Từ bỏ lập Quỹ Trần Văn Khê, GS Trần Quang Hải ứa nước mắt
Những rắc rối về thủ tục pháp lý khi thành lập quỹ Trần Văn Khê tại Việt Nam đã làm GS Trần Quang Hải muốn từ bỏ ý định lập quỹ này theo như di nguyện của cha ông.
Về nước theo lời mời của Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế về nghệ thuật hát chầu văn, GS Trần Quang Hải đã cho PV Người Lao Động biết việc ông từ bỏ kế hoạch thành lập quỹ mang tên cha, cố GS. TS Trần Văn Khê cũng như dự án xây dựng Trung tâm Trần Văn Khê tại căn nhà số 32 Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh, TP HCM, nơi GS.TS Trần Văn Khê từng sinh sống.
Chia sẻ về điều này, GS Trần Quang Hải ứa nước mắt: “Tôi đành phải từ bỏ 2 dự án theo di nguyện của cha bởi hiện nay tôi định cư ở nước ngoài, sẽ có nhiều trở ngại trong việc quản lý trực tiếp quỹ một cách chu đáo. Ngoài ra, khó khăn về phương diện thủ tục hành chánh và tài chánh khi có quy định phải trên 1 tỷ đồng mới lập quỹ; mà sau đám tang của cha tôi, số tiền phúng điếu của các cơ quan, cá nhân, công chúng quý mến cha tôi, tính toán lại chỉ có 700 triệu đồng.
GS.TS Trần Văn Khê.
Điều quan trọng hơn cần phải có trụ sở nhất định và phải có một ngân khoản thường trực để trang trải. Bên cạnh đó, ngôi nhà số 32 đường Huỳnh Đình Hai dù có triển vọng sẽ được dùng làm trụ sở vĩnh viễn cho trung tâm mang tên cha tôi nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào để đảm bảo”.
Video đang HOT
GS Trần Quang Hải mong muốn được kết thúc một cách tốt đẹp việc liên hệ đến cha của ông, về số tiền phúng điếu. Ông nhấn mạnh: “Hiện theo dự trù sẽ được phân chia một cách minh bạch cho: Giải thưởng Trần Văn Khê, phần nữa trao cho anh Nguyễn Tri Triết để lo việc cúng bái tại Vĩnh Kim, Tiền Giang; phần thứ ba dành trao tặng những nghệ sĩ lão thành, già yếu, bệnh tật đang sống tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ (quận 8, TPHCM); một phần trao tặng quà cho những nghệ sĩ đang chăm sóc Nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp, TP HCM và phần cuối tặng cho những nghệ sĩ lão thành của nền cổ nhạc hiện sống trong túng thiếu”.
GS Trần Quang Hải giới thiệu với khán giả Pháp về đàn bầu của Việt Nam.
Theo GS Trần Quang Hải, hiện có một vài cá nhân, công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc đã có đề xuất được trao giải thưởng mang tên cố GS.TS Trần Văn Khê. Vào tháng 8/2016, GS Hải sẽ về Việt Nam để cùng trao đổi với những nhà chuyên môn, tiến đến việc trao giải thưởng mang tên GS Trần Văn Khê cho các cá nhân và công trình này.
Tiến sĩ, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Hải Phượng – học trò của GS.TS Trần Văn Khê nhận xét: “Theo tôi, không nên từ bỏ di nguyện của thầy Khê; nếu không lập được quỹ thì vẫn giữ tên giải thưởng và GS Trần Quang Hải là người có quyền quyết định cao nhất trong việc trao số tiền này cho những người có sự đóng góp đáng quý cho việc nghiên cứu, truyền bá âm nhạc dân tộc như di nguyện của thầy”.
NSND Kim Cương tâm sự: “Bao nhiêu hoài bão và di nguyện của GS.TS Trần Văn Khê đã không thực hiện như mong muốn. Đó là điều đáng tiếc”
Theo Thanh Hiệp/Người Lao Động
Mối tình bí hiểm với cô gái Huế của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
Không thể gặp người trong mộng, Lưu Hữu Phước đã đặt bút viết nên một bản nhạc tình hiếm hoi trong sự nghiệp sáng tác của mình.
Hương Giang dạ khúc là một sáng tác của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được viết vào năm 1943. Người đã mang đến cảm hứng cho ông viết ca khúc này là một cô gái Huế có tên Thu Hương.
Trong bài chia sẻ của Giáo sư Trần Văn Khê về hoàn cảnh sáng tác Hương Giang dạ khúc, giữa Lưu Hữu Phước và Thu Hương có một mối cảm xúc đặc biệt dù mới chỉ tâm sự với nhau qua những cánh thư. Trong một lần ghé qua vùng đất cố đô, Lưu Hữu Phước đã lần theo địa chỉ được ghi trên thư để tìm người trong mộng. Tuy nhiên, khi đến nơi ông mới biết địa chỉ này lại không tồn tại.
Cảm thấy thất vọng quá đỗi, Lưu Hữu Phước đã viết nên Hương Giang dạ khúc với những ca từ đong đầy nỗi nhớ giữa cái khung cảnh trầm buồn mặc nhiên của xứ Huế. Từ đó cho đến mãi sau này, dù vẫn cố gắng kiếm tìm, thế nhưng ông vẫn chẳng thể nào gặp được Thu Hương.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bản Hương Giang dạ khúc
Thế nhưng, mọi chuyện không dừng lại ở đây. Trong chuyến đi New York dự Hội nghị Âm nhạc Thế Giới vào năm 1961, giáo sư Trần Văn Khê tình cờ quen được một gia đình người Việt chuyên bán cơm Huế tại Mỹ. Bất ngờ thay, cô vợ của gia đình nhỏ này chính là người phụ nữ mà nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã tìm kiếm bấy lâu.
Cô tên thật là Lan, còn Thu Hương chỉ là bí danh. Dù đã hai lần lập gia đình, thế nhưng cô nữ sinh ngày nào vẫn chưa bao giờ quên được chàng nhạc sĩ tài hoa.
Phải 15 năm sau, trong một lần gặp lại nhạc sĩ Lưu Hữu Phước tại Hà Nội, giáo sư Trần Văn Khê mới kể lại mọi chuyện. Tuy nhiên, khi đó, cô gái củaHương Giang dạ khúc cũng đã không còn trên đời sau một vụ tai nạn máy bay. Câu chuyện này, bài hát này cũng đã được giáo sư Trần Văn Khê hồi tưởng lại, hát lại trong chính ngày truy điệu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vào năm 1989.
Là một ca khúc được viết cách đây hơn 70 năm, thế nhưng cho đến thời điểm này, Hương Giang dạ khúc mới được cấp phép tại Việt Nam. Bản nhạc tình hiếm hoi của cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước do Huy Anh trình bày sẽ xuất hiện trong album Thiên thanh 3 - Bụi đỏ đường mơ. Cũng trong album này còn có hai bản thu hiếm hoi khác là Sao đêm (Lê Trọng Nguyễn) và Gọi em là đóa hoa sầu (Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư).
Theo Phong Vũ/VietNamNet
Bốn đại thụ âm nhạc Việt Nam qua đời trong nửa đầu năm 2015 Năm 2015, người yêu nhạc Việt Nam liên tục phải nhận tin buồn khi những đại thụ của làng nhạc Việt lần lượt qua đời. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 10h15 ngày 29/6, người yêu nhạc Việt Nam xót xa nhận tin nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu vừa trút hơi thở cuối cùng. Trước đó, vào tối 28/6, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu...