Từ chuyện làng Hoành nghĩ về thể chế đồng tâm, dung hợp
Đồng Tâm và những vụ việc tương tự cho chúng ta thấy nhiều vấn đề rất lớn của quốc gia, trong đó có việc xây dựng một thể chế dung hợp, nơi mà không một ai, không một quyền lợi, lợi ích nào bị đứng bên lề quá trình phát triển chung; một thể chế đồng tâm, khi các bên có liên quan đều hướng đến đạt được điểm dung hòa tối ưu.
Không ai phải đứng bên lề
Theo nhiều tài liệu khác nhau, cả của cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, hay cá nhân chuyên gia về lĩnh vực đất đai đều chung nhận định, ở một số địa phương, đây đó vẫn còn chuyện người dân không được hỏi ý kiến, đứng ngoài trong quá trình ra quyết sách của chính quyền nơi đó, khiến cho những ý kiến, quan điểm, khúc mắc không được lắng nghe, giải đáp ngay từ đầu. Không những thế, trong quá trình ban hành chính sách, thực thi chính sách, giải quyết khiếu nại, người nông dân nhìn thấy trong mảnh đất còn có những giá trị tinh thần, tình cảm, hoặc kinh tế mà không được nhà nước thừa nhận và đền bù.
Hơn nữa, pháp luật đất đai, có nơi vẫn còn tập trung nhiều vào tạo cơ chế thuận lợi để thu xếp đất đai cho phát triển, nghiêng về lợi ích nhà đầu tư, nhưng chưa đủ quan tâm tới mặt bền vững xã hội cho những cộng đồng và người sử dụng đất bị thiệt hại; những hỗ trợ cho những người sử dụng đất bị ảnh hưởng nhằm khôi phục chỗ ở, sinh kế và công việc vẫn chưa thỏa đáng. Giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để tính giá trị bồi thường và tái định cư thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường; Đặc biệt, ở một số địa phương có những cơ quan, có những quan chức nắm quyền rất lớn trong phân bổ nguồn lực đất đai. Dẫn đến những chuyện quan liêu hay tư lợi trong mối liên kết với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, ở những nơi có tranh chấp liên quan đến đất đai, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp ở các địa phương ở những nơi đó vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc đối thoại thường xuyên, chưa lắng nghe hết tiếng nói của dân. Về phía người dân thì cũng không hài lòng với cơ chế giải quyết khiếu nại.
Trong khi tòa án ở các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực, sự linh hoạt để xử lý những phức tạp của tranh chấp đất đai thường có tính động cao, liên tục diễn biến theo thời gian, hiếm khi được giải quyết dứt điểm trong một lần duy nhất.
Còn theo các khảo sát khác nhau, ví dụ như PAPI, người dân cũng rất ít đến với cơ quan dân cử khi có chuyện khó khăn xảy ra với họ. Điều này ngược với con số chín mươi mấy phần trăm cử tri đi bỏ phiếu, cho thấy sự tham gia, dự phần vào việc chọn lựa người lo việc làng, việc nước còn có tính hình thức, thiếu thực chất.
Tất cả những điều nói trên dẫn đến hệ quả, chưa không tạo được sự đồng thuận về chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan tới chuyển dịch đất đai, cho nên bức xúc tích tụ.
Video đang HOT
Sự việc ở Đồng Tâm cho thấy nhiều vấn đề lớn. Ảnh: Vietnamnet
Thể chế dung hợp
Trong cuốn Tại sao các quốc gia thất bại?, Daron Acemoglu và James Robinson là những giáo sư kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra khái niệm hệ thống các thiết chế dung hợp (inclusive institutions) đối lập với khai thác, chiếm đoạt (extractive institutions). Một hệ thống quản trị dung hợp hoạt động trên nền tảng thượng tôn pháp luật, bảo đảm an toàn cho tài sản của người dân, tạo ra một sân chơi công bằng cho các hoạt động của thị trường tự do.
Đặc biệt, hệ thống đó cho phép công dân tham gia rộng rãi, dự phần vào các quy trình chính trị, ràng buộc và kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các cơ chế giải trình. Nếu quyền lực chính trị có sự tham gia rộng rãi của quần chúng thì thể chế chính trị và kinh tế có thể mang lại sự thịnh vượng và phúc lợi cho đông đảo quần chúng.
Như một báo cáo nghiên cứu so sánh về đất đai của UNDP đề xuất, các thiết chế quản lý nhà nước như pháp luật, trình tự thủ tục và cơ quan quản lý cần tương tác với, chứ không phải loại trừ, các thiết chế phi nhà nước trong quản lý đất đai. Những điều được đề cập trên đây như tham vấn nhân dân, thu hút sự tham gia, cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả chính là những kênh để dung nạp, hòa hợp quan điểm, nguyện vọng của những người dân vào quá trình ban hành, thực thi chính sách, bảo đảm để người dân không bị đẩy ra ngoài rìa quá trình đó.
Nhìn từ góc độ này thì pháp luật có vai trò như “một hình thức của hòa giải xã hội, một điểm hội tụ của kiến tạo xã hội”. Chính quyền từ nhân dân mà ra, không có nhân dân thì sự tồn tại của chính quyền không còn ý nghĩa. Khi chính quyền dung hợp ý nguyện, quan điểm của nhân dân trong quá trình ra quyết sách, mẹ Nhân dân sẽ dung nạp đứa con chính quyền.
