Từ cậu bé rửa bát thuê trở thành bác sĩ bệnh viện danh giá
Trước khi trở thành bác sĩ tại Bệnh viện Johns Hopkins, Smith từng phải ngủ trong chiếc xe lạnh cóng, đi rửa bát, nấu ăn thuê để kiếm tiền hỗ trợ gia đình.
Khi còn đi học, Christopher L. Smith luôn đạt điểm tốt, tích cực tham gia thể thao nhưng không ai biết nhiều về gia đình của cậu. Tuổi thơ của Smith không hề phẳng lặng. Đó là lý do Smith trở thành bác sĩ tại Bệnh viện Johns Hopkins danh tiếng là một điều kỳ diệu và đáng ngưỡng mộ.
Christopher L. Smith gặp rất nhiều khó khăn khi còn trẻ nhưng vẫn không ngừng cố gắng. Ảnh: Goodnewsutah
Gia đình đặc biệt
Smith sinh ra trong một gia đình có 11 người con. Dù yêu thương các con nhưng cha mẹ của Smith luôn gặp khó khăn về tài chính. Được học hành bài bản nhưng người cha không thể trụ lâu dài ở bất kỳ công việc nào. “Cha tôi có bằng thạc sĩ, là một người mơ mộng, một nhà phát minh. Ông luôn cố gắng để đạt được điều lớn lao”, Smith kể.
Gia đình thường xuyên phải chuyển nhà, đôi khi không có điện để sử dụng, những đứa trẻ mặc chung quần áo. Có thời điểm, Smith phải ngủ trong garage lạnh lẽo, thiếu ăn tới mức nảy sinh tâm trạng tiêu cực: “Tại sao cuộc sống lại tệ đến thế?” Ý nghĩ tự tử xuất hiện trong đầu Smith nhưng may mắn không tồn tại lâu.
Smith nhớ lại: “Tôi dành rất nhiều thời gian ở thư viện. Tôi đã đọc Chúa tể những chiếc nhẫn và những cuốn sách khác về cách vượt qua khó khăn. Tôi nghĩ: Nếu họ làm được thì mình cũng có thể”.
Ngay cả khi đã có vợ, Smith vẫn không ngừng học tiếp lên cao hơn. Ảnh: Goodnewsutah
Smith cho biết cha luôn khuyến khích cậu theo đuổi đam mê, đặc biệt là thể thao. Smith học hành chăm chỉ và đại điểm cao nhưng cũng có lúc tụt dốc. Nhưng sự động viên của cô giáo đã giúp Smith vượt qua: “Em là một trong những đứa trẻ thông minh nhất. Nếu em không tốt nghiệp, một ngày nào đó em sẽ hối hận”.
Trong thời gian đi học, Smith rửa bát thuê, nấu ăn để kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình.
Video đang HOT
Vô gia cư nhưng không vô vọng
Theo Goodnewsutah, một ngày nọ, Smith đi làm về thì cảnh sát và chủ nhà đuổi cả gia đình ra khỏi nơi ở lúc đó. Một chiếc xe tải chở toàn bộ đồ đạc của họ tới kho chứa. Smith thuyết phục viên cảnh sát cho mình lấy một vài thứ để ít nhất cũng có quần áo mặc đến trường.
Bố mẹ của Smith đã cạn kiệt mọi lựa chọn. Họ không còn nơi nào khác để đi nên đành chuyển tạm vào ở chung trong một phòng khách sạn ngoại trừ Smith do bị dị ứng với lông con mèo của chị gái. Smith phải nằm ngủ trong chiếc ô tô cũ của họ ở bãi đậu xe.
Ở bang Utah (Mỹ) lúc đó, mùa đông đã sang và trời lạnh cóng. Có lúc, tóc của Smith đóng băng khi ngồi trong xe tải. Nhưng Smith vẫn tiếp tục cố gắng. Khi không ở trường hay đi làm, cậu ở trong ô tô để làm bài tập về nhà.
Bác sĩ Smith (thứ hai từ phải sang) cùng các đồng nghiệp. Ảnh: CSA
Nỗ lực của Smith đã được đền đáp khi cậu đứng thứ tư khi tốt nghiệp. Nhưng thử thách vẫn chưa dừng lại. Cha bị bắt, mẹ tự tử và phải đi điều trị, Smith đành dở dang giấc mơ học hành để đi làm. Khi đó, cậu mới 17 tuổi. “Tôi không còn gì ngoài 20 USD và vài chiếc áo”, Smith nhớ lại.
Một tia hy vọng le lói cho cuộc đời của Smith khi giành được học bổng toàn phần của Đại học Utah. Cậu chuyển đến sống cùng chị gái và ngủ trên ghế sofa.
Nhưng vừa đi làm vừa đi học không hề dễ dàng. Điểm số của Smith không đủ để được gia hạn học bổng năm kế tiếp khiến chàng sinh viên trở nên bi quan. Nhưng những hoạt động cộng đồng giúp đỡ người từng phạm tội giúp Smith lấy lại niềm tin.
