Từ bỏ E3 2019, Sony ấp ủ tham vọng riêng
Sau khi ESA chia sẻ thông tin về sự kiện E3 2019, Sony đã chính thức xác nhận rằng, công ty sẽ bỏ sự kiện E3 năm tới
Kể từ khi thành lập hơn 20 năm trước, Electronic Entertainment Expo gọi tắt là E3 đã trở thành sự kiện lớn nhất trong năm của ngành công nghiệp game khi đây là nơi hội tụ của các nhà phát hành game, các studio game lớn như Sony, Microsoft và Nintendo đều có mặt tại hội chợ. Tuy nhiên E3 2019 thì lại khác, có vẻ như năm tới Sony sẽ không tham gia sự kiện lớn nhất ngành game này.
ESA – công ty tổ chức E3 đã vừa chia sẻ một số những thông tin chi tiết về sự kiện E3 2019, trong đó thông tin trấn động nhất chính là, Sony sẽ không có mặt tại E3 năm tới. Nhà phát hành game Nhật Bản này đã không hề có trong danh sách những công ty cam kết tham dự sự kiện E3 năm tới, bất chấp những đối thủ cạnh tranh lớn là Microsoft và Nintendo, cũng như các nhà phát hành game lớn như Take-Two, Ubisoft, Activision và nhiều công ty khác đều sẽ có mặt tại E3 2019.
Sau khi ESA chia sẻ thông tin về sự kiện E3 2019, Sony đã chính thức xác nhận rằng, công ty sẽ bỏ sự kiện E3 năm tới: “Khi ngành công nghiệp phát triển, Sony Interactive Entertainment tiếp tục tìm kiếm các cơ hội sáng tạo để thu hút cộng đồng game thủ”, công ty cho biết “Người hâm mộ PlayStation trên toàn thế giới có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi và chúng tôi luôn muốn đổi mới, suy nghĩ khác biệt và thử nghiệm những cách mới để làm hài lòng các game thủ. Do đó, chúng tôi đã quyết định không tham gia E3 vào năm 2019. Chúng tôi đang khám phá những cách mới và quen thuộc đối với cộng đồng của chúng tôi vào năm 2019…”
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Sony đã bỏ qua E3 kể từ khi họ bước vào lĩnh vực kinh doanh trò chơi điện tử vào giữa những năm 90. Lý do bởi vì các công ty game đang có xu hướng đổi mới những lần tham dự E3 của họ trong những năm gần đây như Microsoft đáng chuyển gần như toàn bộ sự hiện diện của mình sang Microsoft Theater thay vì E3 2018 hay Nintendo đã bỏ qua các cuộc họp báo trực tiếp trong vài năm qua. Sony cũng đã thử một điều gì đó khác với E3 2018 khi công ty tập trung chủ yếu vào 4 tựa game mới và giới thiệu game thông qua “trải nghiệm có hướng dẫn” cũng như thu hút phản ứng khác nhau từ người xem.
Video đang HOT
Thông báo E3 2019 của ESA cũng bao gồm những nhận xét tích cực từ cả Microsoft và Nintendo.
“E3 là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi chia sẻ các tựa game và trải nghiệm mới với game thủ và đối tác kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới”, chủ tịch Nintendo của Mỹ là ông Reggie Fils-Aime cho biết. “Mỗi năm, chúng tôi thảo luận những gì sẽ là cách tốt nhất để chúng tôi tận dụng sự kiện E3 tiếp theo để mang lại nụ cười trên khuôn mặt của mọi người.”
“E3 là một sự kiện đáng kinh ngạc để giới thiệu sự sống động và sáng tạo của ngành công nghiệp game”, ông chủ Spencer của hãng Xbox cho biết. “ESA tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận của sự kiện cho game thủ và ngành công nghiệp game, cả tham dự và trực tuyến, và chúng tôi mong đợi những gì sẽ diễn ra tại E3 2019.”
Mặc dù không tham gia E3 năm tới, Sony dường như không cắt đứt mối quan hệ với ESA. Công ty vẫn được liệt kê là thành viên trên trang web của ESA.
