Tu bổ, tôn tạo Chùa Một Cột: Phải hết sức thận trọng
Chiều 8-5, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh dự án trùng tu, tôn tạo di tích Chùa Diên Hựu (Một Cột). Theo đó, dự án đang trong quá trình lấy ý kiến các nhà khoa học, văn hóa, lịch sử trước khi hoàn chỉnh.
Việc trùng tu, tôn tạo di tích Chùa Một Cột đòi hỏi sự thận trọng cao
Theo ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Chùa Một Cột là di tích lịch sử cấp quốc gia, lại nằm trong quần thể di tích đặc biệt quốc gia nên việc trùng tu, tôn tạo đòi hỏi sự thận trọng ở mức cao nhất. Ông cho biết: “Chỉ cải tạo hệ thống thoát nước, sân vườn cũng cần làm việc, xin ý kiến của rất nhiều cơ quan liên quan, chứ không phải muốn làm gì là được ngay.” Từ năm 2009, dự án tôn tạo giai đoạn I đã nạo vét, xây mới hệ thống thoát nước và đảo ngói, xử lý một số điểm thấm, dột, hỏng hóc. Từ khi giai đoạn I hoàn thành (tháng 9-2010) đến nay, khu vực Chùa Một Cột không còn bị ngập nước mỗi khi mưa lớn. Sau khi đã kiểm tra thực địa, đại diện UBND quận Ba Đình cho biết: “Thực tế, Chùa Một Cột không hề tới mức xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng như thông tin nào đó phản ánh, dù trong nhà Tam Bảo cũng có 1-2 chỗ bị thấm dột nhẹ. Hàng ngày, người dân vẫn vào tham quan bình thường”.
Cũng theo UBND quận Ba Đình, tháng 4-2010, TP tiếp tục giao quận Ba Đình và các cơ quan liên quan lập dự án trùng tu Chùa Một Cột. Trong đó, có yêu cầu quận Ba Đình phải lấy ý kiến các cơ quan hữu quan và nhà lịch sử, văn hóa, nhà khoa học… Từ thời điểm đó tới nay, UBND quận Ba Đình đã tổ chức 3 cuộc hội thảo khoa học để tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự án.
Xung quanh thông tin Đại đức Thích Tâm Kiên – trụ trì Chùa Một Cột gửi “tâm thư” tới một số cơ quan báo chí nêu, “nếu 30 ngày nữa (kể từ 2-5-2013), mà không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”, ông Đỗ Viết Bình cho biết, quận cũng chỉ mới biết thông tin qua báo chí: “Ngay khi biết sự việc, UBND quận đã giao UBND phường Đội Cấn làm việc, trao đổi với trụ trì Chùa Một Cột”. Ông Đỗ Viết Bình cho biết, chắc chắn sẽ không để xảy ra việc trụ trì Chùa Một Cột tự ý hạ giải, đảo ngói toàn bộ chùa. “Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia nên càng không ai được phép làm việc đó. Chúng tôi khẳng định không thể để việc đó diễn ra…” – ông Đỗ Viết Bình nói.
Về lộ trình sắp tới, ông Đỗ Viết Bình thông tin: “Dự kiến, trong tháng 5-2013, sẽ tiếp tục có một cuộc hội thảo nữa về dự án trùng tu Chùa Một Cột để lấy ý kiến các nhà chuyên môn. Sau khi đã thu thập đủ dữ liệu, quận Ba Đình sẽ hoàn chỉnh dự án trước khi chính thức phê duyệt. Mọi sự nôn nóng là không cần thiết bởi tất cả đều đã nằm trong lộ trình, kế hoạch của UBND quận”.
Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Đỗ Viết Bình cho biết, hiện nay, dự án không còn vướng mắc gì lớn. Dù vậy, để đi đến sự đồng thuận cao nhất trước khi phê duyệt dự án, UBND quận vẫn tiếp tục tổ chức cuộc hội thảo về dự án trong tháng 5-2013. Khẳng định sự quan tâm và trách nhiệm của chính quyền đối với việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích Chùa Một Cột, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cam kết: “Quận đã và đang chỉ đạo quyết liệt để hoàn chỉnh dự án trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, các bước phải làm theo đúng lộ trình, kế hoạch và đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo việc trùng tu, tôn tạo Chùa Một Cột sẽ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lâu bền của di tích, đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Chúng tôi đề nghị người dân, báo chí cùng giám sát tiến độ của dự án này”.
Trùng tu di tích không thể nôn nóng
Cũng liên quan sự việc, chiều 8-5, Phó Trưởng Ban Thường trực Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử không thể làm vội vã, nôn nóng mà phải theo trình tự, thủ tục tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu nôn nóng, sẽ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ở di tích Chùa Một Cột, việc trùng tu, tôn tạo phải tính toán giải pháp tổng thể chứ không phải chỉ xử lý một đôi chỗ thấm dột ở mái. Tất cả đều cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng theo lộ trình. Ông Phan Đăng Long nhấn mạnh: “Ở đây, chính quyền đã rất quan tâm tới dự án trùng tu, tôn tạo Chùa Một Cột. Đương nhiên, muốn làm được việc này, phải hết sức thận trọng, theo đúng quy định pháp luật”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Chùa Một Cột xuống cấp, tượng phải... đội nón tránh dột
Chùa Diên Hựu - Một Cột được xếp hạng "Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia". Thế nhưng trải qua thời gian, năm tháng, chùa đã có dấu hiệu xuống cấp.
Tượng Phật... đội nón để tránh mưa dột
Chùa Một Cột nằm trong quần thể chùa Diên Hựu. Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, ở bên phải Lng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Phía ngoài Chùa Một Cột xuất hiện các vết rêu phong theo năm tháng
Trụ của Chùa Một Cột đã có những vết nứt
Cảnh quan xung quanh của khu di tích đã có dấu hiệu xuống cấp
Mái ngói của toàn bộ chùa và nhà mẫu xập xệ, không còn được nguyên vẹn
Hệ thống đường điện trong Chùa có hiện tượng hỏng hóc
Các cột trụ đã mục nát do ẩm ướt
Mỗi khi mưa lớn, các miếng bạt, chậu được đem ra hứng nước mưa để tránh dột
Một góc chật hẹp của kho để đồ của nhà Chùa được phủ kín bạt che
Bằng khen được treo trên nền tường ẩm thấp
Mái nhà trên khu bếp của nhà chùa có chỗ thủng to bằng 2 bàn tay
Khắp nơi phải được phủ miếng bạt che chống nước mưa khi bị dột
Theo xahoi
Ngày trở về của một cô gái bị bán sang Trung Quốc Cuộc đời Lý đã trải qua một biến cố quá sức chịu đựng với cái tuổi 24 của của em. Nguyễn Thị Lý đang điều trị trong bệnh viện Sinh ra trên vùng lúa Yên Thành gió Lào nắng gắt, thuộc xã Đại Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ làm nông nghiệp, anh...