Từ chảo lửa Trung Đông đến biên giới châu Âu: Cuộc nội chiến Syria
Hội nghị Geneva 3 đang diễn ra tại Thụy Sĩ. Ở đây, các quốc gia cùng các phe đối lập ở Syria sẽ nhóm họp và đưa đến những quyết định quan trọng, tìm hòa bình ổn định cho đất nước đã trải qua gần 5 năm nội chiến.
Kết quả của 5 năm nội chiến, điều duy nhất mà thế giới thu được là cuộc sống “địa ngục trần gian” của người dân Syria nói riêng và bất ổn thêm trầm trọng ở Trung Đông nói chung. Hãy cùng điểm lại những thay đổi kể từ khi súng vang lên trên đất nước Syria.
Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)
Cuộc nội chiến ở Syria đã tạo ra một khoảng trống. Từ khoảng trống đó, một nhánh bạo lực của al-Qaeda đã phát triển thành một tổ chức khủng bố đáng sợ nhất hành tinh. Đó chính là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Năm 2014, IS chiếm giữ thành phố phía đông Raqqa của Syria, sau đó đánh chiếm thành phố Mosul của Iraq. Cuối cùng, IS đã kiểm soát một khu vực rộng lớn trải dài từ Iraq tới Syria, có diện tích bằng nước Anh. Tại đây, IS cướp vũ khí, tích lũy của cải và kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Sự bành trướng của IS không vấp phải kháng cự đáng kể nào bởi khi đó, chính phủ Syria đang tập trung nguồn lực chống lại phe nổi dậy ở các khu vực đông dân cư hơn nằm sát bờ biển Địa Trung Hải.
Một khu vực đổ nát của thành phố Homs, Syria.
IS đã gieo rắc nỗi sợ hãi sâu sắc trong khu vực và trên toàn thế giới khi thảm sát những người thiểu số, bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục, hành quyết binh sĩ chính phủ hay tù binh một cách man rợ. IS còn phá hủy các di sản văn hóa như các đền thờ trong thành phố cổ Palmyra của Syria, cướp bóc và bán cổ vật.
IS còn phát động một làn sóng tấn công khủng bố từ Pháp đến Yemen, đồng thời thiết lập một căn cứ tại phía bắc Libya. Ngoài ra, tổ chức này còn dụ dỗ hàng nghìn thanh niên trẻ, kể cả người không có nguồn gốc đạo Hồi, gia nhập IS.
Châu Âu bất ổn
Khi các nước châu Âu đạt được thỏa thuận về biên giới mở vào cuối thế kỷ trước, họ không lường trước được việc sẽ phải đón nhận tới một triệu người nhập cư, chủ yếu là người tỵ nạn Syria, chỉ trong một năm, như năm 2015. Hàng nghìn người tỵ nạn đã bị thiệt mạng khi băng qua biển để tới châu Âu, đặt ra một thách thức lớn cho khu vực này. Dòng người tỵ nạn không hề có dấu hiệu suy giảm đã gây bất ổn tới tận cốt lõi của thỏa thuận biên giới mở.
Nhiều nước châu Âu hiện đã dựng các rào chắn dọc theo tuyến đường Balkan mà người tỵ nạn đi qua từ Hy Lạp đến Đức. Hàng nghìn người tỵ nạn đang phải sống khổ sở ở phía đông nam châu Âu. Nhiều người đang phải chờ các nhà chức trách xử lý đơn xin tỵ nạn hoặc đang cư trú bất hợp pháp.
Các binh sĩ chính phủ Syria đang hô khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Bashar Assad.
Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn cũng có nguy cơ gây rạn vỡ sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, các cuộc tấn công khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015 đã dấy lên lo ngại về an ninh trên khắp châu Âu và thậm chí cả Mỹ.
Video đang HOT
Nước Nga hồi sinh
AP dẫn lời Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng: “Có một người trên hành tinh này có thể chấm dứt cuộc nội chiến Syria bằng một cú điện thoại và đó chính là ông Putin”.
Tổng thống Bashar Assad (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp tại Moscow hồi tháng 10/2015.
Gần đây, nước Nga có được vị thế vững chắc ở Trung Đông sau nhiều năm lặng lẽ quan sát hành động của Mỹ trong khu vực này.
Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Putin bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích các nhóm khủng bố ở Syria. Vẫn chưa rõ kế hoạch của Nga đối với Syria là thế nào nhưng chắc chắn quyết định của ông Putin sẽ đóng vai trò lớn trong việc xác định ai sẽ là người lãnh đạo Syria trong thời gian tới.
Các nước láng giềng bị vạ lây
Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn đối với châu Âu vẫn không là gì nếu so sánh với những gánh nặng mà các nước láng giềng Syria đang phải gánh chịu. Ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan hiện đang tiếp nhận tới khoảng 4,4 triệu người tỵ nạn Syria, trong đó, số người tỵ nạn Syria ở Lebanon chiếm hơn 1/5 tổng dân số nước này.
