Tự chèo thuyền qua sông Mã, một người thiệt mạng
Sau khi đi làm về, 2 người lên đò tự chèo qua sông Mã, do chưa quen với việc chèo đò, nên khi vừa ra giữa dòng, bị nước cuốn trôi khiến một người chết đuối.
Vụ chết đuối thương tâm trên xảy ra trên dòng sông Mã đoạn qua bản Suối Lóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát.
Theo thông tin ban đầu được biết, anh Vàng A Thái, trú tại bản Sài Khao, xã Mường Lý và Sùng A Chống, ở bản Suối Lóng, xã Tam Chung, cùng ở huyện Mường Lát sau khi đi làm về đã sử dụng đò để qua sông Mã, đoạn qua địa bàn bản Suối Lóng, xã Tam Chung.
Khi hai người chèo đò ra đến giữa dòng, do chưa quen việc chèo đò nên hai người đã bị nước cuốn làm lật đò khiến cả hai rơi xuống sông.
Sau khi con đò bị lật, anh Vàng A Thái biết bơi nên đã thoát chết, còn anh Sùng A Chống bị dòng nước cuốn trôi. Sau đó, người dân đã tổ chức tìm kiếm, thi thể anh Chống được phát hiện tại đoạn sông chảy qua bản Chà Lan, xã Mường Lý.
Theo Dantri
Video đang HOT
Cuộc đời người mẹ lái đò trên sông Lam
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, mẹ Tân đã chèo đò, đưa hàng chục nghìn lượt bộ đội, vũ khí qua sông an toàn. Bức ảnh đen trắng chụp mẹ Tân gầy gò đang cầm chắc tay chèo đã đi vào lịch sử.
Đưa tay chỉ vào bộ mái chèo trưng bày trong Bảo tàng quân khu 4, anh Nguyễn Hữu Hoành, cán bộ bảo tàng kể về huyền thoại chiếc mái chèo cùng những ngày chở bộ đội và lương thực qua sông của mẹ Nguyễn Thị Tân (101 tuổi) ở xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An).
Mẹ Tân sinh ra bên dòng sông Lam hiền hòa, tuổi thơ gắn với con nước đầy vơi. Cũng như nhiều người trong làng, cô gái có vóc người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen và đôi mắt cương nghị biết chèo đò từ nhỏ.
Những năm 1950, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn khốc liệt, vùng Nghệ Tĩnh trở thành hậu phương lớn cho các chiến trường. Bến đò Đô Lương trở thành con đường huyết mạch.
Mẹ Tân tái hiện động tác chèo đò khi thăm lại Bảo tàng quân khu 4. Ảnh: Hữu Hoành.
Khi chồng tham gia dân công hỏa tuyến, người vợ trẻ Nguyễn Thị Tân ở nhà vừa lo việc gia đình, nuôi dạy con cái, vừa xung phong chèo đò vận chuyển thương bệnh binh từ Đô Lương về trạm quân y điều trị, vận chuyển lương thực cho chiến trường ở Thượng Lào.
Kháng chiến chống Pháp thành công, giặc Mỹ lại tàn phá đất nước. Vùng đập Bara Đô Lương trở thành trọng điểm bị địch đánh phá dữ dội nhằm chia cắt con đường huyết mạch Bắc - Nam. Nhiều người phải bỏ nghề chèo đò vì bom đạn quá khốc liệt, nhưng bà Tân lúc ấy đã là bà mẹ 10 con vẫn tận tụy đưa bộ đội qua sông.
Những đoàn lính trên đường vào Nam chiến đấu quen dần với hình ảnh bà mẹ lái đò thông thuộc từng khúc sông, vũng nước xoáy của dòng sông Lam để ngày đêm đưa bộ đội qua sông an toàn. Họ trìu mến gọi bà là "mẹ Tân lái đò".
Năm nay dù đã bước qua tuổi 100 nhưng mẹ Tân vẫn rất minh mẫn. Mỗi khi nói đến chiếc mái chèo, những ký ức năm xưa lại hiện về. Năm 1965, mẹ Tân nhận nhiệm vụ chở 10 chiến sĩ của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 222 Pháo cao xạ sang bên kia sông để khảo sát lập trận địa mới.
