Từ chuỗi bi kịch của người phụ nữ sau dấu mốc 22 tuổi đội khăn voan đến lời giới thiệu “độc” khi trai tân yêu “gái nạ dòng” và cái kết không tưởng trên đất Mỹ
Phải cho tới màn ra mắt có 1-0-2 lần ấy, với những lời đanh thép của một người đàn ông, mới khiến Vy dù bị cuộc đời vùi dập, dù mất lòng tin biết bao lần lại cho phép trái tim mình rung lên…
Chuyện của Nguyễn Vy, một người phụ nữ 36 tuổi, đã truyền cảm hứng cho không ít những người phụ nữ đã từng qua đổ vỡ về “sự tái sinh” có thật. Nhiều người cứ tự ti gọi mình là “đàn bà đã cũ” hay coi việc tìm hạnh phúc với mẹ đơn thân là chuyện xa vời. Nhưng với Vy dù ban đầu nó đi theo hướng như thế nhưng cái kết cuối sẽ là minh chứng ngược lại.
Hình ảnh Vy và chồng bây giờ.
Vy chia sẻ câu chuyện của mình cũng vì mong muốn những người phụ nữ sau đổ vỡ như mình hãy vững tin hạnh phúc đang chờ mình ở ga kế tiếp, mà thêm vững bước dù chuyện cũ có đau khổ và bi thương đến thế nào.
Cuộc hôn nhân non nớt năm 22 tuổi và những cú trả nợ đậy, vác bụng bầu 9 tháng chứng kiến cảnh chồng ngoại tình
Khi kể lại cuộc hôn nhân đầu, Vy nói rằng dù có xấu hổ, dù có đau đớn nhưng cô sẽ cố để kể lại một lần. Lấy một người đàn ông hơn mình 1 tuổi, cô bước vào hôn nhân với tất cả sự nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ lúc 22 tuổi, với ý nghĩ “khi bạn trao đời con gái cho ai thì ắt phải lấy người đó làm chồng”. Vì thế mặc dù gia đình mình phản đối nhưng cô quỳ lạy xin mẹ cho cưới và cuối cùng mẹ cũng phải chịu.
Nhưng lúc bầu 9 tháng, Vy bắt gặp chồng mình đi ngủ khách sạn với người phụ nữ khác. Và đến lúc có con thì chồng Vy đã lộ diện tất cả những nhược điểm là người ham chơi, mê cờ bạc. Không muốn con sinh ra không có cha bên cạnh nên Vy cam chịu bao nhiêu lần trả nợ cho chồng với ý nghĩ cực kỳ ngây thơ hy vọng thủ thỉ nhỏ to chồng sẽ thay đổi vì con và vì gia đình…
Trước đó, lúc lấy chồng, Vy đã có một khoản tiền tương đối lớn trong tay do phụ giúp ông cậu làm hải sản và được chia hoa hồng. Đến lúc lấy chồng Vy cũng chẳng ngần ngại nói rõ mình có bao nhiêu tiền và hết lần này đến lần khác chồng Vy lại nghĩ ra đủ chiêu kế, xạo Vy để moi tiền đi đánh bạc.
Nhưng cứ Vy trả nợ xong thì chồng Vy sẽ xây món nợ khác. Khi cô không thể xoay sở được nữa thì chồng Vy đánh đập vợ và con. Đến lúc này cảm thấy đánh mình thì có thể chịu đựng được, nhưng đánh con và đánh mẹ trước mặt con thì Vy sợ con bị tổn thương về mặt tâm lý nên cô mới nghĩ đến chuyện li hôn.
Người phụ nữ qua đổ vỡ đã tìm thấy hạnh phúc mới.
Vy không bao giờ quên cảnh con mới mấy tháng tuổi bị bệnh, Vy ở nhà chăm con có gọi chồng về mua dùm ổ bánh mì ăn. Anh ta nói ậm ừ rồi để mặc vợ nhịn đói, con bị bệnh từ sáng đến tối.
Sau đó Vy phát hiện ra chồng mình đang ở nhà bồ nhí, khi Vy tới bắt gặp còn bị chồng đánh ngược lại để che chở cho nhân tình. Rồi đến lúc về nhà anh ta lại ngọt nhạt xin lỗi và hứa sửa sai, Vy nghĩ sống vì con nên cũng chấp nhận cho qua.