Người tỵ nạn Syria đang gây ra gánh nặng về cả kinh tế và xã hội cho các quốc gia này.
Ngoài ra, cuộc xung đột giữa chính phủ và quân nổi dậy ở Syria cũng gây mất ổn định cho các nước láng giềng mong manh như Lebanon và gây căng thẳng sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với nguy cơ xảy ra cuộc nội chiến đòi ly khai của người Kurd.
Địa vị Iran được củng cố
Cuộc nội chiến ở Syria đã tái cân bằng các trục quyền lực trong khu vực. Phạm vi ảnh hưởng của người Shiite ở Iran đã mở rộng từ Lebanon cho đến Iran, Iraq và Syria. Chỉ huy Qassem Soleimani của Lực lượng Quds Force, một nhánh của Vệ binh Cách Mạng Iran, thường xuyên chỉ đạo triển khai quân sự ở Syria và Iraq.
Trong khi đó, theo AP, tổ chức chính trị vũ trang Hezbollah là đại diện quyền lực của Iran tại Lebanon. Hezbollah đã gửi hàng nghìn tay súng tới hỗ trợ cho chính phủ Syria.
Ả rập Xê-út, đại diện cho sức mạnh của người Sunni trong khu vực, đang cố duy trì sự ủng hộ đối với phe nổi dậy người Sunni ở Syria cũng như chống lại các nhóm phiến quân người Shiite được Iran hậu thuẫn ở Yemen.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.
PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)
Theo Infonet
Báo Mỹ: Châu Á có thể bùng nổ chiến tranh bất cứ lúc nào
Sự bất đồng quan điểm và tranh chấp chủ quyền giữa các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên có thể khiến xung đột bùng nổ và leo thanh thành chiến tranh bất cứ lúc nào ở khu vực châu Á.
Với vị trí vô cùng thuận lợi, Hàn Quốc không chỉ là một đồng minh thân thiết của Mỹ trong khu vực mà Seoul còn là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên, giới chức Hàn Quốc khẳng định bất cứ cuộc gỡ nào giữa chính quyền của Tổng thống Park Geun-hye với Trung Quốc cũng không có nghĩa là Mỹ đang "tuột mất" Hàn Quốc.
Cuộc tập trận chung trên biển của quân đội Nga - Trung Quốc hồi tháng 5/2015.
Trên tạp chí National Interest, ông Alex Ward, phó chủ nhiệm Trung tâm An ninh quốc tế Brent Scowcroft nhận định tình hình an ninh tại khu vực đông bắc Á được đánh giá là khá ổn định song viễn cảnh này có thể thay đổi một cách nhanh chóng và dẫn tới cuộc chiến bất ngờ. Ngay cả chiến lược "tái cân bằng" châu Á mà Mỹ đang thi hành cũng đã phần nào cho thấy Washington lường trước được những điểm nóng có thể bùng nổ trong khu vực để từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn căng thẳng leo thang dẫn tới một cuộc chiến không đáng có.
Vậy đâu là những điểm nóng có thể bùng nổ thành chiến tranh?
Trung Quốc - Nhật Bản
Dù quan hệ giữa hai nước đang phần nào được cải thiện nhưng trong thời gian tới, Bắc Kinh và Tokyo sẽ chưa thể trở thành những người bạn của nhau đặc biệt trong bối cảnh, Nhật Bản thay đổi nội dung trong bản hiến pháp hòa bình hậu Thế chiến thứ Hai. Theo đó, các lực lượng quân sự Nhật Bản giờ có thể tham gia năng lực "phòng vệ tập thể" cùng với Mỹ và các đối tác cũng như đồng minh trong khu vực nhằm duy trì nền hòa bình và ổn định.
Trái lại, Trung Quốc vẫn không ngừng có những tuyên bố và hành động ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền trên biển Hoa Đông khiến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo không ít lần dậy sóng liên quan tới tranh chấp quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Do đó, theo ông Ward, chỉ một sai sót bất đồng quan điểm giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có thể dẫn tới xung đột bất cứ lúc nào. Quan trọng hơn xét trên phương diện ổn định toàn cầu, mối quan hệ giữa Trung - Nhật đang bị đưa lên bàn cân so sánh với quan hệ Mỹ - Trung.
Biển Đông
Biển Đông là một trong những tuyến đường biển quan trọng bậc nhất tại châu Á đồng thời là điểm nóng dễ bùng nổ xung đột giữa các quốc gia láng giềng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Việc Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh hoạt động cải tạo, bồi đắp và xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo cũng như tiến hành quân sự hóa trên những thực thể này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của không chỉ các nước trong khu vực mà cả Mỹ.
Cụ thể, hồi tháng trước, Mỹ đã điều động các máy bay ném bom B-52 tới gần một vài hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự kiện này diễn ra sau khi hồi tháng 10, Mỹ lần đầu tiên đưa tàu khu trục tên lửa tới tuần tra gần hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lâu nay, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đơn phương trên phần lớn diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên và mang lại giá trị thương mại đường biển hàng năm lên tới 5 ngàn tỷ USD. Ngoài Trung Quốc, Philippines, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Với tư cách là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đồng thời là người đảm vệ cho nền an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ nhận thấy rằng cần có những biện pháp ngăn chặn Trung Quốc và xoa dịu cơn tức giận của các quốc gia láng giềng đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự uy hiếp, bắt nạt. Tuy nhiên, việc Trung Quốc sở hữu "năng lực tấn công thứ hai" sử dụng tối đa sức mạnh quân sự, có thể dẫn tới một "cuộc đua quân sự đầy nguy hiểm" trong khu vực.
Trung Quốc ngang nhiên cải tạo trái phép trên bãi Gaven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Triều Tiên
Hàng loạt câu hỏi đặt ra về tương lai của Triều Tiên như liệu việc củng cố quyền lãnh đạo của ông Kim Jong-un có đảm bảo chính quyền của ông này gặt hái được thành công trong những thập niên tới? Liệu Bình Nhưỡng có năng lực tự sản xuất hay mua sắm những công nghệ phục vụ năng lực phòng vệ và khiêu chiến với các quốc gia khác? Liệu trong tương lai, Triều Tiên có chọn con đường hợp nhất vào Hàn Quốc? Và nếu như chính quyền Triều Tiên sụp đổ, viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng quy mô lớn sẽ như thế nào? Trong đó, viễn cảnh cuối cùng là điều mà giới quan sát đông bắc Á và lãnh đạo Hàn Quốc lo ngại nhất.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn đóng vai trò là đồng minh hậu thuẫn cho Triều Tiên để quốc gia này không rơi vào tình cảnh sụp đổ cũng như thoát khỏi sự dòm ngó của Mỹ và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, một cuộc chiến kiểu như Syria có thể xảy ra tương tự trên bán đảo Triều Tiên một khi Mỹ và Trung Quốc cùng tham chiến. Về phần mình, Hàn Quốc đang làm mọi cách có thể để ngăn chặn viễn cảnh chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ song chỉ có người dân Triều Tiên mới là đưa ra quyết định cuối cùng cho số phận quốc gia mình.
Vai trò của Mỹ
Vậy Mỹ làm cách nào để duy trì nền hòa bình ở khu vực đông bắc Á?
Theo ông War, trước hết, Washington có thể áp dụng mô hình "trustpolitik" (chính trị niềm tin) để xây dựng sự tin tưởng giữa các nước trong khu vực. Một khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác có thể thấu hiểu nhau rõ hơn, nguy cơ bùng nổ xung đột sẽ được giảm thiểu.
Thứ hai, Mỹ nên đưa Trung Quốc vào vòng xoáy trật tự thế giới như trao cho Bắc Kinh vị trí và tiếng nói vững mạnh hơn trong các tổ chức quốc tế để rồi sự ra đời của một số thể chế như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) không còn là điều cần thiết. Nói tóm lại, khi Trung Quốc cảm thấy rằng quốc gia này được chào đón như một cường quốc đứng đầu thế giới, những hiểu nhầm không đáng có cũng sẽ ngừng xuất hiện.
Thứ ba, Mỹ cần hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để đảm bảo rằng việc Tokyo xây dựng năng lực quân sự mới đi theo đường hướng khôn ngoan và đúng đắn. Sự kết hợp năng lực giữa quân đội Mỹ - Nhật là việc nên làm bởi Washington có thể cố vấn cho Tokyo về phương thức triển khai lực lượng một cách phù hợp trong môi trường an ninh đầy biến động như hiện nay.
Thứ tư, Mỹ cần lập một kế hoạch trang bị những thiết bị vũ khí tối tân hơn nữa để mở rộng năng lực phòng thủ trong khu vực.
Cuối cùng, Washington nên đảm bảo chắc chắn thi hành những cam kết đã tuyên bố với các quốc gia đồng minh trong khu vực.
Bởi nhiều quan chức Hàn Quốc cho rằng "sự kiên nhẫn chiến lược' của Mỹ dường như không giúp gì được họ. Thậm chí, không ít nhà lãnh đạo Seoul nhận định Washington vắng bóng tại nhiều sự kiện trong khu vực trong khi quân đội Mỹ vẫn đang trực tiếp phối hợp với các lực lượng quân sự Hàn Quốc cũng như duy trì hoạt động của hàng loạt cơ sở quân sự lớn ngăn tại trung tâm thủ đô Seoul.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
MINH THU (lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc ngang ngược, Nhật sẽ ra đòn bẻ gãy càng cua Trong bàn cờ cục diện châu Á Thái Bình Dương mà người Mỹ đang tích cực xây dựng ở thời điểm hiện tại để chuẩn bị cho sự xoay trục của mình trong tương lai, quốc gia được coi là ẩn số lớn nhất không ai khác ngoài Nhật Bản. Việc thành lập một hệ thống các quốc gia trong khu vực tạo...