Đò đang đi giữa dòng thì bị máy bay địch phát hiện, chúng liên tiếp bắn đạn 20 ly và rốc-két xuống sông Lam. Hiểu rõ từng khúc sông, mẹ Tân nhanh chóng chèo đò men theo lạch n­ước vào đoạn sông cạn, ra hiệu cho các chiến sĩ nhảy xuống sông, ẩn mình d­ưới thân đò tránh đạn. 10 chiến sĩ an toàn, riêng mẹ bị mảnh đạn địch làm dập hai ngón tay. "Sau lần ấy, mẹ được Tiểu đoàn 4 nhận làm mẹ nuôi của toàn đơn vị, từ chỗ chỉ có 10 đứa con ruột, nay mẹ có thêm hàng chục, hàng trăm người con", mẹ Tân cười móm mém.
Một ngày giữa tháng 5/1967, mẹ Tân nhận nhiệm vụ vận chuyển đạn pháo phục vụ trận địa cao xạ đang chiến đấu. Mặc dù nhiều tốp máy bay trinh sát của địch bất ngờ xuất hiện và bắn phá bất cứ mục tiêu nào chúng phát hiện trên sông, mẹ vẫn xếp đạn dưới lòng con đò, ngụy trang lên trên bằng những thân củi và nhanh chóng chèo qua sông.
Vừa chèo được hơn 10 mét thì nghe tiếng nổ rầm trời, máy bay địch gầm rú và thả bom. Nhanh như cắt, mẹ Tân cho đò lao thẳng vào dòng nước xoáy rồi dùng mái chèo lái ngược nước vào nấp dưới tán cây bên sông. Đò vừa tấp vào thì máy bay địch ném bom rải thảm dày đặc cả một khúc sông. "Khi đó mẹ không nghĩ đến cái chết mà chỉ mong sao bảo vệ được con đò chứa đầy đạn", mẹ Tân nhớ lại.
Trong những ngày tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh, hình ảnh người mẹ gầy gò nhưng luôn cầm chắc tay chèo trên sông Lam đã trở thành huyền thoại. Mẹ Tân được đi báo công toàn quốc, được Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin tuyên dương trước toàn quân, toàn dân. Bức ảnh đen trắng cô gái nhỏ nhắn giữ chặt tay chèo chở bộ đội qua sông được in lên báo.
Tháng 10/1978, khi gần bước sang tuổi 70, mẹ Tân được mời đi tham dự Đại hội mừng công chiến thắng toàn quốc. Vì sức khỏe yếu, không thể tiếp tục chèo đò, mẹ đã trao tặng chiếc mái chèo cho Bảo tàng quân khu 4. Bức ảnh đen trắng cùng chiếc mái chèo của mẹ Tân được đặt trang trọng trong phòng truyền thống. Hàng triệu lượt người xem đã rất xúc động khi nghe cán bộ của bảo tàng kể về chiếc mái chèo cùng người mẹ lái đò.
Mẹ Tân xúc động khi xem lại bức ảnh đen trắng mình lái đò đưa bộ đội qua sông ngày xưa. Ảnh: Hữu Hoành
Mới đây, khi một người dân trong làng đi tham quan bảo tàng về kể lại bức ảnh và chiếc mái chèo, những cảm xúc về ngày tháng hào hùng ùa về. Mẹ Tân được các con cháu đưa xuống thành phố Vinh, thăm lại chiếc mái chèo xưa.
Bàn tay run run, mẹ cầm chiếc mái chèo, tái hiện một cách say sưa cảnh chèo đò đưa bộ đội, thương binh qua sông trong sự xúc động và kính phục của các cán bộ bảo tàng cùng đông đảo du khách tham quan.
"Dù đã bước qua tuổi 100 nhưng mẹ Tân vẫn rất minh mẫn. Từ nhiều năm nay, mẹ chính là nhân chứng, là huyền thoại sống trong những câu chuyện lịch sử về chiếc mái chèo và con đường hành quân qua sông Lam trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Chiếc mái chèo, bức ảnh đen trắng và cuộc đời của mẹ Tân chính là thông điệp để thế hệ trẻ hiểu thêm về những ngày tháng chiến tranh gian khổ mà hào hùng của dân tộc", anh Nguyễn Hữu Hoành, cán bộ bảo tàng quân khu 4 cho biết.
Theo VNE
Sạt lở làm 4 căn nhà rơi xuống sông Khoảng 10 giờ sáng 16/10, một vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng xảy ra tại ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đoạn sạt lở có chiều dài 150 mét, ăn sâu vào đất liền trên 20 mét. Do tốc độ sạt lở khá nhanh nên người dân không kịp di chuyển tài sản. Đã có 4 căn...