Người dân và đất đai
1) Theo báo cáo Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2016, chỉ có 13,6% số người được hỏi trả lời họ được biết đến kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Trong số đó, chỉ có 4,2% có cơ hội góp ý kiến. Trong số những người cho biết họ bị thu hồi đất năm 2016, vẫn có gần 22% cho biết họ không được thông báo về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch mới. Chỉ có 46% số người được hỏi trên phạm vi toàn quốc cho rằng không cần phải &’lót tay’ nhưng vẫn làm xong giấy CNQSD đất (tỉ lệ thấp nhất trong sáu năm qua).
Còn theo kết quả khảo sát ý kiến của 600 người bị thu hồi đất do Ngân hàng thế giới tiến hành năm 2011, có trên 40% cho biết đã được góp ý, trên 34% chỉ được thông báo về phương án và trên 24% nói là không được biết gì về phương án. Các ý kiến đóng góp về giá đất được chấp nhận và điều chỉnh ở mức 16%, về tài sản gắn liền với đất chỉ được chấp nhận ở mức 3%.
2) Theo báo cáo nghiên cứu nói trên của Ngân hàng thế giới, trong số gần 200 người được hỏi, chỉ có 1% số người hài lòng và 7,7% có ý kiến là chấp nhận được, còn lại hầu hết đều cho rằng không hài lòng và rất không hài lòng về quá trình và kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo 309 người có ý kiến về các khó khăn gặp phải, khó khăn nhất là mất nhiều thời gian chờ đợi giải quyết (37,5%), sau đó là tình trạng phải đi lại nhiều và gây ra tốn kém (26,2%); thủ tục phức tạp (12,3%) và không được hướng dẫn cụ thể (12,0%). Những ý kiến cho rằng không gặp khó khăn chỉ chiếm 7,1% (với 22 người trả lời).
(Theo Vietnamnet)
Thảo luận các giải pháp cấp bách hỗ trợ nông dân
Nhằm tìm giải pháp thực hiện 3 nhiệm trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian tới, hôm nay, 27.4, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) lần thứ 11, khóa VI, chính thức khai mạc tại TP.HCM.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành trong cả nước. Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị lần này, Trung ương Hội sẽ tập trung thảo luận các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ giúp nông dân triển sản xuất, nâng cao đời sống; Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp...
Chủ tịch Lại Xuân Môn phát biểu gợi ý các nội dung thảo luận tại hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh, BCH T.Ư Hội NDVN và các cấp hội phải có trách nhiệm tham gia đề xuất, kiến nghị giải quyết những khó khăn, bức xúc chính đáng của nông dân. Muốn vậy, Hội NDVN phải khẩn trương hành động, đổi mới tư duy, cách nghĩ cách làm, chủ động sáng tạo để định hướng, dẫn dắt nông dân thực hiện có hiệu quả trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp "ế", nông dân lo
Theo Chủ tịch Lại Xuân Môn, trong quý I năm 2017, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn gặp không ít khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu gây mưa trái mùa ở nhiều nơi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; vấn đề ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí trở nên trầm trọng. Vấn đề thu hồi đất, vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng trôi nổi trên thị trường. Khai thác khoáng sản, chặt phá rừng trái phép chưa được xử lý nghiêm. Tình trạng nông sản, thực phẩm như chuối, dưa hấu, thịt lợn sản xuất, nuôi trồng ra không bù đắp chi phí, bán không được ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nông dân. Nhất là người chăn nuôi đang lao đao cầm cự với "khủng hoảng giá lợn" hiện nay. Tại một số nơi để xảy ra tình trạng vi phạm quy chế dân chủ cơ sở, hiện tượng cường hào ở nông thôn còn gây bức xúc cho nông dân. Hoạt động Hội của một số nơi còn hình thức, thụ động kém hiệu quả. Một số bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ Hội còn yếu về trình độ, năng lực, chưa dám thể hiện chính kiến trước những khó khăn của nông dân...
Các đại biểu nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị thảo luận tại hội nghị
Kiện toàn lãnh đạo chủ chốt
Bên cạnh thảo luận kỹ 3 nội dung trọng tâm và cũng là 3 nhiệm vụ xuyên suốt trong thời gian tới của Hội NDVN như đã nêu trên, tại hội nghị lần này các đại biểu cũng tiến hành bầu bổ sung, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. Theo đề án nhân sự, khóa VI của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Namm có 6 lãnh đạo chủ chốt, trong đó có 1 Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch nhưng đến nay vẫn còn thiếu 2 Phó Chủ tịch.
Để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân trong thời gian tới, Đảng đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có văn bản đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng cho kiện toàn bổ sung 2 Phó chủ tịch Hội và đã được đồng ý...
Theo Danviet
Hà Nội thay Phó đoàn thanh tra đất tại Đồng Tâm Ông Hồ Khiêm - Phó Trưởng đoàn thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại khu sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) đã được thay bằng người khác theo đề nghị của người dân trong cuộc đối thoại với lãnh đạo TP Hà Nội. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn An Huy - Phó chánh...