Nhưng đến khi máu cờ bạc dâng cao không biết ngừng nghỉ thì anh ta tìm đủ mọi cách moi tiền cô. Đến lúc cô không có khả năng trả nợ nữa thì… Rời khỏi cuộc hôn nhân sau 2 năm với tay trắng và vô số nợ, Vy không dám về nhà vì thương ba mẹ lo lắng, sợ hàng xóm dị nghị…
Vy nghĩ mình là người dám làm dám chịu, xưa kia cô đã cố thuyết phục mẹ cho lấy người ấy thì giờ buông bỏ cuộc hôn nhân đó cô cũng sẽ tự chịu.
Video đang HOT
Cố đứng lên sau cú vấp ngã, nhưng vẫn có những kẻ lôi mẹ đơn thân vào những trò đùa
Vy ra ngoài thuê nhà riêng ở, sáng thì cô bán cà phê cóc, tối thì mở sinh tố bán thêm để có tiền trang trải cuộc sống. Vy cũng nói rằng sau này cô may mắn được vài người bạn giúp đỡ về mặt vật chất nên bắt đầu chuyển sang bán quần áo online.
Thời đó chưa ai biết về việc bán hàng online nhiều nên nhờ gặp thời cô may mắn kiếm được tiền khá hơn trước rất nhiều. Có ít vốn Vy mở shop, sau đó tiền đẻ ra tiền nên cô hùn vốn cùng với mẹ chuyển sang kinh doanh mảng spa. Nhờ thế mà cô bắt đầu có tiền trả nợ và dần dần ổn định lại cuộc sống.
Vy nhận ra khó khăn nào cũng có thể vượt qua được miễn là mình chịu khó làm và chịu khó bắt nhịp được cuộc sống đương thời.
Về chuyện tình cảm, Vy cũng đã mở lòng vài năm sau đó nhưng gặp toàn người đàn ông không tốt. Nhiều người lúc đầu cũng săn đón, nhưng khi biết cô có con, cuộc sống nhiều ràng buộc thì cũng ra đi. Vy biết rõ nhiều người muốn một tình yêu xác thịt hơn là một cam kết lâu dài. Thậm chí, nhiều người chỉ muốn lợi dụng qua đường.
Trong khi đàn bà đã đi qua tổn thương như cô chỉ mong được bám víu vào một người đàn ông tử tế, yêu thương mình thật sự. Nhưng càng đặt niềm tin, càng hy vọng thì càng tuyệt vọng. Có những người lừa dối cô quen 1 lúc vài người. Có nhiều người chỉ coi thân xác đàn bà 1 đời chồng như chỗ trú chân, chứ tuyệt đối không bao giờ nói đến đám cưới và cam kết cuộc sống dài lâu.
Vy cũng gặp 1 cú sốc lớn khi trái tim nhiều tổn thương lại chan chứa hy vọng khi có người đàn ông mua nhẫn đính hôn, gặp cha mẹ xin phép như thật và cuối cùng thì phát hiện họ cũng làm như thế với vài người phụ nữ khác. Điều đó khiến cô tưởng “vớ được cọc” nhưng lại bị dập vùi thêm bằng những cơn bão tố nữa.
Vì tất cả những điều này nên Vy thức tình về tình yêu. Single mom yêu đương thường bị thua thiệt, bị coi thường và nhiều gã đàn ông xấu lợi dụng để chơi đùa, bỡn cợt, coi như thứ gia vị thêm vào cuộc sống của họ mà chẳng cần đoái hoài đến giọt nước mắt mặn chát của đàn bà đã chịu nhiều tổn thương.
Nhưng điều đó không làm Vy gục ngã, cô thay đổi cách nhìn nhận tình yêu, thay đổi bản thân và dần dần trở nên tự tin. Cô cũng biết làm chủ cuộc sống của mình để làm ra tiền và không phụ thuộc vào ai đó để tạo ra sự tự tin cho chính bản thân mình trước nhất.
