Từ cháy rừng Amazon đến cháy rừng Việt Nam: Những mối nguy hiện hữu
Cháy rừng Amazon – chỉ cần gõ từ khóa đó Google sẽ cho ra 38,3 triệu kết quả trong vòng 0,36 giây, đủ để biết mức độ quan tâm của thế giới đến vấn đề này. G7 cũng nóng lên vì vụ cháy Amazon.
Thế còn ở Việt Nam – nơi mà năm nào cháy rừng cũng nhức nhối, câu chuyện từ Amazon là lời cảnh báo những mối nguy hiện hữu ở Việt Nam Phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với GS – TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng xung quanh vấn đề này.
GS – TSKH Nguyễn Ngọc Lung.
Thưa ông, người ta ví cháy rừng Amazon giống như vũ khí hủy diệt hàng loạt, dưới góc nhìn của một chuyên gia lâm nghiệp, ông đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ cháy rừng trên như thế nào?
- Muốn đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ cháy rừng này thì cần phải hiểu rõ vai trò của rừng Amazon với môi trường sống của thế giới. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, Amazon là khu rừng mà cả thế giới quan tâm. Vì sao? Vì nó là rừng có trữ lượng gỗ lớn, nếu ở các khu rừng nguyên sinh khác, trữ lượng gỗ trên 1ha chỉ vài chục tấn thì ở Amazon lên tới 500 – 1.000 tấn. Thứ 2, vì Amazon là nơi sản sinh ra cung cấp 20% khí ôxy cho Trái đất, là ngôi nhà của 10% đa dạng sinh học trên thế giới.
Hình ảnh kinh hoàng về vụ hỏa hoạn tại rừng Amazon. Ảnh: I.T
Rừng Amazon cháy đồng nghĩa với việc một lượng lớn khí carbon đi vào khí quyển thay vì khí ôxy nuôi sống con người. Chưa hết, Amazon còn đang cất giấu khoảng nguồn dược liệu quý hiếm để sản xuất ra hơn 120 loại thuốc có thành phần chiết xuất thực vật và khoảng 70% các loài thực vật được xác định có thành phần chống ung thư… Người ta cho rằng, công thức cho một loại thuốc điều trị ung thư đang nằm đâu đó trong cánh rừng Amazon.
Video đang HOT
Vì tất cả những lý do trên, cháy rừng Amazon trở thành thảm họa theo đúng nghĩa đen của từ này.
Từ những thông tin trên có thể thấy, cháy rừng Amazon sẽ ảnh hưởng rất lớn tới biến đổi khí hậu đúng không thưa ông?
- Đó là điều tất nhiên, mất rừng, cây sẽ không giữ được nước, dòng chảy của các con sông sẽ thay đổi, tình trạng hạn hán sẽ xảy ra nhiều hơn – nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó là sự thật. Amazon đã phải trải qua nhiều đợt hạn hán trong năm 2005 hay 2010. Tình trạng hạn hán càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, hậu quả như chúng ta có thể thấy hiện tại.
Cũng có thể xảy ra các cơn mưa trái mùa, đến một cách bất ngờ và không tuân theo sự vận động của tự nhiên, dẫn đến tình trạng ngập lụt có thể xảy ra nghiêm trọng. Khi không có những tầng lá, nước mưa sẽ rơi xuống đất nhanh hơn dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở nghiêm trọng.
Một số người tình nguyện chữa cháy rừng ở Bolivia. Ảnh: AFP
Lý do tiếp theo, đó là mỗi năm trung bình rừng Amazon hấp thụ 2,2 tỷ tấn CO2 – cao hơn rất nhiều so với lượng khí CO2 rừng Amazon thải ra (những cây chết thải ra khoảng 1,9 tỷ tấn CO2 mỗi năm). Nếu không có Amazon, lượng CO2 trong khu vực sẽ tăng cao, gây nên những biến đổi khí hậu nghiêm trọng và vô số hậu quả cho người dân tại Nam Mỹ và toàn thế giới.
Nhìn từ vụ cháy rừng Amazon, theo ông đâu sẽ là bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam trong phòng chống và chữa cháy rừng?
- Cháy rừng Amazon là bài học lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ tính từ đầu mùa hè năm 2019 đến nay chúng ta đã trải qua 4 vụ cháy lớn, đó là cháy rừng ở Điện Biên khiến chúng ta phải huy động hàng trăm người dập lửa trong đêm; Cháy gần 5.000m2 rừng trên bán đảo Sơ Trà (Đà Nẵng); cháy rừng cùng lúc 4 nơi ở Thừa Thiên – Huế; Cháy rừng ở Hà Tĩnh uy hiếp đường dây cao thế 5.000kV.
