Từ chuyện Hào Anh, nghĩ về thứ không mua được bằng tiền
Cậu bé Nguyễn Hoàng Anh ( Hào Anh) – nạn nhân bị vợ chồng chủ trại tôm giống ở Cà Mau hành hạ ngược đãi khiến em bị thương tật vĩnh viễn 66% của 5 năm trước – lại một lần nữa làm nóng lên mục Pháp luật của các trang báo.
Ngày 6/7, cậu bị bắt bị tội trộm cắp máy vi tính. Như vậy là chỉ trong vòng 5 năm, từ một cậu bé đáng thương, nạn nhân của bóc lột, bạo hành, sau khi nhận được số tiền gần 800 triệu đồng từ các nhà hảo tâm, đã trở thành một thanh niên hư hỏng, chơi bời, ngược đãi bố mẹ và bây giờ rớt xuống cái hố bi kịch của tội phạm xã hội.
Sự việc Hào Anh bị bắt thêm một lần nữa như cú tát trời giáng vào các Mạnh Thường Quân, các nhà giáo dục, các nhà hành pháp, giới truyền thông, và trên hết là nền tảng đạo đức gia đình đang bị băng hoại ở một bộ phận đâu đó trong các làng xóm nghèo, dân trí thấp. Người ta bỉ các nhà hảo tâm – những người có lòng tốt nhưng không được trân trọng đúng mức – bằng những ngôn từ đại thanh đại ngôn kiểu như “cho con cá không bằng cho cái cần câu”, “có phải cái gì cũng mua được bằng tiền đâu”, rằng là tiền khi không đến từ lao động chân chính thì sẽ không biết trân trọng, tiêu không suy nghĩ, đến lúc tiêu hết thì trộm cắp là tất yếu.
Người ta lên án các nhà giáo dục tại một đất nước mà giáo dục luôn được coi là quốc sách – nhưng đã bất lực để một cậu bé 12 tuổi sớm phải rời ghế nhà trường để lao vào công cuộc mưu sinh cực nhọc. Đến khi cậu bé được giải thoát khỏi tay những kẻ bóc lột, tra tấn cậu như thời trung cổ (bằng cách đập búa vào đầu gối, lấy bìm kẹp gãy răng, lấy bàn là nóng dí vào người…), các nhà giáo dục thêm một lần thất bại vì ý định “gom” cậu vào trường học bất thành: Cậu không học nổi vì xấu hổ 14 tuổi vẫn học lớp 5, còn nhà giáo dục thì thấy cậu không muốn học cũng đành chiều, vì nghĩ thương cậu vừa trải qua đau đớn, tổn thương.
Người ta cũng chỉ trích các nhà hành pháp sao đến thế kỷ 21 rồi mà Công ước về quyền trẻ em vẫn chưa được thực thi ở đâu đó trên cái đất nước hơn 90 triệu dân này. Rằng vai trò sát sao của chính quyền địa phương ở đâu khi mà cậu bé bị bạo hành suốt một thời gian dài không ai biết, chỉ đến khi một người hàng xóm tố giác thì chính quyền mới biết để vào cuộc.
Video đang HOT
Hào Anh sau khi được giải thoát và hiện tại (ảnh: Internet)
Sự việc Hào Anh, giống như một số vụ trong giới showbiz, thêm một lần nữa làm dấy lên làn sóng tẩy chay mặt trái của truyền thông. Truyền thông một mặt đã cứu vớt cậu ra khỏi cái “hang quỷ dữ”, giúp cậu hòa nhập cộng đồng, làm cầu nối để các nhà hảo tâm giúp cậu có một cuộc sống vật chất tốt hơn; nhưng ngược lại, cũng chính truyền thông đã thổi phồng cậu bé vị thành niên thành một hiện tượng, “đeo bám” cậu mọi nơi mọi lúc, khiến cậu lầm tưởng mình đã là người nổi tiếng, là người của công chúng. Sau khi dùng phân nửa số tiền tài trợ để xây nhà, Hào Anh tự cho mình cái quyền được hưởng thụ bằng cách chi tiêu lãng phí: đổi xe máy 4 lần, mua iphone hàng chục lần, và ăn chơi hoang phí cho đến hết số tiền còn lại trong vòng chưa đầy một năm.