Cô cũng không đặt nặng việc phải có một người đàn ông để dựa, để vui nữa và càng không quan trọng tha thiết phải có chồng thêm lần nữa. Lúc này mục đích của Vy chính là kiếm thật nhiều tiền cung phụng bản thân, cho con gái mình và có cuộc sống thật tốt và lo cho cha mẹ mình.
Thế nhưng, vào lúc cô tự tin hơn bao giờ hết, vào lúc cô xác định được rằng đàn ông chẳng phải là chân lý sống, là người quyết định hạnh phúc của mình thì nhân duyên đưa đẩy cô đến gặp người chồng sau này.
Vy có chơi cùng một chị và chị có một người bạn học cùng là anh ấy. Đó là cơ duyên để họ gặp nhau và yêu rồi lấy nhau.
Cuộc gặp mặt có 1-0-2 chứng minh bản lĩnh của người đàn ông tử tế và “cuộc hôn nhân bù đắp” an yên trên đất Mĩ
Lúc nghe tin Vy đã có con gái riêng, phía gia đình anh mặt nặng mày nhẹ vì anh là cháu đích tôn trong một gia đình gia trưởng.
Mẹ anh nói rằng trai tân sao phải quen gái nạ dòng. Vy nghĩ cũng tùy, nhân duyên không thể cưỡng cầu, cô có quan tâm, có hết lòng thì cũng đâu có thể có kết quả khác. Người ấy có cũng được, không có cũng chẳng sao, hiệp 1 đau đớn nên hiệp 2 phải thận trọng, Vy nhủ thầm vậy.
Nhưng vào lúc khó khăn ấy thì cô nhận ra người đàn ông ấy thương cô thật lòng. Ngày ra mắt, anh đưa cô tới một nhà hàng đầy đủ cha mẹ người ruột thịt họ hàng và nói rằng đây là người đàn bà anh lựa chọn, nếu ai cho anh vài tỷ thì anh sẽ suy nghĩ lại.
Còn nếu không thì đừng nói ra nói vào vì đây là mối quan hệ anh, đây là lựa chọn của anh, sướng khổ anh chịu, không có ai chịu hộ nên ai đồng tình thì anh cảm ơn, còn không cũng không sao.
Chính vì màn ra mắt ấn tượng và bản lĩnh đó làm cho Vy dần dần mở lòng ra và thử lại 1 lần nữa, yêu anh thật lòng.
Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng Vy.
Người đàn ông ấy đã định cư ở Mỹ mười mấy năm nên tư tưởng anh thoải mái, cũng không đặt nặng việc phụ nữ đã ly hôn hay chưa, có con riêng hay không mà chủ yếu là hợp và yêu thương nhau là được.
Vy quen anh ấy năm 2011, đến 2015 họ đám cưới, đủ thời gian để tìm hiểu anh rất kỹ. Trong thời gian này, mỗi năm anh về Việt Nam thăm Vy 1 lần và chăm sóc con gái của cô rất tốt, thương con cô như con gái mình.
Đo độ thật lòng của anh, Vy cũng không tiết lộ mình có tiền nên anh vẫn chu cấp cuộc sống cho hai mẹ con không thiếu thứ gì. Cô muốn gì anh sẵn sàng mua mà không căn vặn hay phàn nàn. Tiền bạc không nói lên tất cả, nhưng có yêu thương thật lòng người ta cũng mới có thể rút ví dễ dàng như thế.
Lấy nhau 1 năm rưỡi thì anh bảo lãnh 2 mẹ con Vy qua Mỹ định cư. Chồng hiện tại chăm sóc cho con gái của Vy như con gái mình, anh đưa đón con đi học từ rất sớm dù trước đó độc thân vốn hay dậy trễ. Kể cả sau 2 năm khi Vy sinh cho anh 1 cậu con trai thì tình cảm của anh với cô con gái riêng vẫn không có gì thay đổi.
Chồng Vy rất có bản lĩnh, đối xử với mọi người thật lòng. Đó cũng là điều Vy mong muốn nhất ở người đàn ông cô chọn lựa để tiếp tục bước chân vào hôn nhân. Bởi nếu không có được điều có cô sẽ vẫn ở vậy nuôi con và hưởng thụ cuộc sống độc thân.
