Từ chối luật sư: Thực hư thế nào?
Từ trong trại tạm giam, bị can viết giấy từ chối luật sư để điều tra viên chuyển ra cho luật sư xem. Dựa vào đó, cơ quan điều tra không cho luật sư tham gia tố tụng. Hiện tượng bất thường này xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua…
Ngày 10-10, luật sư (LS) Nguyễn Khả Thành (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Phú Yên) đã có đơn đề nghị VKSND huyện Đông Hòa bằng chức năng của mình kiểm sát xem việc bị can Nguyễn Duy Phong viết đơn từ chối LS bào chữa là có thật hay không.
Bị can từng khóc nói mẹ nhờ luật sư giúp
Trước đó, Phong bị khởi tố, bắt tạm giam về tội mua bán trái phép chất ma túy. Mẹ của Phong kể khi vào thăm nuôi con, bà thấy Phong khóc nức nở, nói: “Mẹ ơi! Mẹ nhờ bác Thành LS cứu con!”. Vì vậy, bà đến nhờ và LS Thành đã nhận lời bảo vệ miễn phí cho Phong.
Sau khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra (CQĐT) Công an huyện Đông Hòa cấp giấy chứng nhận bào chữa theo luật định, LS Thành đã bị từ chối với lý do bị can tự nguyện viết đơn không nhờ LS. Theo văn bản của CQĐT thì Phong viết giấy cho biết mình có đủ khả năng tự bào chữa cho mình.
Trong khi đó, mẹ của Phong rất nghi ngờ vì gia đình bà thân thiết với LS Thành, bản thân Phong cũng biết LS từ hồi nhỏ và từng khóc xin nhờ LS giúp đỡ khi gặp bà trong trại tạm giam thì không thể bỗng dưng từ chối như vậy được. “Tôi không tin là con tôi tự nguyện viết đơn từ chối LS. LS Thành cũng cho rằng đây là điều bất thường” – mẹ của Phong nói.
Chuyện ngày càng phổ biến
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiền (cán bộ Đội Điều tra tội phạm hình sự – kinh tế – ma túy Công an huyện Đông Hòa) cho rằng sự việc trên “không có gì bất thường”. Việc bị can tự nguyện viết đơn từ chối LS là không ai ép buộc. Trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.
Video đang HOT
Chuyện Phong từ chối LS có uẩn khúc gì hay không sẽ do VKSND huyện Đông Hòa – với chức năng kiểm sát điều tra – xác minh, kết luận. Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là trong thời gian qua, những vụ bị can bị tạm giam viết giấy từ chối LS (các LS đều không hề được tiếp xúc trực tiếp với bị can) diễn ra ngày càng phổ biến. Thân nhân các bị can và giới LS thì luôn nghi ngờ. Đã có những vụ ở giai đoạn điều tra, bị can viết giấy từ chối LS đưa cho điều tra viên (ĐTV) mang ra cho LS xem. Dựa vào đó, CQĐT không cho LS tham gia tố tụng. Tuy nhiên, đến khi ra phiên tòa, chính người từng từ chối LS đó đã yêu cầu được mời LS bào chữa và cho biết bị ĐTV dọa, ép phải viết giấy từ chối LS…
Việc bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa để được có mặt ngay từ giai đoạn điều tra đang là điều mong mỏi của giới luật sư. Ảnh minh họa: T.TÙNG
Gần đây, đầu tháng 6, LS Cao Ngọc Sơn (Đoàn LS TP.HCM) được cha của bị can HHP (bị khởi tố về tội cướp tài sản) nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ P. ngay từ giai đoạn điều tra. Lần đầu, LS Sơn đến CQĐT Công an quận 8 (TP.HCM) nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì được cán bộ tiếp đón niềm nở rồi hẹn chờ làm thủ tục. Lần thứ hai, LS Sơn đến hỏi kết quả xem xét hồ sơ thì ĐTV nói chưa cấp giấy được vì chưa hỏi ý kiến của bị can P. Chờ mãi không thấy hồi âm, LS Sơn tiếp tục đến công an quận hỏi, lúc này ĐTV đưa cho ông một tờ giấy với nội dung: “Tôi là HHP, tôi tự cảm thấy hành vi phạm tội của mình đã rõ, tôi cũng thấy mình có thể tự bào chữa được nên không cần LS”.
