Tự chủ tuyển sinh dễ có tiêu cực
Chỉ rõ hạn chế của phương pháp thi “3 chung” trong khi nhu cầu đào tạo các trường khác nhau, PGS Văn Như Cương khẳng định thi “3 chung” nên bỏ từ lâu. Tuy nhiên, điều mà các nhà tuyển sinh cũng như Bộ GD-ĐT lo ngại là khi các trường tự chủ tuyển sinh, sẽ tái hiện cảnh “lò luyện” như trước khi áp dụng “3 chung”.
Bộ GD-ĐT đã cho phép 10 trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật thực hiện tuyển sinh riêng
Vẫn thi “3 chung”
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 đang được các trường lên phương án. Trên nguyên tắc thì các trường đều muốn được tự chủ tuyển sinh để chọn đầu vào theo kiểu “cắt may” cho phù hợp nhu cầu đào tạo của trường mình. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường vẫn lo ngại thí sinh sẽ không tham gia tuyển sinh vào trường nếu không hòa nhập vào kỳ thi “3 chung” của Bộ GD-ĐT tổ chức.
Video đang HOT
Điều này thể hiện rõ khi đến thời điểm này mới chỉ có ĐHQG Hà Nội đưa ra thí điểm cách tuyển sinh riêng nhưng cũng ở quy mô rất nhỏ. Mùa tuyển sinh 2014, trường này vẫn thực hiện theo phương thức thi “3 chung” nhưng sẽ thí điểm tổ chức tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực ở chương trình tài năng và chương trình tiên tiến. Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, dự kiến đến năm 2015, ĐHQG Hà Nội sẽ triển khai đại trà phương thức thi này. Khi đó, thí sinh đủ điều kiện dự thi đại học sẽ được tham gia bài thi đánh giá năng lực thường xuyên tại trường. Mỗi năm trường tổ chức 2 lần nhập học. Còn năm 2014 này, để thí sinh yên tâm với hình thức thi mới này, các thí sinh thi thí điểm vẫn có thể tham gia thi “3 chung”.
Còn PGS.TS Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng trường ĐH Vinh cho biết: Qua thực tiễn tuyển sinh của trường, chúng tôi thấy rằng kỳ thi ĐH “3 chung” rất hiệu quả khi đảm bảo an toàn trong khâu ra đề, đảm bảo tính ổn định của cả hệ thống, được xã hội đồng tình. Với những ưu điểm này của kỳ thi “3 chung”, chúng tôi không có nhu cầu thay đổi…”. Tuy nhiên, theo ông Đinh Xuân Khoa, ngay sau khi Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT được ban hành, trường đã thành lập Ban đổi mới căn bản và toàn diện trường ĐH Vinh để nghiên cứu, từ đó sẽ có những đổi mới kỳ thi tuyển sinh của nhà trường.
Băn khoăn tái diễn luyện thi
Theo Bộ GD-ĐT, hiện đã có gần 20 trường báo cáo về phương án thi riêng như các trường ĐH Nguyễn Trãi, ĐH Phan Châu Trinh, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH CNTT Gia Định, ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM… Trước nhu cầu thực tế về tự chủ tuyển sinh, PGS. Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh đánh giá, thi “3 chung” đáng lý phải bỏ từ lâu bởi “đầu vào” chung đề nhưng “đầu ra” của mỗi trường có những yêu cầu khác nhau. “Giải thích về mặt khoa học, hàng năm có rất nhiều thí sinh thi khối A. Nếu thi vào trường sư phạm thì ra làm thầy dạy toán, lý, hoá, thi vào Bách khoa thì ra làm kỹ sư, thi vào luật cũng khối A lại ra làm thẩm phán, luật sư… tính chất đào tạo và yêu cầu công việc là hoàn toàn khác nhau, vậy tại sao lại phải cùng làm chung 1 đề thi. Điều đó rất bất hợp lý”. Tuy nhiên, điều mà PGS Văn Như Cương băn khoăn khi bỏ thi “3 chung” là việc cần phải có một bộ “lọc” chuẩn để tuyển sinh riêng không tái diễn những tiêu cực trong thi cử đã có từ nhiều năm trước như: chạy điểm, các lò luyện thi cạnh trường mọc lên vô tội vạ hay việc mỗi thí sinh có thể thi nhiều trường gây tốn kém…
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ đã chủ trương cho các trường tự chủ nếu các trường có yêu cầu. Những trường có đủ điều kiện chủ động đề xuất phương án tuyển sinh theo cách thức phù hợp với mục tiêu, đặc thù của mỗi trường. Trả lời câu hỏi về việc liệu có xảy ra tiêu cực không khi giao kỳ thi tuyển sinh cho các trường, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Việc này không làm giảm mà tăng trách nhiệm của các trường về chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, các trường vẫn phải chịu sự giám sát của nhiều kênh, trong đó có giám sát của xã hội, của người học”. Được biết, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh quy chế, giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ theo hướng đưa ra quy định cụ thể về các tiêu chí, điều kiện nhất định trong tuyển sinh và những điều cấm thực hiện để áp dụng cho tất cả các trường nhằm bảo đảm sự công bằng, đồng thời tránh tình trạng tuyển sinh ồ ạt, không bảo đảm chất lượng, mang tính thương mại.
Theo ANTD
Tránh thất thoát, tiêu cực khi tách huyện Từ Liêm
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa chỉ đạo quá trình điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm phải nghiêm túc quản lý cán bộ, tài sản... tránh gây thất thoát, tiêu cực, lãng phí. Với những đơn vị, cá nhân vi phạm yêu cầu phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, việc thành lập 2 quận mới trên cơ sở địa giới hành chính huyện Từ Liêm là nhu cầu khách quan, đã được Thành phố chỉ đạo nghiên cứu và chuẩn bị từ nhiều năm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, có dân số đông. Việc này cũng phù hợp với nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện.
Thường trực Thành ủy chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quản lý cán bộ, tài sản trong quá trình tách huyện Từ Liêm
Thường trực Thành ủy nhất trí với phương án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận; điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường, do Ban cán sự Đảng UBND thành phố chuẩn bị về tên gọi, diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp phường...
Trong quá trình chuẩn bị tách huyện Từ Liêm, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương các bước chuẩn bị, hoàn thiện Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm. Các đơn vị này cũng phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thành thủ tục, hồ sơ trình Chính phủ xem xét, quyết định, theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của pháp luật.
UBND thành phố và các đơn vị liên quan cần chủ động tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo chuẩn bị về tổ chức, bộ máy và cán bộ của 2 quận và 23 phường sau khi thành lập. Đồng thời, chỉ đạo tích cực việc chuẩn bị trụ sở làm việc, cơ sở vật chất; sử dụng kinh phí, ngân sách tiết kiệm; bảo đảm các đơn vị hành chính mới hoạt động thông suốt, có hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
Trong quá trình thực hiện, UBND thành phố cần quan tâm chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác quản lý cán bộ, tài sản, tài chính, đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Từ Liêm, tránh gây thất thoát, tiêu cực, lãng phí. Với những đơn vị, cá nhân vi phạm, yêu cầu phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Quang Phong
Theo Dantri
Thủ tướng đồng ý cấp CMND 12 số trên cả nước Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý, cho phép Bộ Công an triển khai cấp CMND mới 12 số trên phạm vi cả nước. Mẫu chứng minh nhân dân mới 12 số sẽ được cấp rộng rãi trên cả nước trong thời gian tới. Trao đổi với phóng viên chiều 3/12, Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh...