Từ “Cậu út nhà tài phiệt” đến “Cô đi mà lấy chồng tôi”: Chủ đề “hồi sinh” trỗi dậy trong phim Hàn Quốc
Sau hai năm kể từ “ Cậu út nhà tài phiệt”, phim truyền hình Hàn Quốc lại chứng kiến sự nổi tiếng trở lại của đề tài hồi sinh trong “ Cô đi mà lấy chồng tôi”.
Ảnh: tvN
Sự phổ biến của thể loại “hồi sinh” trong phim Hàn Quốc
Vào cuối năm 2022, Cậu út nhà tài phiệt (Reborn Rich) của đài JTBC đã “khuấy đảo” cộng đồng những người yêu phim truyền hình Hàn Quốc. Đây là bộ phim giả tưởng, trong đó thư ký của một gia đình tài phiệt bị giết và sau đó đã được tái sinh trong cơ thể của cậu con trai út của chính gia đình này. Ở thời điểm đó, Cậu út nhà tài phiệt đánh bại Sky Castle với rating 26,9%, đứng thứ hai trong số các bộ phim truyền hình của JTBC.
Đến năm nay, Cô đi mà lấy chồng tôi ( Marry My Husband) với sự trở lại của Park Min Young trở thành niềm tự hào của tvN. Bộ phim cũng lấy chủ đề hồi sinh, trong đó nhân vật chính bị sát hại vào đúng ngày cô chứng kiến vụ ngoại tình giữa người bạn thân nhất của mình và chồng. Điều bất ngờ là nữ chính đã được hồi sinh và quay trở lại 10 năm trước.
Park Min Young trở lại trong “Cô đi mà lấy chồng tôi”. Ảnh: tvN
Video đang HOT
Với cốt truyện kịch tính khi người phụ nữ bị ung thư phải chứng kiến chồng mình ngoại tình với bạn thân, bộ phim đã khiến khán giả vô cùng tò mò và quan tâm, dẫn tới rating cao nhất lên đến 9,4% ở tập 7 và sắp cán mốc 10%.
Ngoài ra, Death’s Game của Seo In Guk và Park So Dam cũng là một bộ phim hồi sinh khác được khán giả yêu thích. Bộ phim xoay quanh nhân vật Lee Jae Jae trải qua 12 cái chết và sống lại ngay trước khi rơi xuống địa ngục. Cuối cùng là phim truyền hình mang tên Sự trả thù hoàn hảo trong hôn nhân cũng là một bổ sung cho thể loại trả thù lãng mạn và thể loại hồi sinh.
Những cái kết gây tranh cãi
Giữa “cơn bão” hồi sinh trên màn ảnh nhỏ, một số bộ phim thuộc thể loại này vẫn đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ người xem vì cái kết quá chậm chạp. Thực tế là hầu hết những bộ phim truyền hình hồi sinh đều dựa trên webtoon hoặc tiểu thuyết mạng nổi tiếng. Tuy nhiên, vấn đề là những bộ phim chuyển thể này đều thay đổi cốt truyện cũng như cái kết khiến kết thúc gây thất vọng cho khán giả.
Với Cậu út nhà tài phiệt, dù thành công rực rỡ với tỷ suất khán giả cao nhưng phim vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều do tập cuối cùng. Nhân vật chính Yoon Hyun Woo – người bị bắn sau khi Tập đoàn Soonyang phản bội trong tập đầu tiên – đã tỉnh dậy sau giấc mơ và trở về hiện thực khiến người xem tức giận.
Ảnh: JTBC
Mặt khác, Death’s Game được đón nhận nồng nhiệt vì truyền tải đúng cảm xúc của bản gốc. Sự trả thù hôn nhân hoàn hảo cũng chứng tỏ được sự nổi tiếng của mình với tỷ suất người xem gần 3% dù chỉ phát sóng trên một kênh truyền hình cáp.
Chính bởi sự biến chuyển đa dạng của phim truyền hình thể loại hồi sinh nên khán giả vô cùng hoang mang trước những diễn biến tiếp theo của bộ phim ăn khách Cô đi mà lấy chồng tôi. Theo dự kiến, trong nửa sau của phim, BoA sẽ vào vai hôn thê của Yoo Ji Hyuk – cháu trai chủ tịch Tập đoàn U&K. Đáng chú ý, nhân vật này không xuất hiện trong bộ truyện gốc. Điều này khiến khán giả vô cùng tò mò vào việc BoA trở thành nhân vật phản diện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cốt truyện và liệu người xem có nhận được một cái kết thoả đáng hay không.
