Từ chỗ vứt đi, nay cọng lục bình khô đắt đỏ, bán 1kg lãi 7.000 đồng
Hiện nay, cọng lục bình khô được thương lái thu mua tại các địa phương như Long Mỹ ( Hậu Giang), Gò Quao (Kiên Giang), Tam Bình (Vĩnh Long)… với giá dao động từ 11.000 – 12.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với cách đây khoảng 2 tháng.
Hai tháng nay, ở thị xã Long Mỹ ( tỉnh Hậu Giang), giá lục bình nguyên liệu được các chủ cơ sở đan đát mua với giá 12.000 đồng/kg, tăng cao so với trước nên người dân rất phấn khởi, tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi vớt lục bình về phơi khô.
Giá cọng lục bình khô hiện nay tăng cao là do thời tiết mưa nhiều nên khó phơi, nguồn cung hạn chế
Nguyên nhân là đang vào mùa mưa nên lục bình khó phơi khô làm cho nguồn cung ít. Với giá này, nông dân thu lời 7.000 đồng/kg lục bình khô.
Ông Hồ Văn Út, Giám đốc HTX Kim Ngân, khu vực Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, cho biết thời tiết mưa nhiều như hiện nay làm cho nguồn cung lục bình nguyên liệu cho cơ sở của ông giảm nhiều. Hiện HTX thu gom lục bình khô chỉ đủ để đan đát cho các đơn hàng mà nhiều công ty đặt, chứ không đủ bán lục bình nguyên liệu như lúc trước. Tuy nhiên, qua tháng mưa thì giá lục bình sẽ bình ổn trở lại, dao động từ 8.000-10.000 đồng/kg do nguồn cung dồi dào.
Video đang HOT
Do đang vào mùa mưa nên lục bình mất nhiều công phơi khô hơn trước.
Theo những nông dân chuyên đi cắt cọng lục bình về phơi khô bán cho các cơ sở làm nghề đan đát thủ công ở thị xã Long Mỹ, giá cọng lục bình khô hiện nay tăng cao là do thời tiết mưa nhiều nên khó phơi, có khi phải mất từ 5 – 7 ngày mới được một mẻ. Hơn nữa, năm nay lũ lớn, cộng với triều cường gây ngập nhiều nên thiếu sân phơi. Nguồn cung hạn chế nên giá tăng mạnh.
Lục bình là một loài cây thủy sinh, sinh trưởng tốt và phát triển nhanh trong môi trường nước. Trước đây người dân thường phải vớt lục bình vứt đi để khơi thông kênh rạch, nhưng những năm gần đây, do nhu cầu khai thác phục vụ chế biến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tăng vọt nên nguồn lục bình nguyên liệu trong tự nhiên giảm đáng kể. Do đó, giá lục bình khô cũng theo đó tăng dần.
Cọng lục bình khô có thể dùng đan nhiều sản phẩm độc đáo, tiện dụng như túi xách, giỏ đựng trang trí, thảm, đệm lót ghế ngồi… Ảnh minh hoạ: I.T
Thông thường, để có 10kg lục bình khô, phải chọn cắt khoảng 100kg lục bình tươi, phơi sấy từ 3 – 5 ngày. Nghề phơi lục bình dễ làm, không cần vốn, lại cho thu nhập khá, vì vậy nhiều lao động ở nông thôn chọn nghề này cải thiện kinh tế gia đình.
Cô Lê Thị Nguyệt ở ấp 2, xã Mỹ Trà, TP.Cao Lãnh cho biết: “Nhờ lục bình tăng giá mà kinh tế gia đình tôi bớt khó khăn. Nếu như trước đây giá 1kg lục bình khô khoảng 5.000 đồng, một ngày tôi kiếm được 70.000 đồng. Giờ giá lục bình tăng gấp đôi nên trung bình một ngày tôi kiếm được khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Khoảng tiền đáng kể này giúp tôi trang trải cuộc sống gia đình”.
Theo Danviet
Mùa nước nổi nuôi cá ruộng, cá chỉ ăn rơm rạ mà thu cả tấn
Ở vùng đất trũng thuộc ấp Long Hưng 1, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) hiện đang vào mùa nước nổi. Lũ tràn đồng vì thế phần lớn bà con không canh tác vụ lúa vụ 3, mà cùng nhau nuôi cá trong ruộng lúa. Thức ăn của cá chính là rơm rạ sẵn có trong ruộng, cuối vụ, mỗi ha cá ruộng bắt được 900kg tới 1,2 tấn...
Cụ thể là ở đồng số 4 thuộc ấp Long Hưng 1, hiện có hơn 30 nông dân đang kết hợp nuôi cá ruộng trên một diện tích lớn. Với cách nuôi này, người dân chỉ cần bỏ vốn mua con giống còn chi phí thức ăn, công chăm sóc không nhiều mà hiệu quả vẫn cao, lại diệt được mầm bệnh cho vụ lúa Đông Xuân.
Hơn 30 hộ dân ấp Long Hưng 1 cùng quây lưới 1 khu đồng lại để nuôi cá ruộng chung. Việc nuôi chung cá ruộng thế này đỡ tốn chi phí về lưới quây, công chăm sóc và không tốn thức ăn.
Theo mô hình nói trên, thức ăn của cá chính là rơm rạ sẵn có trong ruộng. Chỉ 3 - 4 tháng, cá đã cho thu hoạch với năng suất trung bình 900 kg - 1,2 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, người nuôi cũng thu lãi từ 8 đến 10 triệu đồng/ha/vụ.
Nuôi cá ruộng sau thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng giúp cho vụ lúa kế tiếp giảm được chi phí về tiền phân bón và hạn chế sâu bệnh, đem lại năng suất cao cho nông dân.
Thu hoạch cá ruộng ở TX Ngã Bảy những mùa trước. Ảnh: Bích Châu (Báo Hậu Giang).
Ông Phạm Văn Tám, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú cho biết: với cách nuôi truyền thống, mỗi người tự đăng lưới trên khu vực ruộng của mình thì sẽ tốn chi phí nhiều hơn so với việc chỉ cần bao quanh chu vi ruộng của nhiều hộ, giảm được chi phí tiền mua lưới đăng, môi trường sống của cá rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào cá sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tăng năng suất cho bà con nông dân.
Tuy mô hình đơn giản dễ thực hiện, nhưng người nuôi phải chăm chỉ thường xuyên kiểm tra cống, bọng, lưới bao xung quanh ruộng để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng, đồng thời đảm bảo cho cá không thất thoát ra ngoài trong suốt quá trình nuôi.
Giá trị lớn mang lại từ mô hình nuôi cá ruộng theo hình thức kinh tế tập thể là góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn cá tự nhiên được bảo vệ thông qua mô hình này tạo hướng sản xuất tập thể bền vững cao hơn so với thâm canh 03 vụ lúa và nuôi theo truyền thống. Trong thời gian tới Tổ kỷ thuật nông nghiệp và Hội nông dân xã sẽ tiếp tục vận động bà con nuôi theo hình thức tập thể tại các cánh đồng trên địa bà xã.
Theo Danviet
Nuôi lươn mùa lũ ở miền Tây: Cứ bán 1 ký lời 100 ngàn Tranh thủ mùa nước nổi, lươn theo nước lũ về nhiều, người dân nuôi lươn ở TX Long Mỹ (Hậu Giang) tranh thủ thu gom đưa vào nuôi trong hầm, vèo. Theo tính toán, sau 6 tháng nuôi, bình quân người dân lời 100 ngàn đồng mỗi ký lươn bán ra thị trường. Người nuôi lươn ở thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu...