Từ ca bệnh 10 tuổi đã đột quỵ: CT Hội Phòng chống Đột quỵ chỉ ra dấu hiệu đau đầu nguy hiểm
Theo GS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ khu vực miền Bắc cho biết dị dạng mạch máu não được xem là một trong những nguyên nhân của đột quỵ đặc biệt ở người trẻ.
10 tuổi đột quỵ
Trường hợp của N.V.H, 17 tuổi, Vĩnh Long được đưa vào cấp cứu đột quỵ liên quan đến chơi game, kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não (bẩm sinh) gây xuất huyết não. Bệnh nhân H. đã mổ 1 lần để làm sạch máu trong não, chuẩn bị mổ lần 2 để nới mạch máu.
Bệnh viện Đột quỵ Thành phố Cần Thơ cũng cấp cứu cho một bé gái 10 tuổi L.K.N. (ở Hậu Giang) bị đột quỵ xuất huyết não do dị dạng mạch máu bẩm sinh.
Mẹ K.N. kể lại, trước khi đột quỵ bé K.N. đang đi học bình thường, đột ngột có những biểu hiện đau đầu dữ dội và ói. Cô giáo ngay lập tức gọi cho phụ huynh đến đón bé về.
Lúc đón thấy con gái mặt bắt đầu tái xanh, miệng nói lắp bắp, gần như chân của bé không còn đứng vững được nữa, chị nghĩ ngay con mình chắc là bị não rồi, phải đưa đến bệnh viện lập tức.
Mẹ bé cho biết từ lúc 5 tuổi, lâu lâu bé N. lại kêu nhức đầu. Nghĩ con gái mình chỉ do đi nắng rồi nhức đầu, rồi con bé nghỉ ngơi lát là khỏe lại nên ba mẹ không dẫn đi kiểm tra. Cũng may đi đúng bệnh viện và can thiệp kịp thời…
Video đang HOT
Bé gái 10 tuổi bị đột quỵ
Theo GS Nguyễn Văn Thông đột quỵ ở trẻ em phần lớn là xuất huyết não, nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh. Trước đó có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc một số ít bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, co giật, động kinh.
Khi xảy ra đột quỵ ở trẻ em, thì ngày nay sẽ điều trị theo phương pháp can thiệp nội mạch DSA, ít xâm lấn, đặc biệt là điều trị được những vùng não sâu mà phẫu thuật không can thiệp tới.
Dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm không?
GS Thông cho biết dị dạng mạch máu não là tình trạng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não. Các dị dạng này nối thông động mạch và tĩnh mạch não mà không đi qua các mao mạch, không cung cấp máu cho nhu mô não. Các dị dạng mạch máu này khi vỡ gây chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và hết sức nguy hiểm.
Dị dạng mạch máu não là bất thường bẩm sinh và không thể nào phòng được. Dị dạng mạch máu não có thể tồn tại lâu trong não mà không có bất kỳ triệu chứng gì khi còn bé. Một số trường hợp lớn lên tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe.
GS Nguyễn Văn Thông
GS Thông cho biết do sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch nên máu lưu thông qua mạch máu dị dạng với áp suất cao và nhanh. Dị dạng mạch máu não gây ra rất nhiều vấn đề mà phổ biến nhất là vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh, co giật và và nguy cơ đột tử là rất cao.
GS Thông cho biết đa số các bệnh nhân dị dạng mạch máu não nhập viện với biểu hiện biến chứng có chảy máu. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 0.15% – 1.0%, có thể gặp ở độ tuổi 15 – 50, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
Dị dạng mạch máu não thường không to lên hoặc tự thoái triển, được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi 45 trở xuống trong 3 tình huống: Chảy máu não (50-60%), đau đầu, động kinh (40-45%), hoặc tình cờ (5-10%).
Bệnh không có dấu hiệu đặc trưng nào mà bệnh nhân thường mơ hồ như đau đầu âm ỉ.
GS Thông nhấn mạnh nếu đau đầu âm ỉ không tìm rõ nguyên nhân thì người bệnh hết sức cảnh giác đặc biệt là chỉ đau ở một điểm vì những dấu hiệu này cảnh báo bị dị dạng mạch máu não rất lớn.
Người bệnh chỉ cần sàng lọc bằng cách chụp mạch bằng CT hoặc MRI. Chụp động mạch sử dụng “chuỗi xung” được thiết kế đặc biệt để hiển thị các động mạch và tĩnh mạch của não cũng như dị dạng mạch máu não.
Khi bị dị dạng mạch máu não, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể can thiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dị dạng mạch máu não không thể can thiệp, bệnh nhân phải sống chung với bệnh.
Cẩn trọng với đột quỵ do tăng huyết áp buổi sáng
Theo GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, người bị tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ cao đột quỵ, đau tim hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran.
Một số nguyên nhân làm tăng huyết áp vào buổi sáng là nhịp sinh học bình thường của cơ thể vào buổi sáng giải phóng nhiều hormone; do sử dụng thuốc chứa steroid hoặc uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích.
Nhiều người dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ, vì không kiểm soát được huyết áp. Khoảng một nửa bệnh nhân đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp.
GS Văn Thông khuyến cáo: Buổi sáng khi ngủ dậy, đặc biệt là những người già, không nên bật dậy đột ngột, mà cần vận động nhẹ nhàng trên giường, sau đó từ từ ngồi dậy.
Huyết áp dao động theo giờ để đáp ứng với các tác động môi trường, ví dụ như căng thẳng hoặc hoạt động, huyết áp giảm trong khi ngủ và tăng dần khi thức. Tăng huyết áp gây tổn thương, xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng động mạch. Khi thiếu máu cung cấp cho não sẽ dẫn đến đột quỵ.
"Biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90 mmHg" - ông Thông nói.
Chớ coi thường đột quỵ ở trẻ em Thấy con khỏe mạnh nhưng lâu lâu lại than nhức đầu, cha mẹ tưởng chơi nhiều nên say nắng nên không đưa đi kiểm tra. Không ngờ con bị dị dạng mạch máu bẩm sinh. Ê-kíp cứu sống bệnh nhi 10 tuổi bị dị dạng mạch máu não Ngày 13/6, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế SIS Cần Thơ cho biết, vừa...