Từ chối lời mời của Mỹ, Ấn Độ mua tên lửa chống tăng Spike của Israel
Từ chối các lời đề nghị mua tên lửa Javelin từ Mỹ, Ấn Độ đã quyết định chọn mua tên lửa chống tăng dẫn đường Spike của Isarel để tăng cường sức mạnh quân sự đất nước.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ cho biết, nước này sẽ mua ít nhất 8000 tên lửa Spike và hơn 300 bệ phóng theo một thỏa thuận trị giá 525 triệu USD.
Chính phủ 5 tháng tuổi của Thủ tướng Narendra Modi đang muốn tăng cường hỏa lực của đất nước thông qua các đơn đặt hàng quốc phòng, trong bối cảnh căng thẳng gần đây với Trung Quốc và các vụ đụng độ trên biên giới Kashmir với Pakistan.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Phát biểu về quyết định này của chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley, người nắm giữ danh mục đầu tư tài chính cho rằng: “An ninh quốc gia là mối quan tâm tối thượng của chính phủ. Tất cả các rào cản và vướng mắc trong quá trình mua bán vũ khí cần được giải quyết nhanh chóng”.
Được biết, tên lửa chống tăng Spike là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển). Nó được hãng Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel chế tạo.
Video đang HOT
Cận cảnh tên lửa chống tăng Spike của Israel
Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác, sử dụng nên vừa mới xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới đã được nhiều quốc gia ưa chuộng, tin dùng.
Spike có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,… Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. Nó có thể đánh bại đối thủ cùng loại Javelin của Mỹ, do công ty Quốc phòng Lockheed Martin Corp và Raytheon Co Mỹ phát triển.
Trong chuyến thăm Washington của ông Modi vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã dốc sức giới thiệu và thuyết phục Ấn Độ đầu tư vào tên lửa Javelin do nước này sản xuất. Các quan chức cấp cao Mỹ cho rằng việc thảo luận về Javelin sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ công nghiệp Quốc phòng giữa hai nước, và tăng thị phần sản xuất tên lửa trong nước.
Các nhà phân tích ước tính rằng Ấn Độ, “cường quốc” mua vũ khí lớn nhất thế giới, sẽ đầu tư khoảng 250 tỷ USD nâng cấp quân sự và thu hẹp khoảng cách với đối thủ chiến lược Trung Quốc.
Theo An Ninh Thủ Đô
Đức trang bị vũ khí hạng nặng cho người Iraq chống phiến quân
Chính phủ Đức ngày 31/8 đã quyết định sẽ trang bị tên lửa chống tăng, súng máy và lựu đạn cầm tay cho những người Kurd tại Iraq đang chiến đấu chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS). Số vũ khí trị giá hơn 90 triệu USD.
Các chiến binh người Kurd tại Iraq sẽ nhận được nhiều vũ khí từ Đức
Quyết định trên được đưa ra sau một cuộc họp giữa thủ tướng Đức Angela Merkel và các Bộ trưởng tại Berlin để thảo luận điều mà Bộ trưởng quốc phòng Ursula von der Leyen mô tả là một tình huống "cực kỳ nghiêm trọng" tại Iraq.
Các chiến binh của IS đang hoạt động với "sự tàn độc không khoan nhượng", bà von der Leyen phát biểu trong một cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier, và cho biết thêm cộng đồng quốc tế phải ủng hộ những người đang bị tấn công.
Số thiết bị trên sẽ được bàn giao theo 3 giai đoạn, bao gồm 30 tên lửa chống tăng, 16.000 súng trường tấn công, 8000 súng ngắn cùng các hệ thống tên lửa chống tăng di động.
Ngoài vũ khí, Đức còn dự định gửi tới Iraq các vật dụng khác như lều bạt, mũ bảo hiểm và thiết bị bộ đàm, bản danh sách do Bộ quốc phòng nước này công bố cho biết.
Đợt bàn giao đầu tiên sẽ đủ vũ khí để trang bị cho khoảng 4000 binh sỹ, diễn ra trước cuối tháng 9 này, bà von der Leyen xác nhận.
Số thiết bị trên, được xuất từ kho dự trữ của quân đội Đức, ước tính trị giá khoảng 92 triệu USD.
"Nhóm khủng bố, nhà nước Hồi giáo, là một mối đe dọa chết người đối với hàng trăm nghìn người", ông Steinmeier tuyên bố.
Hôm 20/8, Đức từng tuyên bố sẵn sàng chuyển vũ khí để hỗ trợ những người Kurd tại Iraq.
Những phần tử vũ trang của IS, gồm chủ yếu người Hồi giáo dòng Sunni, cùng các đồng minh của nhóm này đã chiếm một phần rộng lớn lãnh thổ phía Bắc và Tây Iraq cùng phía Đông Bắc nước Syria láng giềng. Nhóm này đã thực hiện một loạt các vụ hành quyết khiến cả thế giới bị sốc.
Trước quyết định của Đức, các nước khác như Mỹ, Ý, Pháp và Anh cũng đã có động thái tương tự để ủng hộ người Iraq chống IS.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nga sẽ phát triển robot trang bị tên lửa chống tăng Nga sẽ sản xuất hàng loạt robot quân sự mang theo tên lửa chống tăng trước năm 2019. Bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ Tiếng nói nước Nga cho biết, Moscow đang phát triển một loại robot lớn có khả năng mang tên lửa dựa trên loại xe bọc thép GAZ Tigr hiện tại của quân đội nước...