Hiện tại, bác sĩ Smith (thứ 5 từ trái sang) đã có cuộc sống ổn định, được ngưỡng mộ. Ảnh: Goodnewsutah
Trở thành bác sĩ bệnh viện danh giá
Với tiền tài trợ, khoản vay và nhiều công việc làm thêm, Smith đã theo học Đại học Bang Idaho và gặp vợ tương lai tại đây. Đó là những năm hạnh phúc nhất nhưng cũng nhiều thất vọng đối với Smith. Rất may, anh đã vượt qua nhờ sự giúp đỡ, động viên của vợ.
Smith được nhận vào trường y của Đại học Utah và tốt nghiệp trong top 10% của lớp. Sau đó, anh được chọn vào học tại trường y Johns Hopkins với cơ hội chưa tới 1%. Lúc đầu, Smith cảm thấy rất khác biệt với các bạn học. Hầu hết sinh viên đều độc thân, có bằng cấp của các trường đại học danh tiếng. Trong khi đó, Smith đến từ Utah, đã kết hôn và có con.
Nhưng anh nhanh chóng thích nghi, kết bạn và dồn sức cho việc học mọi thứ có thể.
Cuốn sách của bác sĩ Smith kể về hành trình từ cậu bé nghèo tới khi làm trong bệnh viện nổi tiếng.
Sau thời gian nội trú, Smith trở thành bác sĩ X-quang, đồng thời ở lại giảng dạy tại Johns Hopkins một thời gian. Đó là điều anh luôn mơ ước: Giúp mọi người khỏe mạnh và có cơ hội học tập.
“Tôi muốn mọi người biết rằng họ có thể làm được điều gì đó với cuộc sống của mình. Giống như Abraham Lincoln, người vẫn tiếp tục tiến lên bất chấp thất bại. Chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh. Tất cả đều có những vết sẹo nhưng chúng ta có thể sửa chúng trở nên đẹp đẽ hơn”, Smith bày tỏ.
Bệnh nhân được đưa lên độ sâu 700 m
Hôm 10.9, các đội ngũ cứu hộ quốc tế đã thành công đưa nhà nghiên cứu và thám hiểm người Mỹ tên Mark Dickey từ độ sâu 1.040 m lên độ sâu 700 m bên trong hang Morca ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Mark Dickey, 40 tuổi, đang được chăm sóc sức khỏe sau khi ngã bệnh ở độ sâu 1.120 m. Ảnh HIỆP HỘI CỨU HỘ HANG ĐỘNG CHÂU ÂU
Ông Dickey, 40 tuổi, bắt đầu ói mửa hôm 2.9 vì chứng xuất huyết dạ dày trong lúc thám hiểm hang Morca, một trong những hang động sâu nhất thế giới, thuộc phạm vi dãy núi Taurus của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình trạng bệnh tật khiến ông không thể tự ra khỏi hang mà phải chờ người bên ngoài giải cứu.
Sau thời gian lên kế hoạch, chiến dịch cứu hộ được khởi động vào trưa 9.9 với sự tham gia của các bác sĩ, nhân viên trợ y và những nhà thám hiểm đầy kinh nghiệm đến từ khắp châu Âu, theo Hãng tin AP.
Họ thiết lập những trạm y tế dã chiến ở nhiều độ sâu dọc theo hang, cho phép ông Dickey có cơ hội nghỉ ngơi trong quá trình chậm chạp và kỳ công nhằm đưa bệnh nhân lên mặt đất.
Nhà thám hiểm Mark Dickey trước khi ngã bệnh và mắc kẹt dưới hang sâu. Ảnh REUTERS
"Ông Dickey đã được đưa đến trạm ở độ sâu 700 m vào 3 giờ 24 rạng sáng 10.9 (giờ địa phương). Sau thời gian nghỉ ngơi và tiếp nhận điều trị, từ đây ông sẽ được tiếp tục chuyển dần lên trên", Liên đoàn Ngữ âm học Thổ Nhĩ Kỳ thông báo trên tài khoản X (tên cũ Twitter).
Giới hữu trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có khoảng 190 cá nhân đến từ 8 nước tham gia sứ mệnh giải cứu, trong số này 153 người là chuyên gia tìm kiếm, cứu hộ.
Thách thức lớn nhất của nỗ lực này là làm sao nới rộng những đoạn hẹp của hang để cho phép cáng cứu thương được chuyển qua.
Morca là hang động sâu thứ ba ở Thổ Nhĩ Kỳ, với độ sâu tối đa 1.276 m.
Các đội ngũ cứu hộ dự báo phải cần vài ngày để đưa bệnh nhân ra khỏi hang.
Bác sĩ bỏ quên dụng cụ to bằng cái đĩa trong bụng sản phụ sinh mổ Sau khi phải chịu đựng cơn đau kéo dài, một người phụ nữ ở New Zealand đã nhận được tin báo rằng trong bụng của cô có một dụng cụ phẫu thuật to bằng chiếc đĩa. Ngành tang lễ Nhật Bản đổi mới khi số ca tử vong gia tăng Nhật Bản: Người trẻ ngại hẹn hò, bố mẹ phải đi xem mắt...