Từ chốn ngục tù đến bục vinh quang của thủ khoa đại học Mỹ
14 tuổi nghiện ma túy, 18 tuổi giết người, người đàn ông 42 tuổi này đã phải nỗ lực rất nhiều để gột rửa những vết nhơ trong quá khứ với quyết tâm làm lại cuộc đời. Câu chuyện có thật mà ngỡ như cổ tích thời hiện đại.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.
Renald Moore được vinh danh thủ khoa trong lễ tổng kết năm học hồi tháng 12/2016
Chôn vùi tuổi trẻ trong trại cải tạo
Renald Moore không phải là một sinh viên đại học bình thường. Không chỉ là thủ khoa chuyên ngành Phát thanh, Truyền hình và Phim tại Đại học Texas Southern (Houston, Texas), anh còn khiến nhiều người bất ngờ với những biến cố lớn trong đời.
Kể về cuộc đời chìm nổi của mình, Moore cho biết trong suốt thời thơ ấu, anh sống bên ông bà. Không được sự dạy bảo của bố mẹ, Moore trở thành một đứa trẻ ngỗ ngược, thường xuyên gây rắc rối với bạn bè và trở nên bất trị trong mắt các giáo viên.
“Lần đầu tiên tôi bị bắt là hồi lớp 8, khi gây ra một vụ ẩu đả khá lớn ở trường. Năm 1989, lúc tôi 14 tuổi thì bị phát hiện tàng trữ ma túy”, Moore chia sẻ.
Cuối cùng, anh bỏ học và chôn vùi toàn bộ thời gian tuổi trẻ trong nhiều năm tại trại cải tạo thanh thiếu niên Texas Youth Commission ở Crockett và sau đó là nhà tù thành phố vì tội danh tàng trữ ma túy và trốn tránh, chống lại lệnh bắt giữ.
Năm 1993, cánh cửa tương lai dường như hoàn toàn khép lại khi Moore bị kết án 20 năm tù vì tội giết người vì bắn một người đàn ông do cả hai không đi tới thỏa thuận trong một phi vụ buôn bán ma túy. Lúc đó, anh đã đủ 18 tuổi.
Ở chốn biệt giam, Moore ngày ngày tự vấn bản thân và lần đầu tiên mong muốn một cuộc sống bình thường như những người khác. “Tôi đã hạ quyết tâm và không ngừng cầu nguyện Chúa với hy vọng Chúa sẽ giúp tôi”, Moore nhớ lại những ngày đầu của mình khi ở trong tù. “Tôi phải suy ngẫm rất nhiều, rất khó khăn. Lỗi lầm của tôi đã ảnh hưởng đến rất nhiều người”, Moore nhớ lại.
Từ năm 2000, khi ở trong tù, Moore đã học để lấy bằng giáo dục đại cương (Liberal Arts). Anh ra tù năm 2013 và về sống với gia đình nhưng lại nhanh chóng trở thành người vô gia cư khi có những bất đồng với bố dượng.
Video đang HOT
“Tôi đi lang thang hết từ nơi này đến nơi khác, cũng từng ở vài đêm tại Star of Hope – nơi chú ngụ tạm thời dành cho những kẻ vô gia cư, rồi vất vưởng ở chỗ Đội quân Cứu tế 1 – 2 đêm, ngủ ở ga tàu điện ngầm và thậm chí ở chân cầu. Tôi luôn tự nhủ chẳng thà ngủ dưới chân cầu còn hơn quay lại cuộc sống của một tên tội phạm”, anh nói.
Làm lại cuộc đời
Quá khứ tội lỗi khiến Moore gửi đi rất nhiều đơn xin việc nhưng đều không được nhận. Cho đến năm 39 tuổi, Moore mới đi tìm mục đích sống của mình, sau khi mẹ anh hiểu và khuyến khích ông con trai mình theo đuổi chương trình giáo dục đại học.
Đại học Texas Southern chính là nơi anh tìm được cơ hội làm lại cuộc đời.
Tuy nhiên, đi học vào thời điểm này, Moore đối mặt với rào cản khá lớn. “Công nghệ là trở ngại lớn nhất sau khi tôi ra tù. Tôi không biết làm thế nào để tra Google, gửi email, không biết cách tải tài liệu, không biết truy cập vào website trường để xem bài tập và điểm số”, anh kể lại.
Quá nhiều khác biệt khiến Moore từng phải điều trị trầm cảm được văn phòng phục vụ người khuyết tật ở Texas Southern hỗ trợ rất nhiều.
Dần đần, anh bắt nhịp được với môi trường mới. “Tôi thường đến sớm để chuẩn bị cho bài giảng và Moore luôn là sinh viên đầu tiên có mặt ở lớp. Tôi rất ấn tượng với sự cầu tiến, ham học hỏi của Moore”, Ladonia Randle, giảng viên lớp Truyền thông, cho biết
Cũng từ khi vào đại học, Moore càng có cơ hội thể hiện niềm đam mê với diễn xuất. Anh từng được giao vai chính trong vở nhạc kịch “Johnny B. Goode” của giáo sư kiêm nhà viết kịch Thomas Meloncon. “Hồi còn ở trong tù, tôi từng tham gia đoàn kịch và mọi người thường khen ngợi kỹ năng diễn xuất của tôi”, Moore nói.
Và sau những năm “dùi mài kinh sử”, Moore kết thúc sự nghiệp học hành của mình với mức điểm trung bình là 3,9, xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa của trường.
