Tự bơi vào bờ dù bị cá mập cắn trọng thương
Người đàn ông 29 tuổi tự bơi vào bờ và đi bộ 300 mét tìm trợ giúp sau khi bị cá mập cắn trọng thương ở vùng biển Đảo Kangroo.
Người đàn ông bị cá mập cắn hôm 6/12 khi đang lướt sóng ở Vịnh D’Estrees, đảo Kangaroo, bang Nam Australia. Ban đầu, anh được một bác sĩ lái xe riêng đến bãi biển sơ cứu, sau đó được bác sĩ Michael Rushby và các y sĩ khác điều trị thêm trước khi tới trung tâm y tế Flinders.
Rushby cho hay nạn nhân có những vết rách “nghiêm trọng” ở phần lưng, bên hông và chân, khớp với vết cắn của một con cá mập khá lớn.
Video đang HOT
Một con cá mập trắng. Ảnh: Alamy .
Từ bệnh viện, nạn nhân đã chia sẻ trải nghiệm của mình bằng bản viết tay và cảm ơn những người đã cứu mình.
“Tôi đang ngồi trên ván thì thấy bị đâm vào bên trái. Giống như cú đâm của một chiếc xe tải”, anh kể. “Nó cắn vào lưng, mông và khuỷu tay của tôi, xé rách một phần ván của tôi. Tôi thoáng nhìn thấy con cá mập khi nó bỏ đi và biến mất”.
Rushby ca ngợi câu chuyện sống sót của chàng trai là “đáng chú ý” khi vẫn tự bơi được vào bờ và đi tìm người giúp đỡ dù bị thương nặng.
“Cậu ấy đã đi bộ 300 mét đến bãi đỗ xe và được một số người qua đường giúp đỡ”, ông nói. Trong khi các bác sĩ sơ cứu, anh vẫn tỉnh táo và có thể kể lại câu chuyện với họ.
Người đàn ông cho hay anh đã “vô cùng may mắn” khi thoát chế và lạc quan rằng mình sẽ hồi phục hoàn toàn.
Phát hiện gần 100 cá voi hoa tiêu chết do bị mắc cạn tại New Zealand
Giới chức New Zealand ngày 25/11 cho biết đã phát hiện 97 con cá voi hoa tiêu và 3 con cá heo mũi chai chết trong tình trạng bị mắc cạn hàng loạt tại quần đảo Chatham, cách bờ biển phía Đông của nước này khoảng 800 km.
Một con cá voi hoa tiêu chết sau khi bị mắc cạn ngoài khơi bang Tamasnia, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo những quan chức trên, hầu hết những con cá này bị mắc cạn hồi cuối tuần qua và những nỗ lực giải cứu chúng đã bị cản trở do quần đảo trên nằm ở vị trí xa xôi.
Theo Cục Bảo tồn của New Zealand (DOC), tính đến thời điểm hiện tại chỉ phát hiện 26 trong số những con cá voi trên vẫn còn sống, tuy nhiên phần lớn trong số chúng có vẻ rất yếu và bị thương do biển động, và gần như chắc chắn đã có sự xuất hiện của cá mập trắng tại vùng biển xung quanh quần đảo trên sau vụ mắc cạn này.
Các vụ động vật biển mắc cạn hàng loạt xảy ra khá phổ biến tại quần đảo Chatham với số lượng động vật bị chết lên tới 1.000 con chỉ trong một lần mắc cạn hồi năm 1918. Riêng hiện tượng cá voi mắc cạn hàng loạt đã xảy ra trong suốt lịch sử hiện đại và việc lý giải nguyên nhân của hiện tượng này là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu về động vật biển đang tìm kiếm lời giải đáp trong nhiều năm qua.
Không chỉ ở New Zealand, tại Australia, hồi cuối tháng 9 vừa qua, hàng trăm con cá voi đã chết ở vùng biển nước nông ngoài khơi bờ biển của nước này trong một vụ mắc cạn hàng loạt được cho là lớn nhất trên thế giới.
Lời nói dối đẩy 1,7 triệu người vào phong tỏa Một nhân viên nhà hàng pizza nói dối sau khi nhiễm nCoV đã buộc bang Nam Australia với 1,7 triệu dân áp lệnh phong tỏa. Steven Marshall, thủ hiến bang Nam Australia, hôm 20/11 thừa nhận đáng lẽ 1,7 triệu người dân của bang sẽ không đối mặt với lệnh phong tỏa 6 ngày nếu nhân viên quán pizza trên nói thật với...