Hiện tại cuộc sống của vợ chồng Vy ở Mỹ rất bình yên. Thời gian họ bên nhau đã 8 năm. Cả hai mở 1 tiệm làm móng, cùng làm cùng hưởng, dùng chung 1 tài khoản và Vy quản lý, nhưng chi tiêu gì thì 2 vợ chồng luôn cùng thảo luận vì tôn trọng nhau.
Chồng Vy làm mọi thứ từ rửa chén nấu ăn, nhưng ở Mỹ đàn ông nào cũng vậy hết nên Vy cũng không lấy đó làm điều đáng tự hào, nhưng quan trọng hơn là chồng luôn luôn tôn trọng ý kiến của vợ.
Đây là cuộc sống bình an như cô mơ ước, bên 1 người đàn ông biết chia sẻ bờ vai ấm áp, để cho người phụ nữ chịu nhiều đớn đau mà anh ấy yêu dựa vào.
Hạnh phúc không miễn phí, nên hãy sòng phẳng mà đánh đổi
Người ta bảo có những niềm vui "miễn phí". Tôi không tin. Miễn phí có chăng là bạn không phải "móc hầu bao" cho nó. Nhưng chúng ta đều phải trả giá bằng cách này hay cách khác.
Tôi "giả bộ" khái quát hóa thế thôi, chứ thật ra trong đầu chỉ đang nghĩ đến những người phụ nữ vừa trải qua sinh nở. Hạnh phúc được làm mẹ, được cưng nựng ẵm bồng, rồi ấp ủ yêu thương đứa bé con thơm mùi sữa làm sao mà đo đếm được. Nhưng cái giả phải trả cho hạnh phúc ấy chưa bao giờ là một mức giá hời.
Đa số trả bằng sức khỏe với cơ thể yếu đi thấy rõ sau một chuyến vượt cạn, phần nhiều trả thêm bằng nhan sắc, mất đi cái vóc dáng thon gọn nuột nà thời thiếu nữ, nhiều người trả giá bằng sự nghiệp, sinh con xong là lui về làm mẹ bỉm sữa, nghỉ việc hẳn, hoặc chỉ làm một công việc "nhàn nhã", để có thời gian chăm sóc con mọn. Có người, thậm chí đã phải trả giá bằng hạnh phúc gia đình, khi người bạn đời đã không còn yêu thương nổi một "version" mới với quá nhiều khiếm khuyết của người phụ nữ khi làm mẹ.
Một trong những ca "trả giá" dũng cảm nhất mà tôi từng biết là cô ca sĩ Vietnam Idol những mùa đầu tiên. Nếu một người phụ nữ bình thường, sau sinh, có bị phá tướng, sẽ chịu những ánh nhìn nghi ngại của bạn bè, gia đình, thì cô ca sĩ nọ phải chịu ánh nhìn tội nghiệp ấy từ hàng triệu cặp mắt của khán giả. Người ta thường rộng lượng, và có lẽ cũng là một cách an ủi, rằng những người phụ nữ sau sinh có một vẻ đẹp mặn mà, viên mãn hơn thời con gái.
Tôi đã cố dùng lăng kính ấy để nhìn người ca sĩ một thời thon thả kiêu sa. Nhưng ánh nhìn ấy đã không thể nào cứu vãn cảm giác xót xa khi trước mắt tôi là một người phụ nữ đã tăng 30 cân sau sinh và làn da thì đen nhẻm. Một lần nọ, tôi không rõ là do yêu cầu nhận diện thương hiệu hoặc chỉ là một lời đòi hỏi ác ý, người ta muốn cô trình diễn với chiếc váy bó màu xanh ngọc mà cô đã từng mặc kiêu sa thời son rỗi.
Cô đã phải "phá banh" chiếc váy, đắp vào hai bên, mỗi bên một miếng vải 10 cm nữa. Hình ảnh ấy mãi mãi ám ảnh trong tâm trí tôi, nhắc nhở một thông điệp - hạnh phúc nào chẳng phải trả giá? Thật may, tôi biết rằng, người ca sĩ mà mình yêu mến, đã hiểu rất rõ cái chân lý nghiệt ngã ấy. Cô biết mình đang hạnh phúc, và cô dù đau đớn, nhưng sẵn sàng trả giá cho niềm hạnh phúc ấy.
