Tự bỏ tiền ra mua game, cậu nhóc 14 tuổi bị kẻ gian dọa mách phụ huynh, tống tiền tới hơn 500 triệu suốt nửa năm
“Mày đã bỏ tiền ra mua game, tao sẽ mách phụ huynh” – câu nói dường như đã trở thành nỗi ám ảnh với cậu nhóc trong câu chuyện.
Việc các game thủ nhí có quỹ đen, sau đó giấu diếm phụ huynh sử dụng số tiền đó vào những mục đích bị coi là “bất chính” trong mắt người lớn như mua game đã trở thành câu chuyện không hề xa lạ đối với nhiều người. Và đó chính là câu chuyện của cậu bé Tiểu S, hiện đang sống ở quận Hoàng Nham, thành phố Đài Châu, Chiết Giang (Trung Quốc) – người vừa bị một “anh bạn” trên mạng đe dọa, tống tiền tới hơn 150.000 NDT (khoảng hơn 50 triệu VND) trong suốt nửa năm chỉ vì bị “bắt thóp” đã giấu diếm phụ huynh dùng tiền mua game mà không được cho phép.
Hình ảnh của kẻ thủ ác, tống tiền cậu nhóc Tiểu S
Cụ thể, trong đợt nghỉ dịch vừa qua, Tiểu S cũng như bao bạn bè đồng trang lứa có khá nhiều thời gian ở nhà. Cậu nhóc dành rất nhiều thời gian chơi game, nhưng phần vì mới chơi, phần vì thiếu sự hiểu biết nên thường xuyên bị củ hành. Đó là lý do khiến cho Tiểu S cân nhắc mua một tài khoản game miễn phí. Và cậu nhóc đã tìm tới một người chơi qua mạng khác đã đáp ứng nhu cầu của Tiểu S. Hai bên quyết định giao dịch thông qua WeChat, tuy nhiên sau đó, Tiểu S khi kiểm tra tài khoản đã nhận ra không giống với điều mình lựa chọn ban đầu nên từ chối chuyển tiền và đổi mật khẩu tài khoản.
Sau đó, cả hai giao dịch qua trung gian, và tại đây, cậu nhóc 14 tuổi đã “ngốc nghếch” để lộ tài khoản WeChat cho người trung gian ấy. Tuy nhiên, thay vì giúp Tiểu S thực hiện giao dịch, người đàn ông này lại copy toàn bộ thông tin, số điện thoại của phụ huynh cậu đồng thời đe dọa sẽ tiết lộ cho họ biết việc Tiểu S đã bỏ tiền ra để chơi game. Sợ bị trách mắng từ phía phụ huynh, Tiểu S nhanh chóng chuyển khoảng 1.200 NDT (khoảng 4 triệu VND) để “bịt miệng” đối tượng. Nhưng đó chỉ là bước đầu, và con số tống tiền sau đó ngày càng gia tăng, lên tới hàng chục nghìn NDT trong suốt hơn nửa năm.
Video đang HOT
Chẳng có cậu nhóc nào muốn phụ huynh biết việc mình bỏ tiền ra chơi game
Câu chuyện chỉ bị phát giác khi Tiểu S, dù đã tiêu hết toàn bộ tiền tiêu vặt của mình nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ số tiền mà đối tượng kia yêu cầu. Thế là cậu nhóc đành phải dùng điện thoại và thẻ của mẹ để chuyển khoản cho kẻ gian. Một ngày đẹp trời, mẹ Tiểu S bất ngờ thấy thẻ của mình thụt mất 100.000 NDT bèn truy hỏi Tiểu S, sau đó đưa cậu tới đồn cảnh sát trình báo. Và tới đây thì danh tính của “kẻ thủ ác” đã được tìm thấy. Hóa ra, đó cũng là một “cậu thanh niên” khá trẻ, họ Trương, năm nay mới 20 tuổi và sống ở tỉnh Quý Châu.
Theo đó, cũng là một kẻ nghiện game và nhận ra tâm lý sợ sệt của Tiểu S do từng trải qua điều này từ nhỏ, thế nên Trương đã bắt thóp cậu bé và kiếm lợi một số tiền không nhỏ. Chỉ tiếc là vì lòng tham vô đáy, cuối cùng thì điểm đến của Trương vẫn là đồn cảnh sát mà thôi.
Những điều mà dù có cố giải thích thế nào, phụ huynh của bạn cũng mãi không chịu hiểu về game
Các bậc phụ huynh mà hiểu được những điều này thì anh em game thủ nhẹ nhàng biết bao.
Cha mẹ và...game, nghe chẳng liên quan tẹo nào nhỉ? Đó gần như là điều chúng ta đã mặc định chấp nhận. Rất nhiều phụ huynh đã chẳng thể cảm thấy hứng thú khi chứng kiến sự xuất hiện của The Beatles vào những năm 1960, và ngày nay thì đâu có nhiều phụ huynh chơi game cùng các con của mình.
Nhưng vấn đề là tại sao cha mẹ lại không thấy hứng thú với các trò chơi điện tử? Họ có thể là kỹ sư, lập trình viên, nhưng lại "lạnh tanh" trước những dòng mã code được chuyển tải thành các trò chơi nhảy nhót trên màn hình? Hoá ra nghề nghiệp và sự hứng thú với các sản phẩm công nghệ chẳng liên quan với nhau chút nào?
