Tự cắt lìa chân: Người mắc bệnh khao khát được tàn phế
Những người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể luôn khao khát “được” tàn phế, dù tinh thần rất bình thường.
Bệnh nhân K. đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Ảnh: Người lao động)
Ngày 12/11, Công an TP Cần Thơ cho biết, P.D.K (27 tuổi, kỹ thuật viên Đông y, công tác tại Bệnh viện Đa khoa quận Cái Răng) mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) cộng với có sử dụng ma túy đá gây ảo giác nên đã tự cắt lìa chân mình.
Sau khi cắt, K. gọi cho một hộ lý nói mình nằm ngủ say trong phòng thì bị người khác tháo khớp gối nhưng không hay biết. Mọi người tức tốc chạy tìm kiếm khắp nơi và phát hiện chân bị đứt lìa của K. nằm trong tủ. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương TP Cần Thơ điều trị nhưng K. từ chối nối lại chân. Hiện sức khỏe của K đã hồi phục.
Người mắc bệnh luôn khao khát được tàn phế
Chia sẻ về ca bệnh này, BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, ông không khám nên chưa thể kết luận bệnh nhân mắc bệnh gì. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng kết luận “bệnh nhân mắc bệnh rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể” thì đây là “quái bệnh” khủng khiếp nhất trong y học. Bởi hội chứng của nó chỉ cần nghe thôi cũng khiến người ta rùng mình.
Những người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể luôn khao khát “được” tàn phế, dù tinh thần rất bình thường. Họ luôn có cảm giác một phần cơ thể của họ, như tay hay chân, là thừa. Họ cảm thấy lạ lẫm và ghê tởm với chính một phần cơ thể của mình, và họ thậm chí có thể khoanh đúng ranh giới của phần cơ thể muốn “cắt” đi.
BS La Đức Cương lý giải, người mắc căn bệnh này do trong não của những người mắc chứng bệnh này bị thiếu mất một phần nào đó. Chẳng hạn, một chi đủ trên cơ thể mà người bệnh tưởng “thừa” không được định vị đúng trên vùng não tương ứng, khiến cho bệnh nhân cảm thấy cực kỳ khó chịu với cái chi đó. Khi được toại nguyện thành tàn phế, người mắc bệnh này luôn thấy hạnh phúc hơn.
Video đang HOT
PGS.TS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần – Bệnh viện Quân Y103, Học viện Quân Y cho biết, nếu theo những gì được miêu tả thì bệnh nhân mắc chứng giải thể nhân cách – một trong các rối loạn tâm lý, giác quan. Trong đó, bệnh nhân tri giác sai về vị trí cơ thể mình như tay dài ra, mũi ở gáy, không có tim, cơ thể nhẹ như bông….
“Những người bị rối loạn sơ đồ cơ thể luôn nhận thức cơ thể mình một cách lệch lạc và cho rằng như thế là không đúng, cần phải sửa chữa”, PGS Đức cho hay.
PGS Đức cũng đồng tình với kết luận của công an Cần Thơ. Bởi người tự cắt chân mình là do chứng rối loạn sơ đồ cơ thể cộng với việc sử dụng ma túy đá, dẫn đến ngáo đá. Vì chỉ có ngáo đá mới làm như vậy. Trong trường hợp không phải do ma túy đá, thì phải mắc một bệnh lý nào đó gây hoang tưởng, ảo giác chi phối rất mạnh.
Phá hủy thần kinh vì ma túy đá
Theo bác sĩ Cương, ma túy đá đang được giới trẻ sử dụng nhiều. Dù không dùng hàng ngày nhưng nó vẫn gây rối loạn tâm thần, chi phối hành vi của người nghiện, tri giác hình ảnh, lời xui khiến và gây ra hành động và thực hiện hành vi dã man.
“Hoang tưởng ảo giác sẽ nảy sinh những nghi ngờ, ghen tuông, kết hợp với tiếng xui khiến “quện” vào nhau và thực hiện hành vi nguy hiểm như cắt chân, cắt tay, dóc thịt, dóc xương”, bác sĩ Cương nói.
BS Cương cho biết, ma túy đá là một loại ma túy cực độc, tác dụng trực tiếp vào bộ não, gây kích thích thần kinh trung ương và có thể tạo ảo giác kéo dài tới 3 ngày cho người dùng nó. Ma túy đá mới nổi cộm ở Việt Nam khoảng năm khoảng 3 năm gần đây.
