Tự chủ trên danh nghĩa khiến bệnh viện điêu đứng
Tự chủ bệnh viện thất bại theo đánh giá của giới chuyên gia là câu chuyện từ cơ chế nửa vời đến chính sách lạc hậu, với nhiều bất cập tồn tại suốt thời gian dài.
“Chúng tôi đánh giá là tự chủ đang thực hiện rất nửa vời” – Đây là nhận định của PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan; Chủ tịch Hội dược học, Phó Chủ tịch Hội đông y TP.HCM, Đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM.
Bà Phong Lan cho rằng, tự chủ bệnh viện thực chất chỉ mới dừng ở mức Nhà nước giảm hoặc không cung cấp lương nữa, nhưng còn tất cả những vấn đề khác từ tài chính cho tới nhân lực thì bệnh viện hoàn toàn chưa thể tự chủ được. Chính vì vậy đã phát sinh rất nhiều hệ lụy.
Từ “tự chủ nửa vời”…
Đây là thực tế phải nhìn nhận, khi sau 2 năm thí điểm, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đã xin dừng tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33, chỉ thực hiện theo Nghị định 60.
Sau 2 năm thí điểm, Bệnh viện Bạch Mai đã xin dừng tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33, chỉ thực hiện theo Nghị định 60. (Ảnh: KT)
Chỉ trong một tuần, hai bệnh viện lớn tuyến trung ương xin dừng tự chủ đã phơi bày thực tế tự chủ nhưng lại hạn chế rất nhiều vai trò của bệnh viện. Những lý do được đưa ra là do tình trạng khó khăn chung như các bệnh viện công vì nhân viên y tế chuyển công tác, thiếu thuốc và thiết bị y tế, tự chủ trên danh nghĩa…
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, nếu không đủ tiền để đầu tư thì vì tự chủ bệnh viện sẽ không đúng nghĩa, hay gọi là “nửa vời” và bệnh viện sẽ không phát huy được. Các bệnh viện bị khống chế về giá, dẫn đến hệ lụy là chất lượng không bảo đảm, nếu ngược lại thì sẽ gây mất uy tín cho Bảo hiểm y tế (BHYT). Cuối cùng, vẫn là người dân bị mất quyền lợi, người bệnh bị thiệt thòi.
Theo bà Phong Lan, trường hợp bệnh viện công lập xung phong làm tự chủ thì họ phải được tự chủ hoàn toàn, từ quyết định nhân lực đến tự chủ về cơ chế tài chính, có thể mua theo định suất của bảo hiểm và sau đó tự mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế và thuốc. Điều này liên quan chặt chẽ đến thương hiệu, y hiệu của bệnh viện và hiệu quả điều trị bệnh nhân là yếu tố được đặt lên cao nhất.
“Bệnh viện sẽ biết cần gì và mua sắm gì, tránh tình trạng mua tập trung hay bắt buộc phải mua theo giá trúng thầu thấp nhất. Cuối cùng nó lại không đáp ứng yêu cầu của các bác sĩ trong điều trị cho bệnh nhân. Theo tôi, rất nhiều quốc gia phát triển các bệnh viện theo đúng quy luật như vậy và không có sự can thiệp sâu từ chính quyền.
Nếu chúng ta can thiệp, chúng ta yêu cầu đấu thầu, tính toán từng mặt hàng một và cái nào cũng phải là giá rẻ nhất, sang năm lại phải rẻ hơn. Cứ như vậy thì chất lượng sẽ đi về đâu. Chưa kể sự tốn kém rất lớn về nguồn nhân lực khi cần số lượng nhân viên y tế cho vấn đề cung ứng này và chưa kể lại những hệ lụy hình sự hóa sau này nếu làm sai sót, có sai phạm. Do vậy, khi Luật khám, chữa bệnh có quy định bệnh viện công lập như thế nào và sẽ đảm nhận cho một bộ phận dân cư có BHYT và những đối tượng thuộc diện chính sách. Những phần khác, chúng ta tính đúng theo giá trị thị trường”, ĐBQH đoàn TP.HCM nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ý kiến chuyên gia, BHYT là cơ chế rất tiến bộ, rất tốt, nhưng về việc vận hành thì còn rất nhiều điểm chưa ổn giữa cân đối thu chi. Như vậy, chỉ có cách là siết nguồn chi, trong khi thực chất BHYT đa số vẫn là ngân sách chi trả, đặc biệt cho những trường hợp chính sách. Theo bà Phong Lan, khi liên quan đến nguồn vốn Nhà nước luôn có những hạn chế và các bệnh viện không thể phát triển một cách bình thường được, thay vào đó phải khống chế về giá.