Nghi ngờ đây không phải là ý chí của P., LS Sơn yêu cầu ĐTV cho gặp trực tiếp bị can để xác thực thì bị ĐTV từ chối với lý do: “LS chưa có giấy chứng nhận bào chữa thì chưa thể gặp được bị can”. Đến đây thì LS Sơn đành phải xách cặp ra về.
Hai tháng sau, LS Sơn nhận bảo vệ quyền lợi cho NTTT (bị Công an thị xã Thuận An, Bình Dương khởi tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) sau khi có yêu cầu của người nhà bị can. Cũng đến CQĐT nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa rồi chạy tới chạy lui hỏi kết quả nhiều lần, cuối cùng LS Sơn nhận được một thông báo từ chối cấp giấy của CQĐT với lý do bị can tự nguyện từ chối LS. Kèm theo thông báo này là một tờ giấy viết tay của T. cũng với nội dung: “Tôi tự nhận thấy hành vi phạm tội đã rõ, tôi tự thấy có đủ khả năng bào chữa cho mình mà không cần nhờ LS”. Lẽ dĩ nhiên yêu cầu được gặp bị can T. của LS Sơn sau đó cũng bị CQĐT từ chối.
Bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa?
“Chẳng ai không muốn được bảo vệ, nhất là với những người đang vướng vào vòng lao lý. Lúc đó họ ở trong tình cảnh như người đuối nước gặp được chiếc phao cứu hộ thì phải bấu víu vào đó để mong chờ cơ hội sống sót. Vậy việc họ tự nguyện từ chối LS này liệu có hợp lý?” – Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) nhận xét.
Theo Thẩm phán Hùng, đã đến lúc phải sửa đổi BLTTHS để xóa bỏ hiện tượng bất thường này. Ban soạn thảo sửa đổi BLTTHS (Thẩm phán Hùng là thành viên) đã nhận được nhiều ý kiến mạnh mẽ từ phía Liên đoàn LS Việt Nam đề nghị bỏ quy định về cấp giấy chứng nhận bào chữa và ông rất đồng ý. Bởi thực tế nó là một thủ tục hành chính rườm rà, là rào cản rất lớn cho hoạt động của LS.
LS Phan Ngọc Nhàn (Đoàn LS tỉnh Đắk Lắk) thì đề xuất trong khi chờ sửa đổi BLTTHS, trước mắt các cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa theo hướng: Chỉ cần ngươi thân, người quen, ban be của ngươi bi tam giư, bi can, bi cao bị tạm giam yêu cầu là LS được cấp giấy chứng nhận mà không bắt buộc phải có chữ ký đồng ý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tạm giam. Sau khi LS đã được cấp giấy rồi, đã tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo bị tạm giam rồi mà họ thấy không hài lòng thì họ vẫn có quyền từ chối LS để nhờ LS khác. Hoặc hướng dẫn CQĐT phải tạo điều kiện cho LS gặp trực tiếp bị can để xác nhận bị can có đồng ý cho mình bào chữa hay không.
“Cần quy định các biện pháp chế tài nếu chứng minh được người tiến hành tố tụng cố tình cản trở người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền nhờ LS. Hiện nay nếu phát hiện ĐTV có sai sót trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa thì thường CQĐT cũng chỉ khắc phục bằng cách mời LS đến và cấp giấy cho LS. Bản thân ĐTV không bị chế tài gì ngoài việc rút kinh nghiệm. Như vậy là chưa sòng phẳng, chưa công bằng với người tham gia tố tụng và LS” – LS Phạm Minh Tâm (Đoàn LS TP.HCM) nói.
