Từ chối phục vụ 6 xe khách dừng đỗ đón trả khách trên đường cao tốc
Chiều 1-4, Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đã từ chối phục vụ 6 xe do vi phạm dừng, đỗ đón trả khách trên hai tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Cầu Giẽ – Ninh Bình sau 3 lần vi phạm.
Cụ thể, các xe mang biển kiểm soát 18B-015.42, 18B-011.92, 18B-009.92, 36N-3593 bị từ chối phục vụ trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình kể từ ngày 4-4. Các xe 18B-013.55 và xe 24B-005.10 bị từ chối phục vụ trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ ngày 2-4.
Theo ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng Tổng công ty VEC, dừng đỗ đón trả khách trên đường cao tốc là hành vi cực kỳ nguy hiểm, tiềm ẩn cao nguy cơ gây tai nạn giao thông. Ngay từ khi đưa vào khai thác, trên hai tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai đã được lắp đặt hệ thống biển báo cấm xe dừng đỗ và có hướng dẫn các phương tiện cách thức đón trả khách.
Tuy nhiên, tình trạng này vẫn ngang nhiên diễn ra và ngày càng phức tạp. Để hạn chế tình trạng dừng đỗ đón trả khách, VEC đã triển khai nhiều biện pháp như: tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện các phương tiện dừng đỗ đón trả khách trên các tuyến đường cao tốc, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý; thống kê ghi lại các phương tiện vi phạm kèm theo thông tin về biển kiểm soát, hình ảnh, chữ ký xác nhận của lái xe hoặc chủ phương tiện thông báo đến các Sở GT-VT các tỉnh đăng ký xe, các hãng xe thông báo hành vi vi phạm.
Đồng thời, đối với những phương tiện được thông báo sau khi vi phạm từ 1 đến 2 lần mà vẫn cố tình tái phạm, VEC sẽ kiên quyết từ chối phục vụ. Việc từ chối đối với các xe trên chỉ hết hiệu lực khi chủ phương tiện đến làm việc với đơn vị vận hành khai thác cam kết không tái diễn việc dừng, đỗ đón trả khách trái phép trên các tuyến cao tốc.
Trước đó, VEC đã thực hiện từ chối phục vụ đối với xe mang BKS 19B-000.46 trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và chỉ tiếp tục phục vụ từ ngày 22-3 sau khi nhà xe này cam kết không đón trả khách sai quy định.
Tuấn Lương
Video đang HOT
Theo Hà Nội Mới
Hà Nội đón hàng loạt dự án PPP vành đai IV
Hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn nằm trên vành đai III, IV dự kiến khởi công hoặc hoàn thành trong năm nay được kỳ vọng sẽ "hạ nhiệt" áp lực cho giao thông Thủ đô.
Các tuyến đường vành đai giúp kết nối các chuỗi đô thị vệ tinh và giảm bớt áp lực cho giao thông Thủ đô
"Đóng mạch" vành đai III
Cho đến thời điểm này, Dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long là một trong những công trình hạ tầng quy mô vốn lớn hiếm hoi do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư triển khai trên địa bàn Thủ đô "chốt" chính xác thời điểm khởi công trong năm nay.
"Chậm nhất là sang tháng 8/2016, chúng tôi sẽ khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên của Dự án", ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long - đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư cho biết.
Cam kết của lãnh đạo Ban Thăng Long là có cơ sở, bởi công tác sơ tuyển cho 2 gói thầu xây lắp chính của Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 5.343 tỷ đồng do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ đã cơ bản hoàn tất với sự góp mặt của các nhà thầu uy tín của Nhật Bản.
Được biết, nếu được tuyển chọn, các nhà thầu sẽ phải xây dựng 5,364 km vành đai III, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, trong đó có tới 4,903 km đường đi trên cao theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/giờ trong vòng 30 tháng.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, việc bàn giao dứt điểm mặt bằng sạch, phục vụ thi công công trình cao tốc trên cao ngay trong năm 2016 là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hà Nội. Được biết, điểm thuận lợi của Dự án là do công trình nằm ở chính giữa đường Phạm Văn Đồng nên Hà Nội sẽ chỉ phải thu hồi 15.332 m2 của 22 tổ chức và 1 hộ dân, một số lượng không đáng kể so với quy mô, tính chất của Dự án.