Người phụ nữ luôn phải hy sinh nhiều thứ, kể cả niềm vui bản thân cho hạnh phúc gia đình.
Và còn nhiều lần trong cuộc đời này, như mấy bận yêu đương, chúng ta đã không sẵn sàng trả giá cho hạnh phúc. Những ngày này, người ta nói nhiều đến một cái "chợ tình quốc tế", nơi bạn hoàn toàn dễ dàng gặp gỡ, và có thể là sau đó phải lòng một anh chàng, cô nàng nào đó vốn ở cách mình nửa vòng trái đất.
Nhưng đó cũng là lúc họ đặt ra cho người kia, và cả chính mình, những câu hỏi đầy nghi ngại, e dè, và không có nhiều người thực sự đủ dũng cảm đi tìm câu trả lời: "Rồi sao nữa? Rồi mình sẽ rời bỏ gia đình, công việc ở đây để tới với người ấy ở phía bên kia trái đất? Rồi mình làm gì để sống?...".
Chúng ta tự vẽ lên những kịch bản rất "realistic" (thực tế), trong đó mình phải trả những cái giá quá đắt, và mình đã không sẵn sàng đánh đổi. Và thật kỳ lạ, bạn thấy không, người chơi Tinder vốn không phải những con người suốt ngày quanh quẩn trong lũy tre làng.
Trái lại, họ là những công dân toàn cầu, trong đó, có những người là world traveller - đi du lịch vòng quanh thế giới; những doanh nhân đi Tây đi Tàu có dự án rải khắp năm châu. Họ đã sẵn sàng đi những quãng đường rất xa, cho những niềm yêu thích của riêng mình, nhưng lại ngần ngại khi đi quãng đường xa ấy vì một người nào đó. Đó phải chăng là một dạng tham lam, chúng ta muốn được vui hơn bây giờ, ấm áp hơn bây giờ, ngọt ngào hơn bây giờ, nhưng không sẵn sàng đánh đổi một thứ gì đó mà mình đang nắm giữ.
À, tôi lại vừa nghĩ tới những niềm vui bé mọn hơn, mà chúng ta đều phải trả giá. Như cái thú vui đi lặn ngắm san hô (snorkelling). Bạn muốn ngắm những rạn san hô đẹp, còn nguyên vẹn thì phải chịu khó ngồi tàu đi ra các đảo xa. Úp mặt hàng giờ xuống lòng biển, say sưa trầm trồ với những kiệt tác của thiên nhiên, cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận một mảng lưng bị ăn nắng, đen nhẻm, hoặc bỏng đỏ, thậm chí "lột da" và xấu xí đến mấy tháng liền.
Rồi khi quẩn quanh ở những vùng nước cạn thì cũng hãy chuẩn bị tinh thần cho những lần san hô cứa vào bàn chân đổ máu. Không chịu được một chút say sóng, không dám hy sinh làn da nuột nà trong một vài tháng, không dám cho bàn chân một chút đớn đau bỏng rát, chúng ta trông chờ một niềm phấn khởi ngập tràn từ đâu tự tìm đến, hiển hiện trước mắt mình?
Người ta bảo rằng có những niềm vui "miễn phí". Tôi không tin. Miễn phí có chăng là bạn không phải "móc hầu bao" cho nó. Nhưng chúng ta đều phải trả giá bằng cách này hay cách khác. Có khi đó là thời gian, thanh xuân, tuổi trẻ, có khi đó là niềm tin của mình nơi con người...
Hạnh phúc không miễn phí, nên hãy sòng phẳng mà đánh đổi.
Theo news.zing.vn
Mừng cho sếp khi anh có tình yêu đích thực, nhưng sau lần chạm mặt cô ấy, tôi mất ăn mất ngủ vì phải lựa chọn bát cơm hoặc bán đứng bạn Nếu biết mình sẽ rơi vào tình huống ấy, tôi thà vờ như không biết còn dễ cư xử hơn. 7 năm đi làm, chưa bao giờ tôi gặp tình huống khó xử thế này. Tôi xin giới thiệu sơ qua về bản thân. Tôi năm nay 28 tuổi, hiện tại đang làm trợ lý giám đốc của một công ty có vốn...