đình. Williams và Trang đã mua 35 gam hàng đá, 140 viên thuốc lắc để bán lại cho Chung Phú Hải. Hải cũng mua sử dụng và bán lại cho bạn tù Huỳnh Bửu Trung để sử dụng và “kinh doanh”.
Các bị cáo đang nghe tuyên án
Video đang HOT
Chiều 13.2.2012, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) kiểm tra hành chính, bắt quả tang trong người Trung có một gói Methamphetamine.
Liên tiếp trong những ngày sau đó, cơ quan chức năng tiếp tục khám xét nơi ở và bắt giữ những đối tượng còn lại. Trong đó, thu giữ tại nhà Williams và Trang có 128,7748 gam cocain.
Cáo trạng quy buộc, Williams phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 128,7748 gam cocain và 32,7214 gam ma túy tổng hợp.
Theo TNO
Bắt chứng minh 'xe chính chủ' là vô lý
Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện tại Nghị định 71 là không phù hợp.
- Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Quan điểm của ông về vấn đề này?
TS Lê Hồng Sơn.
- Nghị định 71 đã tạo điều kiện cho CSGT can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực không phải trách nhiệm quản lý của mình. Như thế là đang "ép" quan hệ dân sự, làm co lại sự phát triển của xã hội. Người ta đi xe không chính chủ là việc bình thường. Quản lý là điều cần thiết nhưng cũng vừa phải thôi. Quản lý quá sâu, đến mức phạt cả việc không sang tên đổi chủ là không chấp nhận được. Còn việc giải quyết hậu quả do không sang tên đổi chủ, gây khó khăn cho việc xử lý, là trách nhiệm của ngành công an.
Ngày 15/11, CSGT Thái Nguyên lập biên bản một trường hợp không chứng minh xe chính chủ. Đây là ví dụ điển hình về nhận thức và xử lý sai của CSGT, cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Người bị xử phạt có thể nộp hồ sơ kiện ra tòa hành chính về quyết định xử phạt đó.
Theo ông Lê Hồng Sơn, việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông trong bối cảnh không có tranh chấp về quyền sở hữu.
- Ông có thể nói rõ thêm việc CSGT kiểm tra xe mượn, xe không chính chủ để xử phạt không phù hợp ở điểm nào?
- Bắt người ta phải chứng minh chiếc xe đang đi là xe mượn hay xe mua nhưng chưa sang tên đổi chủ là vô lý. Đấy là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải của đương sự, hơn nữa phải trong bối cảnh có tranh chấp về quyền sở hữu. Còn việc lưu thông chiếc xe chưa sang tên đổi chủ không ảnh hưởng gì đến trật tự giao thông cả.
Xin nói thêm, trong xã hội mối quan hệ liên quan đến mượn tài sản để sử dụng là rất sống động, dư luận phản ứng vấn đề này là có lý do. Cơ quan có thẩm quyền nên xem xét.
- Nghị định 71 còn xử phạt hành vi không mang theo một số giấy tờ khác như giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự... Quan điểm của ông về quy định trên?
- Theo tôi, khi người dân tham gia giao thông chỉ cần có giấy phép lái xe, có giấy chứng nhận kiểm định đúng luật là được rồi. Bắt họ mang cả giấy đăng ký xe là không phù hợp. Vì đăng ký xe là quản lý theo chiều sâu liên quan đến sở hữu, người dân mang theo giấy đăng ký xe là không cần thiết, dễ xảy ra mất mát, bất tiện. Hơn nữa, trường hợp cho mượn xe, nếu chấp hành quy định này thì người mượn có thể cầm cố hay bán xe, gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu.
Về bảo hiểm dân sự, tôi đồng ý là bắt buộc phải mua nhưng cũng không nên nhầm lẫn mục đích xử phạt và thẩm quyền xử phạt. CSGT chỉ nên yêu cầu người lái xe xuất trình khi có tai nạn giao thông phải xử lý trách nhiệm dân sự.
Theo VNE
Ra quyết định xử phạt sai sẽ bị xử lý Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định cần làm rõ các hình thức xử lý đối với người ra quyết định xử phạt VPHC (Ảnh minh họa) Hôm qua (5/10), Bộ Tư pháp đã tổ chức buổi họp đầu tiên để soạn thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành...