Từ ca bệnh khó lường của trẻ, cảnh báo của các thầy thuốc
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa tiếp nhận ca bệnh có bệnh sử ngắn ngày nhưng khó lường. Bệnh nhi chỉ có nôn, sốt nhẹ và gia đình cho bé nghỉ học đi khám, bé nôn liên tục rồi đột ngột trợn mắt ngất lịm,..
BS CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết: bệnh nhi là bé gái 9 tuổi quê Tiền Giang có bệnh sử ngắn ngày nhưng thật sự khó lường.
Theo lời kể của gia đình, cách khi nhập viện 1 tuần, bé có biểu hiện nôn và sốt nhẹ. Sau đó gia đình cho bé nghỉ học đi khám phòng mạch tư gần nhà nhưng tình trạng không đỡ, ngày hôm sau bé nôn ói liên tục rồi đột ngột trợn mắt ngất lịm,..
Sau đó cả nhà đưa bé vào viện đã trụy tim mạch. Tại bệnh viện địa phương bệnh nhi được nhanh chóng được cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.
Bệnh nhi đã được các bác sĩ cáp cứu, ổn định tạm huyết áp bằng nhiều loại thuốc vận mạch liều cao, siêu âm và xét nghiệm men tim cao… Khi đó các bác sĩ xác định bé bị viêm cơ tim, sốc tim và nhanh chóng chuyển thẳng lên Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc..
Bệnh nhi bị viêm cơ tim, sốc tim, nhập viện trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc..
Khi tiếp nhận các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố gồm các khoa Cấp Cứu, Hồi Sức Tích Cực, ECMO, ngoại lồng ngực, Tim Mạch.. thay nhau túc trực, tăng cường tua trực.
Video đang HOT
Theo BS Vũ, ca bệnh đã thách thức toàn bộ các ekip bác sĩ nhi khoa của chúng tôi. Chúng tôi tất bật cấp cứu cả đêm, và cả tuần dài sau đó… “24/24h chúng tôi trực và hội chẩn tham vấn liên tục qua các ứng dụng trực tuyến, theo dõi sát từng biến chuyển ca bệnh phức tạp cùng hàng loạt ca khó khác tấp nập từ đầu đến cuối tuần…”
Các bác sĩ khoa Cấp Cứu, Hồi Sức Tích Cực, ECMO, ngoại lồng ngực, Tim Mạch.. thay nhau túc trực, tăng cường tua trực.
Sau gần một tuần, tình trạng của bệnh nhi đã dần hồi phục theo từng nhịp hy vọng ngóng trông của ba mẹ và các y bác sĩ kề cận.
Bé tỉnh dần, cải thiện mọi thông số máy móc và chức năng cơ quan tim – thận – gan – phổi.., từng bước vượt qua mọi thử thách cam go trong quá trình vận hành ECMO: rối loạn nhịp, ứ máu buồng tim, phẫu thuật xé vách buồng tim cấp cứu tại giường, truyền máu và chế phẩm máu… BS Vũ nói.
24/24 h các bác sĩ hội chẩn tham vấn liên tục qua các ứng dụng trực tuyến
Sáng nay, ngày 12/4 bé vừa được cai máy ECMO ổn định và chính thức trở thành bệnh nhi thứ 17 được triển khai ECMO đúng chỉ định để cấp cứu kịp thời và đáp ứng ngoạn mục.
Với ánh nhìn có hồn và rưng rưng nước mắt khi hội ngộ mẹ cha giờ thăm bệnh, bé níu tay người thân và rạo rực theo từng lời hứa hẹn được mua đồ chơi, đồ ăn, trà sữa.. mà cha mẹ gợi ý mua cho em sau khi xuất viện…Chúng tôi tin em đang dần bứt phá ngoạn mục để trở lại đường đua của một nữ sinh giỏi, của một người chị cả ngoan ngoãn và tháo vát trong nhà.., bằng tất cả niềm tin, niềm hi vọng và tình yêu thương luôn hiện hữu quanh em… BS Vũ cho biết thêm.
Hiện bé đã bình phục và được cai máy ECMO
Cần phát hiện sớm
Theo các bác sĩ, để phát hiện ra viêm cơ tim ở giai đoạn sớm rất khó vì khi bệnh nhân viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức đo đó mọi người cần chú ý hết sức.
Còn trường hợp nặng, các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim; Khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động; phù chân, mắt cá chân và bàn chân; mệt mỏi; các dấu hiệu và triệu chứng khác sẽ theo nguyên nhân gây ra viêm cơ tim.
Khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán. Ngoài ra, nếu có triệu chứng như đau ngực và khó thở khi đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virut. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
Cứu kịp thời bé gái 15 tháng bị biến chứng tay chân miệng nguy kịch tính mạng
Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa cứu chữa kịp thời cho một bệnh nhi 15 tháng bị biến chứng bệnh tay chân miệng dẫn đến trụy tim mạch, nguy cơ tử vong.
Trước đó, bệnh nhi quê ở Bạc Liêu, bị sốt cao 3 ngày liên tục, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay và chân, ói, giật mình chới với, lơ mơ. Phụ huynh đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh trong tình trạng tím tái, tay chân lạnh.
Các bác sĩ bệnh viện tuyến tỉnh đã điều trị hạ sốt tích cực và hội chẩn khẩn rồi chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để hỗ trợ lọc máu liên tục. Tại đây, bệnh nhi được tiếp tục thở máy, dùng thuốc vận mạch, truyền huyết thanh miễn dịch. Sau 2 ngày lọc máu, tình trạng trẻ cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường và được cai máy thở.
bệnh nhi đã thoát cơn nguy kịch (Bệnh viện cung cấp)
Sáng 11/3, tình trạng bệnh nhi đã ổn định, bé tự bú được và tiếp tục được chăm sóc hồi sức tích cực. Các bác sĩ cảnh báo, bệnh tay chân miệng diễn ra quanh năm, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lơ là với những triệu chứng sốt, ói...của trẻ.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là phải rửa tay thường xuyên cho trẻ trước và sau khi đến trường. Người lớn cũng phải rửa tay thường xuyên trước khi bước vào nhà hoặc trước khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
Mỗi gia đình nên thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống hay đồ chơi chưa được khử trùng./.
Liên tiếp cứu sống trẻ bị viêm cơ tim tối cấp nhờ kỹ thuật ECMO Từ tháng 10/2020, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tiếp cứu sống 5 bệnh nhi viêm cơ tim tối cấp nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật ECMO. Trường hợp mới nhất là bệnh nhi Đ.P. N. (12 tuổi, trú tại Gò Vấp, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, trụy tim mạch kèm rối loạn...