Từ chiếc mũ 16 USD đến thương hiệu tỷ ‘đô’ khiến công nhân đường sắt, ngôi sao nổi tiếng và cả… tội phạm mê mẩn
Từng có thời điểm, Carhartt rất phổ biến với những kẻ buôn ma túy tại Mỹ bởi sự kín đáo và ấm áp trong thời tiết lạnh giá.
Carhartt là một thương hiệu chuyên sản xuất đồ bảo hộ lao động được thành lập năm 1889 tại Michigan. Kể từ đó, nó đã trở thành đồng phục không chính thức của lực lượng lao động tay chân, từ công nhân đường sắt, nông dân, thợ mộc và công nhân xây dựng ở Mỹ. Một thời gian sau, khi cộng đồng hip-hop bắt đầu nở rộ phong cách thời trang mang tính “bụi bặm” của Carhartt, nó đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng văn hóa tại Mỹ.
Ngày nay, hầu như không thể dạo quanh bất kỳ thành phố lớn nào, từ New York, Los Angeles, Tokyo cho đến London mà không bắt gặp áo khoác, mũ lên và quần Carhartt.
Đến nay, mũ len là sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng với 4 triệu chiếc được bán ra mỗi năm. Hàng loạt ngôi sao đình đám thế giới như Jamie Foxx, Kanye West, Rihanna, Bella Hadid và Drake đều ưa chuộng trang phục của Carhartt.
Rapper Kanye West mặc áo của Carhartt.
Dưới đây cách Carhartt từ chỗ là thương hiệu cho dân lao động trở thành một biểu tượng thời trang hiện đại:
Năm 1889, Hamilton Carhartt mở một xưởng nhỏ ở Michigan. Với hai máy may và năm công nhân, ông bắt đầu sản xuất trang phục cho tầng lớp lao động chân tay tại Mỹ. Sản phẩm chủ yếu là áo khoác vải dày và quần yếm.
Cơ sở ban đầu của Carhartt khá khiêm tốn.
Video đang HOT
Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, Carhartt đã trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều người. Ngoài có giá phải chăng, trang phục của hãng còn rất bền, đặc biệt là khi được mặc trong những môi trường làm việc khắc nghiệt hơn bình thường.
Năm 2019, Carhartt đạt hơn 1 tỷ USD doanh thu và vẫn thuộc sở hữu của gia đình nhà sáng lập. Mặc dù vậy, mục đích ban đầu của Carhartt không phải là trở thành một biểu tượng thời trang đường phố.
Từng có thời điểm, Carhartt rất phổ biến với những kẻ buôn ma túy bởi sự kín đáo và ấm áp trong thời tiết lạnh giá. Một tác giả nhận xét: “Sự nghiệt ngã của cuộc sống tội phạm đỏi hỏi chúng phải có những chiếc áo khoác có giá phải chăng, kín đáo và có khả năng giữ ấm tốt”.
Khi Carhartt trở thành biểu tượng của văn hóa đường phố tại Mỹ, các nghệ sỹ hip-hop bắt đầu diện sản phẩm của hãng trong video ca nhạc và trên sân khấu. Điều này càng khiến thương hiệu trở nên nổi tiếng.
Năm 1992, hãng đĩa hip-hop Tommy Boy đã gửi 800 chiếc áo khoác thêu của Carhartt đến các nhà thẩm định như một chiến dịch marketing cho sản phẩm. Sau này, những chiếc áo trên được bán với giá lên tới 3.700 USD trên thị trường bán lại.
Một bài báo trên New York Times viết rằng áo khoác Carhartt đã trở thành một món phụ kiện thời trang được yêu thích của rapper vào những năm 1990. Người lao động chân tay đã xác thực chất lượng của Carhartt, còn cộng đồng hip-hop đã khiến thương hiệu trở nên “ngầu” hơn bao giờ hết.
Mũ len là sản phẩm bán chạy nhất của Carhartt.
Đến năm 1989, hai nhà thiết kế người Thụy Sỹ là Edwin và Salome đã ký một thỏa thuận với Carhartt để tạo ra một dòng trang phục được thiết kế riêng, phù hợp hơn với phong cách thời trang đường phố. Chúng sẽ đắt hơn so với sản phẩm truyền thống của Carhartt và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Carhartt cũng đã hợp tác với một số gã khổng lồ thời trang đường phố như Supreme hay Stussy.
