Từ chối món hời, thả rùa quý nặng 10kg về biển
Ngày 26/10, trước sự chứng kiến của đại diện Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân và lãnh đạo xã, anh Nguyễn Viết Lục ở xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã thả con rùa quý nặng hơn 10kg về biển.
Trước đó, anh Lục ra kiểm tra hệ thống cống thoát nước ở tuyến đê hạ nguồn sông Lam (thuộc địa bàn xã Xuân Trường) thì phát hiện con rùa mắt kẹt ở cống thoát nước. Con rùa dài gần 50cm, nặng hơn 10kg.
Anh Lục ôm con rùa về nhà. Rất đông người dân kéo đến xem và cho biết đây là con rùa biển quý hiếm.
Con rùa quý trước khi được thả về biển
Nhiều người đã trả giá muốn mua con rùa biển trên với giá từ 4 đến gần 10 triệu đồng nhưng anh Lục từ chối không bán mà trình báo chính quyền địa phương để thả con rùa về với biển.
Chứng kiến con rùa được thả về biển, đại diện Phòng NN&PTNT cùng lãnh đạo xã Xuân Trường đã biểu dương hành động đầy trách nhiệm trong việc bảo vệ, bảo tồn loài động vật biển của anh Nguyễn Viết Lục.
Tiến Hiệp
Video đang HOT
Theo Dantri
Biến cố ở Ukraine "món hời" cho Trung Quốc
Chỉ bằng cách không thể hiện lập trường rõ ràng, Trung Quốc đã trở thành thành quốc gia thu được nhiều lợi nhất từ cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.
Sau khi bán đảo Crimea tiến hành trưng cầu dân ý và sát nhập với Nga, phương Tây ngay lập tức đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt Mátxcơva.
EU và Mỹ cùng nhau áp đặt các lệnh cấm vận đối với các quan chức Nga và Ukraine có liên quan tới vấn đề Ukraine. Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ và các quốc gia phương Tây vận động một nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea. Ngoài ra, các cường quốc thuộc nhóm G8 cũng quyết định dừng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức ở Sochi và Nga tạm thời bị "hất cẳng" khỏi nhóm này.
Nga rơi vào thế cô lập về chính trị. Đúng lúc đó, Trung Quốc trở thành "vị cứu tinh" cho Mátxcơva.
Trung Quốc đã thể hiện một lập trường rất "nước đôi" về vấn đề Ukraine, không đứng về phương Tây cũng không đứng về phía Nga. Trong cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga tại Hội đồng Bảo an, ngoài Nga là quốc gia phủ quyết, Trung Quốc là thành viên duy nhất bỏ phiếu trắng. Sự im lặng của Trung Quốc được coi là hành động ủng hộ đối với Nga và có vẻ Nga rất "cảm kích" Trung Quốc về điều đó.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những đơn hàng "béo bở" từ Nga
Trong lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin kí kết hiệp ước chính thức sát nhập bán đảo Crimea và nước này, Mátxcơva tiết lộ một loạt kế hoạch "hướng đông", đặc biệt là tăng cường hợp tác với Trung Quốc về kinh tế và quân sự.
Một thỏa thuận trị giá 85 tỷ USD để Nga cung cấp dầu khí cho Trung Quốc cùng một thỏa thuận khí đốt mà hai nước đã thương lượng trong nhiều năm qua đang được thúc đẩy để tiến tới kí kết. Nếu các thỏa thuận này được hoàn thiện và trở thành chính thức trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng Năm tới của Tổng thống Putin, Trung Quốc sẽ có thêm nguồn cung giúp "giải tỏa cơn khát" năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ của nước này.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất muốn đầu tư vào các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hóa ở Nga. Việc Mátxcơva bị phương Tây "xa lánh" sẽ giúp Trung Quốc có cơ hội xâm nhập vào một số ngành công nghiệp chiến lược của Nga.
"Với việc phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận với Nga, tình hình sẽ nhanh chóng chuyển theo hướng có lợi cho Trung Quốc", Brian Zimbler, giám đốc điều hành chi nhánh Mátxcơva của công ty luật quốc tế Morgan Lewis, nhận định.
Nga cũng bóng gió sẽ thực hiện một loạt hợp đồng quân sự có lợi cho Trung Quốc.
Chuyên gia Vassily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Mátxcơva cho rằng có thể Nga sẽ kí hợp đồng bán máy bay Sukhoi Su-35 cho Trung Quốc trước chuyến thăm Bắc kinh của Tổng thống Putin.
Theo truyền thông Nga, có khả năng nước này sẽ bán tàu ngầm lớp Kalina thế hệ 5 cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay Tổng thống Nga Putin cũng đã bật đèn xanh để nước này bán hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc. Từ năm 2011, Bắc Kinh đã bày tỏ mong muốn được sở hữu hệ thống tên lửa hiện đại này của Nga.
Ngoài ra, Nga sẽ triển khai thêm các cuộc tập trận và mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc.
Thoát khỏi thế bao vây từ Mỹ
Theo giới phân tích, sau biến cố Ukraine, chiến lược "Trục châu Á" của Mỹ sẽ tạm thời dừng lại để nước này tập trung vào các chính sách "hãm chân" Nga trỗi dậy. Một số học giả Mỹ đề xuất chính phủ nước này tăng cường hiện diện quân sự tới châu Âu, đặc biệt là các quốc gia Baltic và một số nước láng giềng của Nga.
"Trục châu Á" được nhìn nhận là chiến lược của Mỹ nhằm "kiềm chế" Trung Quốc, người khổng lồ châu Á, vươn lên thành cường quốc thế giới. Chính quyền Obama đã lên kế hoạch sẽ điều động thêm lực lượng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác về an ninh với các đồng minh và đối tác ở khu vực này.
Tuy nhiên, trong tình trạng ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh và phải quay trở lại đối phó với Nga, Mỹ sẽ tạm thời "bỏ rơi" châu Á. Khi đó, Trung Quốc sẽ được "thảnh thơi" giải quyết các vấn đề trong nước thay vì phải đối phó với chiến lược "Trục châu Á".
Ngoài ra, việc hợp tác với Nga cũng giúp Bắc Kinh thoát khỏi tình trạng bị cô lập, không có đồng minh trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện đang tham gia tranh chấp chủ quyền với gần 20 quốc gia láng giềng ở cả trên biển và đất liền.
Như vậy, sau biến cố Ukraine, Trung Quốc là quốc gia giành chiến thắng, một kết quả mà tác giả Eric X. Li trên trang Huffington Post mô tả là "bắt được nhiều con chim mà không cần tốn viên đá nào".
Theo Infonet
Moto G giảm giá mạnh chỉ còn 1,7 triệu đồng Đây có thể là dấu hiệu giảm giá toàn cầu của smartphone giá rẻ này. Vừa qua, nhà mạng U.S. Cellular (Mỹ) đã chính thức giảm giá mạnh smartphone Moto G chỉ còn 80 USD (gần 17 triệu đồng) không bao gồm hợp đồng dịch vụ mạng. Mặc dù, chiếc Moto G này là bản khóa mạng và chỉ có thể sử dụng...