Là một trong những phân đoạn quan trọng nhất của tuyến vành đai III, Dự án đang nhận được sự kỳ vọng của cả Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội trong việc cải thiện cơ bản hạ tầng khu vực phía Tây Thủ đô. Tuyến cao tốc đi trên cao này có chức năng kết nối thông suốt theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị từ cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long, nâng cao hiệu quả khai thác tuyến cao tốc trên cao đoạn Bắc hồ Linh Đàm - Bắc Thăng Long, kết nối các quốc lộ 1, 5, 6, 32 với Sân bay quốc tế Nội Bài và giảm tải cho đường Phạm Văn Đồng hiện tại.
Cùng nằm trên vành đai III, nhưng có quy mô chỉ vào khoảng 600 tỷ đồng, công trình hầm đường bộ Lê Văn Lương vẫn được UBND TP. Hà Nội đưa vào danh mục 7 công trình cấp bách chống ùn tắc giao thông phải khởi công trong năm nay. Dự kiến, hầm chui Lê Văn Lương là "lối thoát" cho điểm nghẽn, ùn tắc giao thông lớn nhất ở phía Nam Hà Nội, dự kiến sử dụng phần vốn dư của Dự án xây dựng đường vành đai III đoạn Bắc hồ Linh Đàm - Mai Dịch vốn vay ODA Nhật Bản nếu như JICA chấp thuận gia hạn Hiệp định vay vốn được ký từ năm 2008.
Đón các dự án PPP cho vành đai IV
Nếu như các dự án nằm trên đường vành đai III cơ bản được đầu tư bằng nguồn ODA thì các dự án thành phần của tuyến vành đai IV Thủ đô dài 148 km quy mô 4 - 6 làn xe lại do các nhà đầu tư tư nhân đầu tư theo hình thức BOT.
""Việc hình thành tuyến vành đai IV, đặc biệt là đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã rất cấp bách, cần đầu tư sớm để tránh lặp lại bài học từ vành đai III, đường vừa thông xe đã mãn tải", ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết."
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, tính đến đầu tháng 3/2016, Bộ GTVT đã nhận được đơn của 5 liên danh cho 3 đoạn tuyến thuộc vành đai IV, trong đó, đáng chú ý là đề xuất đầu tư đoạn từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT của liên danh Tập đoàn T&T - Công ty TNHH Phú Mỹ.
Dự án này có chiều dài tuyến 13,9 km, trong đó cầu Mễ Sở vượt sông Hồng dài khoảng 2,5 km với chi phí đầu tư lên tới 5.100 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong quý IV/2016, hoàn thành vào quý I/2019.
Theo đề xuất của liên danh nhà đầu tư, tuyến sẽ được xây dựng với quy mô 4 làn xe, rộng 17 m. Trong đó, cầu Mễ Sở có kết cấu bê tông cốt thép đúc hẫng cân bằng, rộng 16 m (bằng 1/2 cầu hoàn chỉnh theo quy hoạch).
Được biết, theo quy hoạch chi tiết đường vành đai IV - vùng Thủ đô đoạn phía Nam Quốc lộ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đoạn từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua cầu Mễ Sở đến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận TP.Hà Nội, Hưng Yên được yêu cầu đầu tư đầu tiên (hoàn thành trước năm 2017) để kết nối hai tuyến cao tốc có lưu lượng lớn nhất khu vực phía Bắc, chia sẻ và giảm tải cho giao thông nội đô, đặc biệt ở khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Nam TP. Hà Nội.
Ngoài đoạn tuyến nói trên, Bộ GTVT đang xem xét đề xuất đầu tư của Công ty cổ phần Toàn Mỹ cho 28 km vành đai IV, đoạn từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến đại lộ Thăng Long; Công ty Đại Tiến Phát cho 34,4 km vành đai IV, đoạn từ Quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
"Việc hình thành tuyến vành đai IV, đặc biệt là đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã rất cấp bách, cần đầu tư sớm để tránh lặp lại bài học từ vành đai III, đường vừa thông xe đã mãn tải", ông Trường cho biết.
"Các tuyến đường vành đai không chỉ kết nối các chuỗi đô thị vệ tinh, mà còn giảm bớt đáng kể cho giao thông nội đô Thủ đô, nên cần được nghiên cứu triển khai sớm", ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước xúc tiến đầu tư tại Nga Tổng công ty nhà nước SCIC đang tìm hiểu từng bước thị trường Nga. Phía Nga muốn SCIC đầu tư vào vùng Viễn Đông nước này. Từ ngày 27 đến 30/3/2016, đoàn công tác của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) do Tổng Giám đốc Lại Văn Đạo làm trưởng đoàn có chuyến công tác tới Liên...