“Tôi có muốn từ chối đâu”
Trước đây bị can LHD bị Công an TP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) khởi tố vì đã cưỡng đoạt xe đạp của hai em nhỏ. Trong quá trình điều tra, D. và mẹ tự tay viết một lá đơn từ chối LS, cho biết sẽ tự bào chữa tại tòa với lý do D. tự thấy tội trạng đã rõ; trong quá trình lấy cung các ĐTV làm việc khách quan, không đánh đập, dụ dỗ… Khi hồ sơ vụ án được chuyển sang VKSND TP Vũng Tàu, cơ quan này đã phải yêu cầu đoàn LS tỉnh cử người bào chữa chỉ định cho D. vì chưa đủ 18 tuổi. Tại phiên xử, D. cho biết từ khi bị khởi tố, mình luôn mong muốn có LS bào chữa. Tương tự, đầu năm 2012, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã tạm hoãn phiên xử vụ PVD bị truy tố về tội cố ý gây thương tích vì hồ sơ còn nhiều điểm sai sót, chưa rõ, trong đó có cả việc bị cáo nói rằng trước đó mình viết đơn từ chối LS là do ĐTV tác động chứ bản thân không hề muốn từ chối. Vụ khác, LS Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM) kể, ông từng bị Công an tỉnh B. từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa với lý do bị can có đơn không thuê LS từ giai đoạn điều tra. Khi ông yêu cầu xem đơn của bị can, ĐTV không cho, nói đó là… tài liệu mật. Sau đó LS Tuấn phải chờ đến giai đoạn hồ sơ chuyển sang VKS mới tham gia vụ án được. Gặp LS, bị can cho biết mình không hề từ chối LS. LS phải có mặt từ đầu Hiến pháp đã quy định việc LS được tham gia vụ án ngay từ đầu, cùng thu thập chứng cứ, lắng nghe thân chủ để có căn cứ bào chữa. Vì vậy sự có mặt của LS từ đầu trong quy trình tố tụng phải là điều kiện bắt buộc. Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN SINH HÙNG phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức TAND sửa đổi ngày 23-9-2014 Nhờ Liên đoàn LS can thiệp Về lâu dài nên chính thức ghi nhận quyền im lặng cùng các nội hàm của nó trong BLTTHS. Còn trước mắt, khi bị làm khó, các LS nên kiến nghị nhờ Liên đoàn LS Việt Nam can thiệp. Mặt khác, bản thân các LS cũng cần làm văn bản yêu cầu thủ trưởng CQĐT cho gặp trực tiếp bị can trước sự chứng kiến của đại diện VKS nhằm xác định lại việc từ chối của bị can trước đó là đúng ý chí của họ hay không. LS BÙI QUỐC TUẤN, Đoàn LS TP.HCM
Theo Thanh Tùng – Tấn Lộc
Pháp luật TP HCM
Bắt khẩn cấp 5 đối tượng trong vụ ẩu đả khiến 1 người chết
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Trọng Hiển (SN 1998, ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Theo thông tin ban đầu, ngày 9/9, nhiều người dân phát hiện 1 thi thể nam giới tại ao cá của gia đình anh Nguyễn Tiến Ước, ở xã Tam Phúc. Sự việc sau đó đã được thông báo tới cơ quan chức năng.
Tiếp nhận thông tin vụ việc, cùng ngày lực lượng Công an huyện Vĩnh Tường đã có mặt để tiến hành vớt, khám nghiệm thi thể theo đúng quy định để điều tra.
Danh tính nạn nhân xấu số được xác định là anh Nguyễn Trọng Hiển (SN 1998) ở xã Tam Phúc (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Kết quả giám định cho thấy nạn nhân tử vong do bị đánh và ngã xuống ao.
Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định, khoảng 21h30 ngày 8/9, tại quán cà phê Ánh Dương của gia đình anh Ước đã xảy ra một vụ ẩu đả giữa 2 nhóm thanh niên. Anh Hiển là nạn nhân đã bị tử vong sau vụ ẩu đả đó.
5 đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan công an.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng gồm: Phan Thế Lợi (SN 1991, trú tại ở xã Tuân Chính); Nguyễn Văn Phúc(SN 1993, ở xã Vũ Di); Nguyễn Văn Tú (SN 1991); Vũ Thế Hùng (SN 1993); Nguyễn Quang Sơn (SN 1994), đều trú tại xã Tam Phúc (Vĩnh Tường) để điều tra.
Cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cường - Thái
Theo Dantri
Hà Nội: Nhiều người mất tiền "chạy việc" cho "nữ quái" bán hàng rong Chỉ bán hoa quả rong nhưng Nguyệt "nổ" là cán bộ Sở Tư pháp Hà Nội, nhận tiền "chạy việc" của nhiều người, sử dụng vào mục đích cá nhân. Ngày 18/9, Công an quận Hà Đông cho biết vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Thị Nguyệt (SN 1983, ở Lam Sơn, Thanh Miện, Hải Dương) về hành vi lừa...