Tự chữa bệnh xương khớp, coi chừng liệt toàn thân
Bệnh thoái hoá khớp, cột sống ngày càng nhiều và có cả ở những người trẻ tuổi. Ai cũng sợ bệnh cơ xương khớp nhưng không ít trường hợp mắc phải các sai lầm trong điều trị khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Những người bị xương khớp nên chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để tập luyện. Ảnh minh họa
Sai lầm khiến bệnh nặng hơn
Bà Mai Thị Bích, 55 tuổi (ở Hưng Yên) bị đau xương khớp nhiều năm nay khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Sau lần đi khám bác sĩ cho thuốc về uống, thấy đỡ hơn bà không tái khám với bác sĩ nữa mà chỉ mua thuốc theo toa cuối để uống. Lại nghe mọi người mách có cây “nở ngày đất” chữa được bệnh xương khớp, bà tìm sử dụng. Hơn năm không thấy đau, bà càng an tâm hơn khi bệnh có phần lui.
Những ngày thời tiết chuyển mùa gần đây, bà thấy đau khớp lại và tình trạng trầm trọng hơn, mặt sưng to nên gia đình đưa vào kiểm tra. Các bác sĩ cho hay, bà bị cứng khớp. Bệnh cũng đã nặng hơn rất nhiều so với trước và những dấu hiệu bà gặp phải là do sử dụng các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid.
Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm nguyên Chủ nhiệm bộ môn Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng (Bệnh viện Quân đội 103), các bệnh lý về cơ xương khớp rất phong phú. Hay gặp nhất là thoái hóa khớp, cột sống, viêm khớp dạng thấp… gặp ngày càng nhiều. Những khớp dễ bị thoái hóa nhất là khớp cổ, vai, cột sống thắt lưng…
Điều đáng nói đa phần người bị đau xương khớp đều có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, chỉ đến khi đau quá, đau không chịu được mới đến bệnh viện điều trị. Nhiều người điều trị muộn dẫn đến phải phẫu thuật, thậm chí tàn phế. Bên cạnh đó, nhiều người lại khiến bệnh nặng nề hơn do tự ý chữa. Một số những sai lầm mà những người bệnh hay gặp phải như:
Dùng thuốc giảm đau đơn thuần: Cho rằng hết đau là bệnh khỏi nên nhiều người dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Thuốc giảm đau chỉ làm dứt cơn đau tạm thời, cách này còn có thể dẫn tới những hệ quả xấu với cơ thể. Khi lạm dụng quá thuốc giảm đau chống viêm chứa corticoid, mặt sưng phù lên, làm đau dạ dày…
Thích tiêm khớp vì nghĩ là cách nhanh nhất để trị bệnh xương khớp mà không cần phải tập vận động. Có người cứ 6 tháng tiêm thuốc giảm đau chống viêm khiến hỏng hết khớp. Khi càng tiêm corticoid càng khiến cho tình trạng khớp thoái hoá nhanh hơn.
Trong quá trình dùng thuốc thường có tâm lý hết đau thì bỏ luôn thuốc, không tái khám. Hay dùng đơn thuốc cũ để uống. Việc dùng không đúng liều lượng, đúng thời gian để bệnh được giải quyết dứt điểm, dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc.
Video đang HOT
Tự ý dùng thảo dược: Nhiều loại thảo dược được truyền tai là có tác dụng chữa bệnh xương khớp như trong đó có loại cây “nở ngày đất”. Cho đến nay, tác dụng của các loại thảo dược chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Việc sử dụng loại thảo dược không đúng còn làm mất đi cơ hội chữa trị ban đầu. Thậm chí, có trường hợp sử dụng nhầm thảo dược có chứa độc tính gây tổn hại đến sức khỏe.
Lưu ý trong vận động, ăn uống
PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho rằng, bệnh xương khớp với nguyên nhân do thoái hóa tự nhiên không thể can thiệp được, khi đó phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng. Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng điều trị, tập luyện đúng cách thì có thể chung sống hòa bình với bệnh.