“Chúng ta luôn nhắc đến yêu cầu “thầy thuốc như mẹ hiền”, nhưng “thầy thuốc như mẹ hiền” không phải là khám, chữa bệnh miễn phí hay khám, chữa bệnh giá rẻ mà phải làm sao khám chữa bệnh hiệu quả, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe. Nếu những vấn đề vừa nêu khiến chất lượng khám, chữa bệnh càng ngày càng đi xuống sẽ gây mất lòng tin của người dân thì lúc đó không còn tồn tại khái niệm “thầy thuốc như mẹ hiền“, bà Lan nói.
Đến sửa đổi Luật Khám, chữa bệnh đã lạc hậu…
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 đã lạc hậu, nhưng nếu sửa đổi mà vẫn theo hướng tập trung quyền lực để Bộ Y tế, Sở Y tế quản lý hết thì đó không phải là xu hướng của thế giới mà sẽ tiếp tục đi theo vết xe đổ cũ.
Do đó, sửa đổi luật lần này phải làm sao rõ ràng trong cơ chế về các cơ sở khám và điều trị bệnh, công ra công, tư ra tư. Hệ thống công lập khám chữa bệnh BHYT phải với giá trị tương đương thị trường, tức là không có việc ép giá, đấu thầu để chọn mức giá rẻ nhất.
“Chính vì vậy, theo tôi việc sửa đổi Luật khám, chữa bệnh lần này phải làm sao để cho nó rõ ràng trong cơ chế về các cơ sở khám và điều trị bệnh. Công phải ra công và tư phải ra tư. Hệ thống tư nhân, người ta tự định giá, nhưng trong hệ thống công thì được khám, chữa bệnh bằng quỹ BHYT, chúng ta phải nghiên cứu để cho giá trị đó nó tương đương với giá trị thị trường.
Tức là không có chuyện tính toán bớt khoản này bớt khoản kia và ép giá, cũng như đấu thầu để có những mức giá rẻ nhất. Thay vào đó, phải làm sao bảo đảm được chất lượng khám và điều trị. Chúng ta có thể rút bớt số lượng bệnh viện công lập, nhưng công lập phải ra công lập và ngân sách Nhà nước phải bù cho tất cả những chuyện này một cách rõ ràng. Bệnh viện công lập thì Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ và thanh toán giá của BHYT theo đúng như giá thị trường”, bà Phong Lan nói.
Bà Phạm Khánh Phong Lan (Ảnh: Hà Khánh)
ĐBQH đoàn TP.HCM cũng khẳng định, không thể để tiếp tục tình trạng một bệnh viện hai loại giá, vừa giá dịch vụ, vừa giá bảo hiểm. Giá bảo hiểm thấp thấp hơn giá dịch vụ nhưng yêu cầu chất lượng tương đương nhau thì tất cả những điều này là phi logic.
Đơn thuốc đắt đỏ, tiền thực phẩm chức năng cao gấp 10 lần tiền thuốc
"Một bệnh nhân đã phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi thuốc điều trị chỉ 400.000 đồng; đơn thuốc đắt đỏ nên rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ viện ra về" - đại biểu Hiếu nói.
Sáng 13/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi). Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm tới chi phí đắt đỏ và giá dịch vụ khám chữa bệnh hiện nay.
Người bệnh phải chịu thiệt thòi khi đi khám bệnh
Mở đầu phần thảo luận, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) dẫn thông tin trong đơn thuốc của một bệnh viện tại Hà Nội, một bệnh nhân đã phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi tiền thuốc điều trị chỉ 400.000 đồng
"Các đơn thuốc ở bệnh viện này thường xuyên đắt đỏ nên rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ viện ra về. Đáng lo ngại, đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp người bệnh phải chịu thiệt thòi khi đi khám bệnh" - ông Hiếu nhấn mạnh.
Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, trước đây, dư luận đã nhiều lần biết đến các trường hợp bệnh nhân đã phải chi trả nhiều tiền cho các xét nghiệm không cần thiết, không được giải thích rõ ràng về kết quả khám bệnh, chữa bệnh và thậm chí là không được giải thích khi xảy ra sai sót trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
"Một trong những lý do cơ bản dẫn đến tình trạng nói trên là do chưa nhìn nhận đầy đủ về mối quan hệ pháp lý giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong mối quan hệ này, người bệnh luôn ở vào thế yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh" - ông Hiếu bày tỏ.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Ảnh: Quochoi.vn).
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị, về nguyên tắc, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải đặt ra những quy định rất cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh. Tuy nhiên, dự thảo mới đề cập đến mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề, tập trung vào một số quy định.
Ông Hiếu cho rằng, các quy định này vừa thiếu lại vừa chỉ dừng lại ở quy định chung chung về quyền và nghĩa vụ trước, chưa có cơ chế cụ thể để bảo đảm người bệnh thực hiện được các quyền của mình.
"Rõ ràng nếu chỉ dừng lại ở những quy định như vậy, dự thảo luật chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa đạt được mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là người bệnh làm trung tâm như tờ trình Chính phủ đã xác định" - ông Hiếu nêu rõ và kiến nghị ban soạn thảo cần tiếp tục tổng kết kỹ thực tiễn để bổ sung các quy định về mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tính chất đây là mối quan hệ ủy thác giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; khẳng định trong mối quan hệ này người hành nghề phải thực hiện các công việc khám bệnh, chữa bệnh vì lợi ích tối đa của người bệnh.
Cũng theo ông Hiếu, dự thảo luật cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh, gồm: Trách nhiệm trong việc khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm bảo mật thông tin của người bệnh; trách nhiệm tránh xung đột lợi ích.
Cần có cơ chế kiểm soát giá dịch vụ khám chữa bệnh
Thảo luận về dự án Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) chỉ rõ, Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới của Trung ương về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu "đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là đầu tư cho phát triển".
Đại biểu tán thành cao với sự cần thiết sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 vì sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh vướng mắc, bất cập mà chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết nhiều vấn đề về quản lý người hành nghề quản lý cơ sở khám, chữa bệnh chưa điều chỉnh; một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn khám bệnh, chữa bệnh như khám bệnh, chữa bệnh từ xa, điều trị nội trú ban ngày, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu ngoại viện, phòng ngừa sự cố y khoa...
Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Ảnh: Quochoi.vn).
Quan tâm về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu phân tích, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thông qua hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe được đảm bảo an sinh xã hội. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp tới quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước cũng như tài chính cùng mỗi người dân.
"Khám chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền thỏa thuận trả giá, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá, Nhà nước ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập và quy định khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh với những cơ sở y tế thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa.
Đối với khối tư nhân cần có cơ sở, cơ chế kiểm soát giá, quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để đảm bảo quyền của người bệnh. Nếu thả nổi giá cho khu vực tư nhân quyết định, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh, người bệnh phải trả chi phí cao khi họ không có lựa chọn khác trong thời điểm các cơ sở y tế công lập đã quá tải như thực tế trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua" - đại biểu cho hay.
Liên quan tới vấn đề hợp tác, liên doanh, liên kết trong các cơ sở khám, chữa bệnh, đại biểu cho biết, tại Khoản 5 Điều 51 của dự thảo Luật quy định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu, quy định chung chung như vậy sẽ rất khó và gây túng trong quá trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế có liên doanh, liên kết Thực tế như thời gian vừa qua, một số địa phương mất rất nhiều thời gian, công sức để tháo gỡ vướng mắc về công tác thẩm định, phân hạng, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật khiến cơ sở bị tạm ngừng thanh quyết toán, ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ sở và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Nữ đại biểu đề nghị bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước bao gồm các hoạt động xã hội hóa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có giấy phép hoạt động. Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần rà soát và đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này với các luật liên quan như Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Đại biểu lo lắng khi gần 5.000 bác sĩ, nhân viên y tế thôi việc sau đại dịch Trước thực trạng gần 5.000 bác sĩ và nhân viên y tế xin nghỉ việc, đại biểu Quốc hội đề nghị phải có chính sách thu hút để lực lượng này yên tâm làm việc. Góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng 13/6, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) dẫn số liệu thống kê của...