Sau cùng, dư luận càng xót xa bao nhiêu thì càng căm phẫn bấy nhiêu cái gia đình, mà trên hết là bà mẹ Hào Anh – người đã cho em cuộc sống nhưng không để em được sống bình yên, hạnh phúc như bao đứa trẻ bình thường khác. Có phải tất cả những bà mẹ một mình nuôi con sau ly hôn đều đổ tại nghèo khó mà đẩy con vào công cuộc mưu sinh từ sớm để nhận lấy 500 nghìn tiền công chuyển thẳng cho mình không? Nói như vậy là xúc phạm tất cả những bà mẹ đơn thân đang hàng ngày hàng giờ gồng mình lên để làm tốt vai trò cả bố lẫn mẹ cho con, dù đầy đủ hay thiếu thốn vẫn tâm niệm “có rau ăn rau có cháo ăn cháo”, chỉ cần được ở gần con. Khi con trai dứt ruột đẻ ra bị bạo hành trong một thời gian dài, đến nỗi thương tích đầy mình, sang chấn tinh thần mà bà không hề biết – phải chăng chỉ cần đều đặn mỗi tháng nhận đủ 500 nghìn là người mẹ nghèo khổ, tội nghiệp ấy cảm thấy thỏa mãn và yên tâm đến nỗi thấy không cần thiết phải thường xuyên qua lại thăm con? Rồi đến khi giải thoát được con khỏi chốn hiểm nguy, những tưởng mẹ em phải xót xa, ăn năn mà đón con về, yêu thương bù đắp cho em. Nhưng không, khi được hỏi về dự định của mình đối với con, bà mẹ ấy hồn nhiên trả lời: tùy Nhà nước lo sao thì theo vậy!!? Ấy thế là Hào Anh – trường hợp hi hữu, lần đầu tiên được Trung tâm Bảo trợ xã hội Cà Mau xé bỏ quy định – nhận vào khi em còn có người thân. Rồi cũng chính người mẹ hồn nhiên, ngây ngô đến đau lòng ấy lại lên báo kể lể em chơi bời quậy phá ra sao, ngược đãi bố mẹ như thế nào… Từ lúc nào đó, bà đã giao cái trách nhiệm quản lý, giáo dục con mình cho xã hội.
Người ta nói: Tiền có thể mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe, mua được đồng hồ nhưng không mua được thời gian, mua được nhà nhưng không mua được gia đình. Câu nói đó thật đúng với Hào Anh trong trường hợp này. Kết cục nào cho Hào Anh? Thực là một câu hỏi làm đau lòng tất cả những ai đã từng xót thương, yêu quý và mong muốn những điều tốt đẹp cho cậu.
Theo An ninh Tiên tê
Bắt nữ quái trang bị vũ khí nóng để mua bán 'ma túy'
Là con gái duy nhất của một gia đình vùng quê nghèo, chỉ có một mẹ một con, thế nhưng, 17 tuổi, thị đã theo chân nhóm dân "bụi", sống dặt dẹo dọc các bến xe, ga tàu, bất chấp lời khuyên ngăn của bạn bè, sự trông chờ mòn mỏi của người mẹ già. Cuộc sống buông thả, ăn chơi đua đòi đã khiến thị nhiều lần phải trả giá đắt khi thị liên tục dính vào vòng lao lý.
Sau những lần vào tù ra khám, những tưởng thị sẽ "cải tà quy chính", nào ngờ, sau 7 năm được tha tù, lần thứ 4 thị lại tiếp tục phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ngồi tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Vinh, Nghệ An là một phụ nữ thân hình nhỏ thó, nước da sạm đen và không kém phần lì lợm, ma mãnh. Thị là người con duy nhất trong một gia đình hôn nhân không hoàn hảo. Bố là người quê ở Nam Định vào Nghệ An lấy vợ và lập nghiệp tại vùng đất khô cằn. Sau khi bố ly hôn mẹ trở về Nam Định lấy vợ, thị sống với mẹ.
Lớn lên, thị bỏ nhà đi theo nhóm bạn xấu sống bờ bụi khắp nơi. Cũng từ cuộc sống vô gia cư, không ai quản lý nên bàn tay thị liên tục "dính chàm". Thời gian thị ngồi tù nhiều hơn thời gian sống ngoài xã hội, với 3 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Thị là Phạm Thị Tuấn Anh, trú tại xóm 19, xã Nghi Phú, TP Vinh.
Ngày 2/7, Đại tá Mai Chiến Thắng, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Vinh cho biết, anh đã từng tham gia chỉ đạo đấu tranh khám phá đến cả trăm vụ ma túy, truy lùng hàng chục đối tượng đầu nậu, liều lĩnh, manh động. Nhưng với Phạm Thị Tuấn Anh, tuy là nữ giới cũng không kém phần manh động, tinh quái. Đầu tháng 5 vừa qua, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan CSĐT Công an TP Vinh phát hiện một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đá và thuốc lắc từ Hải Phòng vào TP Vinh sau đó đưa vào Hà Tĩnh và các tỉnh phía Nam tiêu thụ.
Trong quá trình điều tra, các trinh sát Đội Cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an TP Vinh thấy nổi lên một đối tượng là nữ giới, tên gọi là Mai "con", không rõ tên thật cũng như nơi cư trú cụ thể. Nhiều trinh sát có kinh nghiệm được tung vào cuộc và có mặt tại các tỉnh phía Bắc, thậm chí lên tận các tỉnh biên giới để thu thập tài liệu, chứng cứ và làm rõ danh tính đối tượng có tên là Mai "con". Tại TP Hải Phòng, thông qua một nguồn tin đáng tin cậy, các trinh sát biết được, Mai "con" có tên "cúng cơm" là Phạm Thị Tuấn Anh.
Các trinh sát đã nắm được lý lịch của Phạm Thị Tuấn Anh (SN 1979) trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An. Qua tra cứu hồ sơ, Ban chuyên án biết được, Tuấn Anh đã có tới 3 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy. Năm 2008, lần thứ 3, thị được tha tù trở về địa phương.
Phạm Thị Tuấn Anh tại cơ quan Công an và tang vật vụ án.
Trong thời gian này, Mai "con" cặp bồ với một đối tượng "cộm cán", từng tham gia mua bán ma túy số lượng lớn ở Vinh. Sau khi người tình của thị bị bắt quả tang khi đang vận chuyển hàng chục bánh cần sa, không còn nơi bấu víu, Mai "con" tiếp tục đi theo dấu "chân đen" của mình. Tuy nhiên, khi tìm về xóm 19, xã Nghi Phú, TP Vinh các trinh sát được biết, Mai "con" không có mặt tại địa phương cả tuần nay, mẹ đẻ của thị sống một mình trong ngôi nhà cấp 4 lúc nào cũng đóng cửa im ỉm. Lúc này, các trinh sát nhận được tin báo, Mai "con" đã mua một khẩu súng ngắn sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng nếu bị vây bắt.
Ngày 22/6, các trinh sát phát hiện Mai "con" có mặt tại TP Vinh trong bộ dạng người dân quê mùa. Biết thị đang chuẩn bị gom hàng tỉ đồng để mua ma túy đá và ma túy tổng hợp, một tổ trinh sát đặc biệt được giao nhiệm vụ theo dõi đối tượng này. Sau khi thu thập được đầy đủ các tài liệu chứng cứ, ngày 24/6, Trưởng Chuyên án phát lệnh phá án. Khi các trinh sát phát hiện Mai "con" có mặt tại nhà riêng tại xã Nghi Phú để chuẩn bị cho việc phân phối ma túy đá và ma túy tổng hợp đưa đi tiêu thụ, một tổ công tác đặc biệt gồm 10 đồng chí được giao nhiệm vụ mật phục bao vây bên ngoài do Trung tá Sâm, Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về ma túy trực tiếp chỉ huy.
Ba mươi phút trôi qua, bên trong ngôi nhà có một phụ nữ nhưng cửa đóng then cài. Khi nghe tiếng động nhẹ ngoài cổng, Mai "con" ngó trước nhìn sau, thấy an toàn thị mở chốt cửa bước ra ngoài. Đúng lúc này, các trinh sát lập tức ập vào nhà bắt giữ đối tượng.
Trước sự xuất hiện bất ngờ của các trinh sát, Mai "con" vơ vội những gói ma túy rồi lao ra cửa sau nhằm phi tang vào cống thoát nước nhưng đã bị các trinh sát kịp thời ngăn chặn. Để thoát thân thị rút súng chống trả nhưng đã bị các trinh sát khống chế. Khám xét nhà ở của đối tượng, các trinh sát thu giữ 1.000 viên ma túy tổng hợp, 5 gói ma túy đá có trọng lượng 300 gam; 80 gam Ketamin, 350 triệu đồng tiền mặt mệnh giá 500.000 đồng, 5 điện thoại di động, 2 cân điện tử và một số tang vật liên quan, tổng trị giá trên 6 tỉ đồng.
Phạm Thị Tuấn Anh khai nhận, thị thường xuyên móc nối với một số đối tượng ở Hải Phòng để vận chuyển ma túy về TP Vinh, Hà Tĩnh và các tỉnh phía Nam tiêu thụ, chủ yếu là bán lẻ. Hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của thị một lần nữa đã chứng minh sự liều lĩnh, manh động, táo tợn của một kẻ "từng trải" trong việc mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Theo CAND
Hào Anh, bây giờ là tù tội Sáng ngày 6/7 vừa qua gần như tất cả các trang báo mạng đều đưa thông tin cậu thanh niên 19 tuổi có tên Nguyễn Hoàng Anh, ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau bị Cơ quan Công an huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng tạm giam 2 tháng đề điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản". Chiều ngày 6/7, trao...