Theo tôi giải pháp hữu hiệu nhất chính là phòng chống, chứ khi đã xảy ra rồi thì chẳng còn giải pháp nào nữa. Thế thì phòng chống như thế nào cho hiệu quả… Khi xảy ra cháy rừng việc đầu tiên cần làm, đó là chúng ta cứu các sinh vật, con người, tài sản ra khỏi vùng cháy và vùng có nguy cơ cháy cao; đây là ưu tiên tối thượng, sau đó tùy vào diện tích, mức độ nghiêm trọng của vụ cháy mà có hướng xử lý phù hợp.
Hầu hết các vụ cháy rừng đều khó dập tắt, với một diện tích quá lớn như Amazon lại càng khó hơn. Người ta vẫn đưa khẩu hiệu phòng chống là chính, bởi ở bất cứ đâu khi đã xảy ra cháy rừng, tất cả chỉ còn tro tàn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là công tác chữa cháy rừng là phụ, mà nó rất quan trọng.
Thông thường khi trồng rừng người ta đã phải tính ngay đến phương án chữa cháy nếu xảy ra hỏa hoạn, đó là lập đường băng cản lửa. Có 2 loại đường băng, đường băng trắng là khu đất trống rộng từ 5-10m, không trồng cây; loại thứ 2 là đường băng xanh, có thể trồng 1 số loại cây khó cháy hơn.
Việt Nam đã tham gia Hiệp định chống khói mù xuyên biên giới ASEAN (AATHP) sử dụng nhiều nguồn lực và phối hợp với nỗ lực chung của khu vực để đối phó với cháy rừng, qua đó ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, đây chính là cơ sở để các quốc gia cùng nhau hợp tác, chung tay bảo vệ môi trường của khu vực.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Đốt dọn thực bì cháy lan, 30ha rừng bị thiêu rụi
Cháy lan từ việc đốt dọn thực bì đã khiến 30ha rừng trồng tại xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định bị thiêu rụi, trong đó có 5ha rừng phòng hộ.
Ngày 27/8, ông Ngô Khánh Toàn- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ (Bình Định) cơ quan này đang phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương kiểm tra, đo đếm diện tích rừng thiệt, sau khi đám cháy rừng tại xã Mỹ Chánh Tây được khống chế.
Đám cháy rừng được phát hiện tại xã Mỹ Chánh Tây lúc 15h ngày 25/8.
Nắng nóng gay gắt 36-37 độ đã khiến ngọn lửa bùng phát nhanh và dữ dội.
Địa phương huy động 369 người, gồm bộ đội, dân quân, kiểm lâm, người dân, cùng với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp với 3 kíp xe, phối hợp chữa cháy.
Sau gần 20 giờ đồng hồ cháy liên tục, đến 10h ngày 26/8 đám cháy mới được khống chế.
Nắng nóng gay gắt 36-37 độ đã khiến ngọn lửa bùng phát nhanh và dữ dội. Ảnh minh họa.
Trước số liệu của một báo cáo nói, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 30ha, thì ông Toàn cho biết, đó là con số ước tính.
"Chúng tôi vừa xử lý xong đám cháy, hiện đang phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương kiểm tra, đo đếm diện tích rừng thiệt. Riêng diện tích rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng bị thiệt hại được xác định là 5ha. Rừng sản xuất và cây lâm nghiệp trên núi đá, cháy da báo, nhiều khu vực là đá, chúng tôi đang kết hợp với các hộ dân trồng rừng để kiểm tra, đo đếm, thống kê diện tích và chủ rừng có thiệt hại; đồng thời xác định điểm phát cháy"- Ông Toàn thông tin.
Nói về nguyên nhân cháy, theo ông Toàn, khả năng do người dân đốt thực bì cháy lan, tuy nhiên nguyên nhân chính thức phải chờ kết luận của cơ quan chức năng.
Nam Trung
Theo BVPL
Núi Ngũ Phong cháy lớn, đe doạ tuyến đường điện cao thế ở Huế Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực dập đám cháy lớn trên núi Ngũ Phong. Chiều muộn ngày 15/8, ghi nhận của PV VTC News, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy và Cứu hộ Cứu nạn (PCCC&CHCN) công an tỉnh, cán bộ...