'Cô đi mà lấy chồng tôi' của Park Min Young không tôn trọng khán giả?
Dù có tỷ suất người xem cao, bộ phim truyền hình Cô đi mà lấy chồng tôi vẫn nhận về nhiều chỉ trích và thậm chí, bị tẩy chay vì những tranh cãi xung quanh.
Cô đi mà lấy chồng tôi đang làm dậy sóng toàn châu Á không chỉ vì cốt truyện hấp dẫn mà còn vì hàng loạt tranh cãi xoay quanh bộ phim. Dưới đây là ba tranh cãi lớn nhất về bộ phim nổi tiếng này.
1. Vụ bê bối của Park Min Young
Bộ phim vấp phải làn sóng tẩy chay đáng kể do bê bối liên quan đến nữ diễn viên chính Park Min Young. Cuộc tranh cãi nổ ra sau những thông tin về mối quan hệ trong quá khứ của cô với doanh nhân Kang Jong Hyun, người đang vướng vào rắc rối pháp lý, được tiết lộ. Vụ bê bối liên quan đến các thỏa thuận tài chính giữa Park và Kang, dẫn đến sự phản đối kịch liệt của công chúng, khiến họ kêu gọi tẩy chay bộ phim.
2. Cốt truyện bài Hồi giáo
Một vấn đề lớn khác nổi lên liên quan đến webtoon gốc. Cuộc tranh cãi về sự kỳ thị người Hồi giáo xung quanh Cô đi mà lấy chồng tôi nảy sinh từ việc mô tả văn hóa Hồi giáo và đồ ăn Halal trong webtoon gốc. Cốt truyện bị chỉ trích vì miêu tả những khía cạnh này, điều mà nhiều người cho là xúc phạm và thiếu tôn trọng cộng đồng Hồi giáo.
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn do sự khác biệt trong dịch thuật giữa phiên bản tiếng Hàn và tiếng Anh, làm tăng thêm nhận thức về tư tưởng bài Hồi giáo. Người hâm mộ chắc chắn nhấn mạnh rằng những tác phẩm lớn như Cô đi mà lấy chồng tôi được hàng nghìn người trên khắp thế giới đọc và xem - cần thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến tính nhạy cảm về văn hóa cũng như độ chính xác.
3. Trang phục không phù hợp
Bộ phim cũng bị chỉ trích vì cách lựa chọn trang phục của nhân vật Park Min Young thủ vai. Cuộc tranh cãi tập trung vào trang phục của cô, được cho là quá quyến rũ, không phù hợp với bối cảnh công sở. Ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức của Hàn Quốc cũng tham gia vào cuộc tranh luận, nêu bật sự cân bằng giữa cách thể hiện sáng tạo trên truyền hình và tính chân thực. Một số bộ trang phục hở hang - hoặc những bộ trang phục "quá lố" để mặc ở nơi làm việc - đã dẫn đến cuộc thảo luận về thời trang, tính chuyên nghiệp và hình ảnh của phụ nữ trên các phương tiện truyền thông.
Bất chấp vô số tranh cãi, Cô đi mà lấy chồng tôi vẫn tiếp tục đạt rating cao sau mỗi tập lên sóng. Dù tốt hay xấu, bộ phim chắc chắn gây ấn tượng với nhiều khán giả, nếu xét đến số lượng cuộc thảo luận trực tuyến xung quanh nó.
Đối thủ mới của Park Min Young ở "Cô đi mà lấy chồng tôi": Visual chuẩn tiểu thư tài phiệt "xé truyện bước ra" Mỹ nhân này được cho là sẽ đảm nhận vai phản diện ở "Cô đi mà lấy chồng tôi". Cô đi mà lấy chồng tôi (Marry My Husband) chuẩn bị lên sóng tuần thứ 5 và đang trở thành chủ đề được rất nhiều khán giả quan tâm. Lý do là bởi ekip làm phim vừa thông báo về sự xuất hiện của...