Nhiều người bị xương khớp cho rằng, khi bị bệnh khớp càng phải tập luyện với cường độ mạnh mới tốt. Tập luyện không đúng, tập xong còn khiến bệnh nặng lên, trong đó chủ yếu là tập yoga, bấm huyệt cột sống… Việc vận động không phù hợp còn có thể gây tàn phá khớp. Một khi lực tải trọng lên khớp quá lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của khớp thì dẫn đến thoái hóa khớp. Ngược lại, có người lại lười vận động, chỉ muốn nằm nghỉ vì mỗi khi vận động thường đau mỏi. Nếu không vận động sẽ gây dính khớp, cứng khớp, ảnh hưởng tới hoạt động của khớp. Người bị bệnh lý xương khớp khi chọn môn thể thao tập luyện cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để lên được một chương trình phù hợp.
Để phòng bệnh cơ xương khớp cần thực hiện chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, lao động hợp lý. Không nên ngồi một chỗ. Làm việc 15-20 phút nên đi lại, giữa giờ tập thể dục để phòng thoái hóa khớp, đặc biệt là ngừa thoái hóa cột sống. Nên ngồi ghế xoay.
Mọi người cũng cần chú ý kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực, tải trọng cơ thể lên hệ thống cơ xương khớp. Sự thừa cân sẽ tạo ra áp lực và hệ lụy tiêu cực cho các khớp. Chẳng hạn, khớp gối sẽ phải chịu thêm 1,5kg khi đi và 4,5kg khi chạy khi cứ tăng 0,45kg trọng lượng cơ thể.
TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong phòng và điều trị các bệnh lí về xương khớp. Người thừa cân béo phì thường bị xương khớp, bệnh gout; người gầy thiếu dinh dưỡng dễ bị loãng xương, viêm đa khớp dạng thấp. Tùy dinh dưỡng, tùy bệnh và từng người có chế độ dinh dưỡng riêng. Nhưng nhìn chung chế độ dinh dưỡng cần phải cân bằng, không quá nhiều chất đạm.
Với những người bị bệnh xương khớp không nên ăn quá mặn, hạn chế axit béo chưa no, giảm đường, hạn chế thực phẩm ăn nhanh thiếu khoáng chất. Chế độ ăn nên giàu vitamin và khoáng chất, đạm động vật vừa phải. Nên ăn thực phẩm nguyên hat, giàu đậu đỗ, vitamin A, E, C chống oxy hóa… Chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe nói chung, trong đó có sức khỏe xương khớp. Vai trò của vitamin A, vitamin D kháng viêm giảm đau khớp nên ăn cá giàu omega 3, omega 6. Ăn quá nhiều axit béo dễ gây viêm.
Thời tiết lạnh, người bị bệnh xương khớp thường sẽ thấy đau nhiều hơn. Mùa lạnh không cẩn thận, ăn thực phẩm không đảm bảo ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi vận động, ngâm nước ấm cảm giác dễ chịu hơn, máu lưu thông tới khớp giúp cơ thể dễ chịu, giảm đau khớp. Không nên tắm nước lạnh vì các cơn đau nhức xương khớp sẽ nặng hơn.
Theo giadinh
Căn bệnh khiến con gái cựu HLV ĐT Tây Ban Nha qua đời nguy hiểm thế nào?
"Xana, con gái tôi đã qua đời vào chiều nay, sau 5 tháng căng thẳng chống lại bệnh ung thư xương", HLV Enrique đau buôn xac nhân ngày 29/8.
Nỗi đau mất con của cựu HLV CLB Barcelona
Cach đây 3 thang, HLV Luis Enrique đã từ chức HLV ĐT Tây Ban Nha đê danh thơi gian chăm soc sưc khoe cho cô con gai Xana, sau khi phat hiên cô be 9 tuôi măc căn bênh ung thư xương quai ac.
Con gái HLV Enrique qua đời vì căn bệnh ung thư xương.