Dù nguyên nhân là gì chăng nữa, đây vẫn là một số khái niệm chính xoay quanh các trò chơi điện tử mà phụ huynh dường như không thể nào nắm bắt được.
Bạn không thể tạm dừng các trò chơi trực tuyến
Giả sử bạn đang chơi một trò chơi video. Bạn chơi hăng say đến mức quên mất cả thời gian và đột nhiên bố mẹ gọi bạn xuống ăn tối. Bạn sẽ làm gì bây giờ? Nếu bạn đang chơi một trò chơi solo, điều đó ổn thôi bởi chỉ cần tạm dừng trò chơi. Nhưng, nếu bạn đang chơi một tựa game nhiều người chơi trực tuyến, chắc chắn bạn sẽ phải vò đầu bứt tai mà thôi.
Trong các tựa game cạnh tranh như Fortnite, bạn chỉ có thể "tạm dừng" bằng cách thoát game với một bản án tử hình được bảo đảm. Một trăm người chơi đang cố gắng sống sót, và nhiều người sẵn sàng hạ gục những thí sinh đã rời khỏi bàn điều khiển hoặc PC của họ để đạt được một chiến thắng dễ dàng hơn.
Ngay cả khi người chơi đang chiến đấu cùng đồng đội trong các tựa game như Apex Legends hay World of Warcraft, việc đi ăn tối vẫn và là ý tưởng tồi vì các trò chơi này đòi hỏi người chơi phải làm việc cùng nhau để giành được chiến thắng. Một người chơi bỏ cuộc là quá đủ để phá hỏng trận chiến của cả đội, điều đó không công bằng cho những người chơi không cần phải tạm dừng. Cho dù bạn xoay sở với nó như thế nào, việc tạm dừng trong một trò chơi trực tuyến là không công bằng cho một ai đó.
Trò chơi điện tử có thể có lợi ích về học tập và sức khỏe
Bạn đã từng nhìn thấy khuôn mẫu "game thủ lười biếng" chưa? Một nhân vật thờ ơ ngồi cả ngày xem các pixel nhảy múa trên màn hình TV. Mặc dù chơi quá nhiều trò chơi video có thể khiến bạn không khỏe mạnh hoặc mất dáng, nhưng việc đọc sách thay vì tập thể dục cũng vậy.
Bạn có thể chỉ cho cha mẹ của bạn những lợi ích khi trải nghiệm các trò chơi. Một số tựa game đem tới các lợi ích rất rõ ràng, như loạt game chiến lược StarCraft giúp bạn phải suy nghĩ mau lẹ và có cái nhìn tổng quan, Call of Duty có thể nâng cao khả năng phản xạ; và Grand Theft Auto có thể giúp các game thủ xử lý và kiểm tra thông tin một cách đáng ngạc nhiên.
Nếu phụ huynh vẫn nói rằng các trò chơi video đó không khuyến khích việc tập thể dục, hãy nói với họ về các trò chơi được thiết kế để khiến mọi người di chuyển. Nếu bạn có tai nghe VR, các trò chơi như Beat Saber và BoxVR sẽ giúp bạn tập luyện và nếu bạn sở hữu Nintendo Switch, các tựa game như Zumba: Burn It Up và Ring Fit Adventure được đảm bảo sẽ khiến bạn toát mồ hôi.
Cùng nhau chơi game là một trải nghiệm liên kết tuyệt vời
Hầu như mọi trang web nuôi dạy con cái trên internet đều đưa ra một lời khuyên giống nhau: hỗ trợ sở thích của con bạn và chơi cùng nhau. Điều này có thể bao gồm bóng chày, bóng rổ, tenis, chạy bộ, và cả game nữa. Chỉ vì một đứa trẻ thích chơi trò chơi trên màn hình TV, điều đó không có nghĩa là nó không có giá trị đối với sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình
Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích khi cha mẹ chơi trò chơi video cùng với con cái của họ. Chẳng hạn như các bé gái trở nên hiền dịu và hòa đồng hơn khi chơi trò chơi điện tử với bố mẹ. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy cha mẹ thậm chí không cần phải cùng chơi game với con để gắn kết; chỉ cần ở trong cùng một phòng, xem và giúp đỡ những đứa trẻ khi chúng gặp khó và "cầu cứu" bạn.
Không quan trọng việc một đứa trẻ thích các trò chơi nhiều người chơi như Fortnite hay thích chơi các tựa game solo như The Legend of Zelda: Breath of the Wild. Chỉ cần mở lòng, cha mẹ hoàn toàn gắn kết hơn với con cái thông qua các trò chơi điện tử.
Gia đình nhà người ta mà mọi game thủ đều ao ước là đây: bố làm đội trưởng cho 3 con chiến game, mẹ kiêm chức cổ động viên Sự xuất hiện của "gia đình tuyển thủ" này khiến buổi offline quân đoàn Free Fire khu vực Hà Nội thú vị hơn bao giờ hết. Mặc dù đã được công nhận ít nhiều khi góp mặt trong các sự kiện thể thao lớn nhỏ trên thế giới nhưng thể thao điện tử vẫn là một mối lo ngại của nhiều bậc phụ...