E3 2019 không phải là sự kiện lớn duy nhất mà Sony bỏ qua khi Sony vừa qua đã xác nhận công ty sẽ không tổ chức sự kiện PlayStation Experience thường niên vào năm nay . “Chúng tôi sẽ không tổ chức nó tại Mỹ trong năm nay”, Shawn Layden tiết lộ trên PlayStation Blogcast . “Bây giờ chúng tôi đã ra mắt Spider-Man, chúng tôi đang chuẩn bị ra mắt các tựa game mới năm 2019 như Dreams và Days Gone. Nhưng chúng tôi sẽ không có đủ nội dung và game mới để đưa mọi người đến với nhau tại Bắc Mỹ. Chúng tôi không muốn đặt kỳ vọng thực sự cao và sau đó bị chỉ trích. Đó là một quyết định khó khăn, nhưng chúng tôi đã xác định rằng năm nay chúng tôi sẽ không tổ chức PlayStation Experience. “
Trong khi các nhà phát hành game đang thay đổi lại cách tiếp cận truyền thống của họ đối với E3, tuy nhiên hội chợ E3 vẫn tiếp tục là một sự kiện lớn. “E3 2018 đã phá kỷ lục khi chúng tôi đã bán hết cả không gian triển lãm và vé cho các người tham dự”, Stanley Pierre-Louis – giám đốc điều hành tạm thời của ESA, cho biết. “Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua những đổi mới sáng tạo liên tục được cung cấp bởi các công ty thành viên tham gia của chúng tôi, E3 2019 sẽ là một nơi phấn khích và đầy năng lượng. Năm nay, chúng tôi mong muốn mở rộng E3 vượt ra ngoài các bức tường của LACC để kết nối các game thủ và những người tham dự có một hội chợ game đáng kinh ngạc nhất trong toàn bộ khu phức hợp của LA Live. “
Theo đó, E3 2019 diễn ra từ ngày 11 cho đến ngày 13 tháng 6 năm 2019 và vẫn được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Los Angeles – địa điểm tổ chức truyền thống của hội chợ E3.
Theo GameK
Máy Playstation Classic "chính hãng" Sony hóa ra lại dùng phần mềm... giả lập PCSX của PC để chơi game
Giờ thì các trình giả lập - thứ từng khiến Sony phải nhờ đến pháp luật can thiệp trong quá khứ - đang trở thành công cụ kiếm tiền cho công ty.
Rất nhiều game thủ đã vô cùng thích thú khi Sony công bố máy Playstation Classic. Tuy nhiên, có vẻ như họ đã không tự phát triển trình giả lập của riêng mình. Thay vào đó, công ty lại sử dụng trình giả lập PCSX nguồn mở mà hầu hết các tín đồ PC sử dụng để chơi các trò chơi PS1 trong hơn chục năm qua. Điều này cũng nghĩa với việc sản phẩm "hoài cổ" của không hoàn toàn "chính chủ 100%" như một số người tưởng tượng.
Thông tìn này được chia sẻ bởi Frank Cifaldi, một nhà phát triển, kiêm nhà sử học, kiêm nhà lưu trữ và bảo tồn trò chơi điện tử có hơn 20k người theo dõi trên Twitter.
"PlayStation Classic sử dụng bộ giả lập mã nguồn mở, PCSX. Những người ít hiểu biết có thể thấy điều này gây thất vọng, nhưng đây là thực tế: Đó là một sự thừa nhận rằng một trình giả lập "nghiệp dư" vẫn có thể hợp lệ như một trình mô phỏng "chính thức" (và chúng thường tốt hơn!).
Đáng chú ý, trong quá khứ Sony đã từng tiến hành thưa kiện một đội ngũ phát triển trình giả lập hệ máy Playstation đầu tiên và đã thành công khi khiến họ phải đóng cửa. Vâng, chúng ta đang đề cập đến Bleem. Do tài chính có hạn, nhóm đã không thể tìm cách bào chữa để rồi đành nhận lệnh dừng hoạt động.
Ngoài ra, theo lời Cifaldi thì Sony cũng không phải trả tiền cho đội ngũ phát triển PCSX vì họ đã tuân thủ điều kiện sử dụng bằng cách chia sẻ mã nguồn trên website.
Sự kiện lần này đã cho thấy các phần mềm giả lập - mà nhiều công ty lớn ghét cay ghét đắng - lại có thể trở nên cần thiết ở một thời điểm nào đó. Nhát là khi họ thực sự có thể tận dụng chúng để bán những sản phẩm console tùy chỉnh như PS Classic. Điều này cũng chứng minh rằng các trình giả lập không chỉ được sử dụng để... chơi game lậu như nhiều người lên án.
Theo game4v
18 năm thăng trầm của dịch vụ streaming game Dịch vụ PS Now hiện giờ của Sony không phải là lần đầu tiên dịch vụ streaming game bùng phát, ý tưởng này đã nhen nhóm từ những năm 2000 nhưng rất bấp bênh. Ngay từ năm 2000, ngành công nghiệp game đã nhen nhóm ý tưởng về streaming game. Tuy nhiên những hạn chế về mặt công nghệ đã khiến dịch vụ...