Không phải ai ở trong hoàn cảnh tương tự Moore cũng có kết thúc tốt đẹp như vậy. “Những câu chuyện cổ tích thường không dành cho tội phạm. Trong thế giới của tôi trước đây, rất ít người có thể từ bỏ và làm lại cuộc đời. Họ thường kết thúc trong cái chết hoặc ít nhất là trong tù, phụ thuộc vào ma túy. Có rất nhiều cạm bẫy trong thế giới ấy, nhưng hãy tìm một người đáng tin cậy kéo bạn ra khỏi đó để làm điều mình thích một cách hết mình”, Moore chia sẻ.
———–
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 14/8/2017.
Theo Danviet
Nghe nhà sáng lập Wikileaks tiết lộ cuộc sống hãi hùng trong tù
"Tôi bị giam chung với những kẻ quan hệ tình dục và giết hại trẻ em. Ở đây, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc lóc, gào rú cả đêm", ông chủ WikiLeaks kể về những tháng ngày bị giam cầm của mình.
Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các "ông lớn" khi vào tù vẫn cứ "sướng như tiên". Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài "Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng" sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Chân dung nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange.
Được thành lập vào năm 2006, Wikileaks thu hút sự chú ý của thế giới lần đầu tiên sau khi công bố những hình ảnh về các tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo của Mỹ tại Cuba.
Từ bí mật của các nhà lãnh đạo, cho tới những vấn đề nhạy cảm giữa các quốc gia, tất cả đều được Wikileaks phơi bày. Điều này từng làm ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ ngoại giao giữa nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2010, Mỹ lên tiếng cáo buộc trang web Wikileaks vi phạm Luật tình báo Mỹ và Julian Assange - người sáng lập WikiLeaks phải chịu trách nhiệm cho tội danh làm rò rỉ hàng loạt tài liệu mật của Mỹ.
Ngày 7/12/2010, Julian Assange (lúc đó 39 tuổi) đã bị bắt tại London (Anh), tuy nhiên lại theo lệnh bắt giữ của chính quyền Thụy Điển với tội danh quấy rối tình dục và cưỡng bức hai cô gái người Thụy Điển trong một chuyến đi đến nước này vào tháng 8/2010.
Sau khi bị bắt, ông chủ Wikileaks được chuyển sang một khu vực riêng biệt trong nhà tù Wandsworth. "Tôi sẽ không bao giờ quên những gì đã trải qua", Assange nói.
Wandsworth là nhà tù lớn nhất nước Anh. Được xây dựng vào những năm 1850, đây là nơi giam giữ hơn 1.600 tù nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với các tội danh giết người, hiếp dâm, buôn bán ma túy, lừa đảo...
Bước vào Wandsworth, ấn tượng đầu tiên là những tiếng la hét, đập phá của các tù nhân. Tại đây, những người may mắn sẽ được lựa chọn phục vụ trong nhà bếp và nhân viên vệ sinh còn lại hầu hết phải giam mình trong phòng 22 giờ một ngày, chỉ được ra ngoài tập thể dục 30 phút.
Julian Assange là tù nhân nổi tiếng nhất tại đây nên cũng được chú ý hơn cả. Ông chủ Wikileaks ban đầu cũng phải khỏa thân và để cho bác sĩ khám khi mới đến. Ở nhà tù Wandsworth, mọi tù nhân đều được kiểm tra để xem có nguy cơ tự sát hay không.
Assange không được dùng máy tính, thậm chí là bút viết. Một ngày của ông chủ Wikileaks cũng như các tù nhân khác, bắt đầu lúc 7h45, ăn sáng với ngũ cốc và sữa được phát vào đêm trước, và đây cũng là thực đơn cho bữa tối. Ăn trưa lúc 12h45 và tối lúc 16h45.
"Tôi bị giam chung với những kẻ quan hệ tình dục với trẻ em và cả những tên giết hại trẻ em", Julian Assange cho biết. "Những kẻ điên khùng la hét suốt đêm về những tội ác đã gây ra. Ở đây, bạn sẽ phải nghe tiếng khóc lóc, gào rú cả ngày".
Bên trong nhà tù Wandsworth lớn nhất nước Anh.
Trong tù, Assange lúc nào cũng cảm thấy bị nguy hiểm. Ông này thậm chí còn bị mất một chiếc răng sau khi nhai phải một vật kim loại trong chiếc đĩa đựng cơm và đậu trong tù. "Tôi không biết đó đơn giản chỉ là một tai nạn hay có ai đã bỏ nó vào". Assange đã gói chiếc răng gẫy vào một mẩu giấy nhưng sau đó nó đã biến mất khi ông ra khỏi phòng giam để tập thể dục. "Tôi cho rằng chiếc răng được lấy đi vì người ta không muốn có bất kỳ bằng chứng gì về những chuyện đã xảy ra".
Ngoài ra, chuyện liên tục bị bỏ bom thư dọa giết diễn ra như cơm bữa. "Tôi thường xuyên bị dọa giết", Assange tiết lộ.
Nhiều nguồn tin khác cũng cho biết Julian Assange thậm chí còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, ho kinh niên và cao huyết áp, cơ thể mệt mỏi do thiếu vitamin D vì không được thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài.
Tuy nhiên sau đó không lâu, ông chủ Wikileaks được tại ngoại sau khi đóng 240.000 bảng Anh bảo lãnh.
Nhưng ngày 15/6/2012, Anh đã quyết định dẫn độ Assange tới Thụy Điển và việc này khiến nhà sáng lập WikiLeaks phải tới Đại sứ quán Ecuador ở London nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador và tiếp tục đối mặt với cuộc chiến pháp lý chưa có hồi kết.
-----------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 04/08/2017.
Theo Danviet
Hé lộ "cơn ác mộng" của trùm mafia Italia sau song sắt nhà tù Bị kết án 14 năm tù, nhưng chỉ sau 7 tháng trùm mafia Italy đã được thả ra vì không thể chịu nổi cuộc sống trong nhà tù. Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người...