“Khoảng 3 năm trở lại đây, ma túy đá đã rất nổi cộm, có quá nhiều đối tượng gây án. Khi thực hiện hành vi man rợ, người nghiện ma túy đá đã bị mất nhân tính. Họ hành động để thực hiện ý đồ càng độc ác càng sướng, càng thỏa mãn”, bác sĩ Cương nói.
Theo bác sĩ, ma túy đá khó từ bỏ hơn các loại chất gây nghiện khác như: Heroin, cần sa… Nếu đối tượng đã từng sử dụng lúc từ bỏ nó sẽ mất hứng thú. Nếu đã cắt cơn do sử dụng ma túy đá vẫn không hết triệu chứng rối loạn tâm thần và loạn thần.
Ma túy đá là một loại ma túy tổng hợp có chứa chất Methamphetanim. Chất này đi thẳng vào não, lâu dần làm phát sinh bệnh tâm thần phân liệt, làm biến đổi suy nghĩ của con người và biến một người lương thiện thành một kẻ hung hãn.
Ông Cương cho biết, triệu chứng ban đầu của người sử dụng ma túy đá không giống ma túy thông thường. Người sử dụng vẫn ăn được, ngủ nhiều, sau đó họ bị rối loạn thần kinh, loạn thị, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, nhạy cảm với âm thanh, tiếng ồn….
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Đại biểu Quốc hội nêu nguyên nhân các thảm án kinh hoàng
Bên lề Quốc hội, trả lời câu hỏi của phóng viên VOV.VN về nguyên nhân của những vụ thảm án xảy ra thời gian gần đây, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An - Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An cho biết, nguyên nhân bắt đầu từ đạo đức xã hội.
Khi đạo đức xã hội có vấn đề thì bắt đầu nảy sinh ra các hành vi lệch chuẩn trong nhân cách. Nguyên thứ hai đó là chúng ta nghĩ đến tệ nạn rất đáng lên án - tệ nạn dùng ma túy, ngáo đá.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu
"Ngáo đá nguy hiểm vô cùng. Họ có thể làm bất cứ việc gì như một cái máy, gây tội ác cho xã hội. Cho nên, quan điểm của tôi đấu tranh với tội phạm ma túy không khoan nhượng", Đại tá Nguyễn Hữu Cầu phân tích.
Liên quan đến vấn đề này, trong phần thảo luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn)- Vụ trưởng Pháp chế và Quản lý khoa học, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cho biết, trong thời gian vừa qua chúng ta chứng kiến những trọng án, những thảm án liên quan đến ma túy.
Điển hình như Trần Tuấn Khương cắt lìa bàn chân của chị gái mình, hay như vụ Đỗ Đức Hùng (ở Nam Định-PV) đã giết chết mẹ đẻ bằng hàng chục nhát dao. Gần đây nhất là thảm án ở Quảng Ninh cùng lúc sát hại cả 4 bà cháu...
Tất cả các vụ án này, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng đều sử dụng ma túy.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, số lượng người nghiện ma túy tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Nếu như cuối năm 2011, cả nước có trên 158.000 người nghiện ma túy thì cuối năm nay con số này là trên 202.000 người nghiện.
Như vậy sau 5 năm, con số người nghiện tăng hơn 44.000 người. Và có thêm một người nghiện ma túy là có thêm một mối bất hạnh, có thêm mối lo cho xã hội.
"Do đó tất cả những gì có thể làm để nghiêm trị tội phạm ma túy tháo giỡ vướng mắc cho cơ quan tố tụng là đặc biệt ưu tiên", đại biểu Nguyễn Thị Thủy nêu.
Tại buổi thảo luận tại hội trường sáng nay về dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, nhiều ý kiến của đại biểu nêu quan điểm liên quan đến giám định hàm lượng ma túy.
Theo Việt Đức
Sát thủ Bình Phước xin tử hình sớm: Đồng ý là...nhân đạo Liên quan đến việc sát thủ Bình Phước xin tử hình sớm, LS Hoàng Minh Ngọc cho rằng đồng ý là nhân đạo Hành động trái tự nhiên Liên quan đến việc sát thủ Bình Phước, Nguyễn Hải Dương nộp đơn cho cơ quan công an xin thi hành án tử hình sớm, trao đổi với Đất Việt, LS Đỗ Hải Bình (Đoàn...