Du vây, moi nô lưc cua gia đinh Enrique đa không đu.
"Xana, con gái tôi đã qua đời vào chiều nay, sau 5 tháng căng thẳng chống lại bệnh ung thư xương", HLV Enrique đau buôn xac nhân vao hôm qua, 29/8.
Ngươi hâm mô bong đa Tây Ban Nha cung như cac CĐV ơ khăp nơi cung nghen ngao khi đoc nhưng lơi cuôi cung cua Luis Enrique danh cho con gái ông: "Bố mẹ sẽ nhớ con rất nhiều. Bố mẹ sẽ nghĩ đến con mỗi ngày và hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ gặp lại nhau. Con là ngôi sao dẫn đường cho gia đình chúng ta".
Trước mất mát to lơn của Luis Enrique, LĐBĐ Tây Ban Nha, cac đông nghiêp va hoc tro cua ông đêu gưi lơi chia buôn sâu săc nhât đên vi HLV nay.
"Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và cảm thông tới Luis Enrique cùng gia đình trong thời khắc khó khăn này. Hãy yên nghỉ nhé, Xana", CLB Barcelona viêt.
Căn bệnh nguy hiểm cho người trẻ tuổi
Được biết, ung thư xương là dạng ung thư mô xương (sarcome) bao gồm ung thư xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Đây là dạng bệnh hiếm gặp (chiếm khoảng 0,5%) trong các bệnh ung thư. Bệnh nhân ung thư xương thường xuất hiện ở đầu trên và đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung thư trong đó hay gặp là rối loạn di truyền là tác nhân bên trong của cơ thể, liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Điều đó giải thích tại sao ung thư xương xuất hiện ở người trẻ từ 12-20 tuổi, là độ tuổi xương phát triển mạnh. Khoảng thời gian này rất ngắn nên không thể có nguyên nhân môi trường ngoài kịp tác động và phát sinh ung thư.
Một số bệnh lành tính của xương có thể chuyển dạng thành ung thư xương như chồi xương sụn, quá phát bản sụn đầu xương dài, bệnh paget của xương, loạn sản xơ...
Khi mắc bệnh, đau là triệu chứng khởi đầu hay gặp nhất. Khởi phát, đau mơ hồ trong xương, sau đó đau rõ từng đợt ngắn, rất khó chịu.
Triệu chứng khối u có thể xuất hiện trước, đồng thời hoặc sau biểu hiện đau. U khởi đầu là một đám sưng, chắc, nổi gồ mặt da, bờ không rõ, nắn không đau. Về sau, u to nhanh, gây biến dạng. U xâm lấn phần mềm, đau khi khám. U gây tân tạo mạch, da ấm nóng hơn nơi khác. Mật độ u nơi mềm, nơi chắc, nơi căng do tụ máu.
Bệnh nhân xanh xao, môi tái, sốt liên miên, bạch cầu cao, nhiễm độc, kém ăn, mất ngủ, rên la, có thể gặp triệu chứng gãy xương bệnh lý.
"Ung thư tiêu hủy xương, gãy xương tự phát gây nên điểm đau chói và mất vận động. Một số trường hợp gãy xương do ngã nhẹ, có thể nhầm gãy xương do chấn thương nếu thầy thuốc không chú ý các triệu chứng phối hợp. Ngoài ra còn có hạch vùng do di căn", BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM, nói.
Ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện sớm.
Ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có liệu trình điều trị thích hợp. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi trẻ có biểu hiện đau nhức xương khớp dù chỉ mơ hồ, phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám, xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác trẻ mắc bệnh gì, từ đó đưa ra phương thức điều trị thích hợp.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat
Chẳng bao giờ lo mất ngủ với những loại 'thần dược' có sẵn trong nhà Ngày nay, mất ngủ trở thành một trong những bệnh phổ biến ở ngay cả những người trẻ tuổi. Vậy phải làm sao. Theo lương y Vũ Quốc Trung, mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: Căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn uống hay dùng chất kích thích (trà, cà phê...). Giấc ngủ...