Về việc kết hợp cùng các thương hiệu lớn khác, Carhartt cho biết họ rất thận trọng để phân biệt thương hiệu cốt lõi của mình và dòng sản phẩm hợp tác. Ngay cả trong nền kinh tế ngày càng dựa vào dịch vụ như hiện nay tại Mỹ, Carhartt vẫn muốn trở thành một phần không thể thiếu đối với tầng lớp lao động tay chân đang thu hẹp dần.
5 người vô gia cư nổi tiếng nhờ ăn mặc sành điệu
Cuộc sống của Trình Quốc Vinh không mấy tốt đẹp dù có cơ hội trở thành người mẫu.
Năm 2010, người đàn ông vô gia cư có tên Trình Quốc Vinh trở thành hiện tượng mạng sau khi bức ảnh chụp anh trên đường phố được đăng tải. Mọi người cho rằng mái tóc bù xù, ria mép và những bộ quần áo được chắp vá ngẫu nhiên càng làm tăng thêm vẻ quyến rũ cho anh. Kể từ đó, Trình Quốc Vinh được đặt biệt danh là kẻ lang thang quyến rũ nhất Trung Quốc hay "Brother Sharp". Ảnh: Beggars&Buskers.
Trước khi trở thành người vô gia cư và mắc bệnh về thần kinh, Quốc Vinh bị mất việc, mất hết tài sản. Cho đến khi nhìn thấy các bức hình trên mạng xã hội, gia đình vẫn nghĩ anh đã chết. Sau khi nổi tiếng, Quốc Vinh được mời đóng quảng cáo, làm người mẫu. Người hâm mộ cũng quyên góp tiền giúp anh trở về quê hương. Tuy vậy, anh lại bỏ nhà ra đi do bệnh cũ tái phát. Hiện nay, không ai biết tung tích của người vô gia cư điển trai ngày nào. Ảnh: Her Beauty.
Người phụ nữ trong ảnh có tên Rosy, khoảng 80 tuổi. Bà đã lang thang trên đường phố ở Vilnius (Lithuania) trong 30 năm. Sự nghèo đói không ngăn cản bà Rosy thỏa sức sáng tạo, ăn mặc theo phong cách riêng. Nhờ những bộ trang phục sặc sỡ, bà lão vô gia cư trở nên nổi tiếng và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người đi đường. Ảnh: Bored Panda.
Theo Bored Panda, tất cả quần áo của bà Rosy đều là đồ từ thiện. Ảnh: Bored Panda.
Một nhiếp ảnh gia đến từ Ukraine vô tình phát hiện ông Slavik (55 tuổi) trên đường phố. Anh bị thu hút bởi gu ăn mặc của người đàn ông vô gia cư này. Từ đó, họ bắt đầu trò chuyện, trở thành bạn bè và cùng nhau chụp bộ ảnh mang tên "Thời trang của Slavik". Điều thú vị là ông Slavik luôn xuất hiện với trang phục khác nhau mỗi ngày, không trùng lặp. Ảnh: Bored Panda.
Dù không rõ danh tính, ông lão trên ảnh từng là đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội và được mệnh danh là "ông già vô gia cư thời trang nhất Trung Quốc". Những bức hình của ông chỉ được chụp ngẫu nhiên rồi chia sẻ rộng rãi lên mạng. Nhờ đó, bức ảnh người đàn ông râu tóc bù xù, đeo kính to, mặc váy hồng, khoác áo choàng và chống gậy nhận được hàng triệu lượt xem. Ảnh: Weibo.
Một số người vô gia cư không có tên tuổi cũng lọt vào ống kính của các nhiếp ảnh gia nhờ những bộ trang phục được phối ngẫu nhiên nhưng trông sành điệu. Ảnh: Pinterest.
Những món đồ denim tăng cá tính phái mạnh Loạt trang phục, phụ kiện đường phố chất liệu denim của Louis Vuitton giúp các chàng tăng vẻ cá tính. Các thiết kế thuộc bộ sưu tập LV2 của Louis Vuitton thu hút phái mạnh ngay từ khi ra mắt. Nhiều tín đồ thời trang cho rằng sự kết hợp của Giám đốc nghệ thuật Virgil Abloh và "phù thủy" thời trang đường...