Từ câu chuyện chồng hút thuốc 20 năm, vợ bị ung thư phổi: 4 thủ phạm gây ra căn bệnh này mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày
Ai cũng biết hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư phổi. Đó cũng là lý do tại sao những người không hút thuốc có xu hướng ít chú ý đến phổi hơn. Trường hợp “chồng làm, vợ chịu” dưới đây là một ví dụ.
Bà Quách, năm nay 50 tuổi, sức khỏe rất tốt, xét thấy bà đã lớn tuổi nên con trai sắp xếp cho bà một cuộc khám sức khỏe chi tiết, bao gồm cả chụp CT phổi liều thấp để phát hiện ung thư phổi. Sau khi có kết quả, bà Quách và cả gia đình như chết lặng vì 1 bên phổi của bà phát hiện có nốt sần đường kính khoảng vài cm! Xét thấy đây có thể là ung thư phổi giai đoạn đầu, bác sĩ đã đề nghị bà Quách phẫu thuật cắt bỏ khối u này.
(Ảnh minh họa: Sohu)
Bà Quách rất ngờ hoặc: Không phải hút thuốc lá gây ung thư phổi sao? Tại sao bà không hút thuốc nhưng vẫn bị mắc ung thư phổi? Mặc dù bà Guo không hút thuốc, nhưng sau khi tìm hiểu tỉ mỉ bác sĩ phát hiện ra rằng chồng bà là một người nghiện thuốc đã hơn 20 năm! Và khói thuốc dễ làm tăng xác suất ung thư phổi cho bà.
Không thể phủ nhận rằng hút thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ung thư phổi, nhưng cũng có một số nguyên nhân khác gây ung thư phổi không thể bỏ qua. Điều đáng sợ hơn là 4 nguyên nhân trong số đó lại cực kỳ quen thuộc, chúng ta tiếp xúc với chúng hàng ngày mà không hề hay biết.
4 thủ phạm gây ung thư phổi mà chúng ta vẫn tiếp xúc hàng ngày
1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí có gây ra ung thư phổi, điều này đã được xác nhận trong một báo cáo nghiên cứu công bố tại Hội nghị Thế giới về Ung thư Phổi (WCLC) được tổ chức vào tháng 9/2018. Nếu bạn sống trong khu công nghiệp hoặc xung quanh con đường tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi.
2. Khói thuốc
Nếu bạn không hút thuốc nhưng những người xung quanh hút thuốc, bạn cũng sẽ hít phải chất gây ung thư từ khói thuốc xung quanh, làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Video đang HOT
3. Khí radon
Radon là một loại khí phóng xạ. Dữ liệu cho thấy 20% trường hợp ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến radon, chẳng hạn như nó xuất phát từ bê tông, xi măng và đá granit bị ô nhiễm.
4. Amiăng
Nếu công việc hoặc cuộc sống của bạn phải tiếp xúc thường xuyên với amiăng thì sẽ rất dễ gây ung thư phổi. Đã có báo cáo của Anh chỉ ra rằng hơn 60% trường hợp tử vong do phổi bị đầu độc bởi amiăng gây ung thư màng phổi.
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
- Thở khó khăn, nặng nhọc.
- Ho nhiều, ho dai dẳng kéo dài dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng.
- Đau tức ngực.
- Sút cân một cách bất thường, không rõ nguyên nhân.
- Đờm có lẫn máu.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Dấu hiệu khác thường ở các mô vú (thường gặp ở nam giới khi vùng ngực to lên bất thường).
- Đau nhức ở vai, cánh tay, bàn tay.
Ho dai dẳng và đau vùng lưng dưới: Nguy cơ ung thư phổi
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.
Hơn 20.000 người Việt mắc mới ung thư phổi mỗi năm
Ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất trên thế giới, khó phát hiện sớm, kết quả điều trị cũng rất thấp, gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.
Ở Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai sau ung thư gan ở cả hai giới nam và nữ. Chỉ riêng năm 2018, Việt Nam có thêm hơn 23.000 người mắc ung thư phổi.
Mặc dù hút thuốc lá là tác nhân liên quan đến 80% các trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu, nhưng ung thư phổi trong cộng đồng người không hút thuốc cũng xếp thứ 6 trong những cái chết về ung thư.
Có nhiều nguyên nhân khiến người không hút thuốc mắc ung thư phổi, ví dụ như:
- Phơi nhiễm với khí radon phát ra từ đất hoặc vật liệu xây dựng.
- Phơi nhiễm với khí thải nhiên liệu hóa thạch hoặc các hóa chất công nghiệp.
- Hút thuốc lá gián tiếp.
- Ô nhiễm không khí.
Theo các chuyên gia, mặc dù những nhân tố này đều có thể tự mình gây ung thư phổi, nhưng các ca bệnh thường là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nhân tố.
Đau vùng lưng dưới: Không loại trừ khả năng ung thư phổi
Nếu khối u ung thư nằm ở mặt sau của phổi sẽ có thể gây ra hiện tượng đau vùng lưng dưới. Hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại bệnh thông thường khác hoặc ung thư cột sống.
Trong trường hợp đau lưng dai dẳng, kết hợp cùng các triệu chứng sau, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời:
- Cơn ho dai dẳng trong 2-3 tuần
- Viêm phổi thường xuyên
- Khó thở
- Đau khi thở hoặc ho
- Ho ra máu
Phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả ung thư phổi
Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu.
Thống kê đã chỉ ra rằng, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi chưa di căn có thể lên đến 80-90%. Tuy nhiên, con số này lại giảm xuống chỉ còn 2% trong trường hợp phát hiện bệnh sau khi khối u đã di căn sang phần khác của cơ thể.
Bản thân chính bệnh nhân lại rất khó nhận ra khối u mà mình mang trong người, bởi ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu cảnh báo thường khá mờ nhạt và không điển hình.
Do đó, khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ là cách tốt nhất để giúp bạn đối phó với căn bệnh này. Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp là sự lựa chọn hàng đầu khi muốn phát hiện sớm ung thư phổi. Các tổ chức y tế đã thống kê được rằng, những người đã hoặc đang nghiện thuốc nặng có thể giảm 20% nguy cơ tử vong vì ung thư phổi, nếu tập thói quen định kì chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp, so với những người chỉ tầm soát bằng chụp X-quang ngực.
Các khối u phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể phẫu thuật cắt bỏ, giúp điều trị hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, chúng ta đã có thể thực hiện việc này thông qua công nghệ mổ nội soi với khả năng hạn chế tối đa xâm lấn.
Trước khi bị ung thư phổi, cơ thể có 4 tín hiệu "cầu cứu", 2 nhóm người cần chú ý Nếu có thể phát hiện khối u khi còn nhỏ và có thể can thiệp sớm, thì khả năng sống của bệnh nhân ung thư phổi có thể tăng lên rất nhiều. Do đó, việc tầm soát rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Ung thư là căn bệnh mãn tính và ác tính với tỷ lệ...