“Từ Bình Dương về mấy trăm cây số, vợ ngay sau lưng mà không nói câu nào!”
Đưa tro cốt vợ vừa mới mất do Covid-19 từ Bình Dương về quê ở Hậu Giang, người đàn ông ghé chân cầu Cần Thơ xin cơm ăn và cơm chay cúng. Anh đã được báo Dân trí và mọi người giúp đỡ.
Đêm 15/10, người đàn ông đi xe máy hướng từ Vĩnh Long qua, trước bụng ôm chiếc balo, sau yên xe buộc hộp xốp ghé vào “chốt” hội từ thiện ở chân cầu Cần Thơ xin cơm. Người đàn ông dáng vẻ mệt lả, tóc phờ phạc, đôi mắt đỏ hoe đang ngấn lệ, giọng nói khàn đặc.
“Anh chị có cơm cho tui xin với”, người đàn ông nói với giọng khàn khàn, chân chất và có vẻ như gấp gáp. Vừa nhận hộp cơm xong, anh ta lại nói “mọi người có cơm chay không cho tui xin thêm một suất cho vợ, vợ tui chưa ăn mặn được”.
Đại diện báo Dân trí trao “ nóng” 3 triệu đồng từ chương trình nhân ái hỗ trợ anh Tươi (ảnh: CTV).
Người nữ thiện nguyện nghi hoặc hỏi “anh đi có một mình mà, vợ anh đâu”?
Người đàn ông đặt hộp cơm lên yên xe, đưa 2 tay ôm hộp xốp, mắt chùng xuống rưng rưng khóc. “Vợ tui đây ạ, cô ấy mới mất chưa được 20 ngày, nên chưa ăn mặn được, nay tui đưa cô ấy về quê”!
Sau câu trả lời là những giọt nước mắt lăn dài trên gò má khô khốc, trời bắt đầu đổ mưa, khung cảnh khiến ai nấy lặng người, có người đã rơm rớm lệ.
Đặt suất cơm chay lên hộp xốp, người đàn ông khấn vái mời vợ ăn xong thì cũng ngồi bệt xuống mặt đường. Anh vừa ăn, vừa khóc, lâu lâu lại ngước lên nhìn vợ.
Anh Võ Văn Tươi khóc kể lại đoạn đường đau khổ của mình
Người đàn ông cho biết, anh tên là Võ Văn Tươi, 37 tuổi, quê Hậu Giang. Vợ chồng anh Tươi có 2 đứa con gái, đều đang học trung học. Ở quê nhà nghèo, ít đất làm chẳng đủ ăn nên năm ngoái vợ chồng anh chở nhau lên Bình Dương kiếm sống.
“Tui ở quê chỉ có một công đất phèn trồng khóm với tràm, hoa lợi chẳng có bao nhiêu. Vợ thì nhiều bệnh, tui quanh năm đi gặt thuê, đi làm công ngày nhưng chẳng đủ ăn. Xã thấy khổ quá nên mấy năm trước có xây cho cái nhà tình nghĩa thì gia đình tui mới có chỗ chui ra chui vào.
Người đàn ông xin cơm chay cúng vợ trong đêm tối (Ảnh: CTV).
Năm ngoái vợ chồng tui đưa con gái lớn cùng lên Bình Dương, con gái nhỏ thì gửi ngoại chăm giùm. Tui lên đó đi làm công nhân, tăng ca hết cỡ thì mỗi tháng được 8 triệu đồng. Vợ sức khỏe yếu nên không đi làm được, mở hàng nước mía bán gần khu trọ, được chăng hay chớ, bữa ăn đắp đổi qua ngày”, anh Tươi kể về hoàn cảnh gia đình.
Cũng theo anh Tươi, do dịch Covid-19 nên 4 tháng qua anh mất việc. Vợ cũng không bán được hàng. Suốt 4 tháng chỉ ăn dè sẻn đồ cứu trợ, đi xin, đi vay.
Anh Tươi: “Vợ ơi, mình chịu khó thêm đi đoạn đường nữa rồi về tới nhà nhé”.
Cuối tháng 9, vợ anh Tươi bị nóng sốt, vì có nhiều bệnh nền nên sức khỏe chuyển xấu rất nhanh. Vợ anh được đưa vào bệnh viện dã chiến và phát hiện mắc Covid-19. Chỉ qua mấy hôm, vợ anh đã qua đời.
“Từ khi người ta đưa cô ấy vô bệnh viện cho đến khi mất là vợ chồng không nói được với nhau lời nào. Cô ấy mất gần 20 ngày thì hôm qua tui mới lên nghĩa trang nhận cốt được. Từ nghĩa trang về đến nhà là tui khóc không ngừng, kìm không được.
Những người tại chốt thấy hoàn cảnh anh Tươi đáng thương nên trao hỗ trợ (Ảnh: CTV).
Nay tui đưa cô ấy về quê, để cho cô ấy sớm yên nghỉ. Hàng ngày cô ấy la tui dữ lắm, mà giờ muốn nghe cũng không được nữa. Mấy trăm cây số cô ấy ngồi ngay phía sau lưng tui mà không nói lời nào, tui thương cô ấy dữ lắm!”. Vừa nói chưa dứt câu thì anh Tươi đã ôm chầm lấy thùng xốp, khóc nức nở.
Sáng 16/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Đạt, Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến cho biết, hoàn cảnh gia đình anh Tươi rất khó khăn. Nên hôm vợ bị mắc Covid-19 qua đời, ở quê phải vay mượn để gửi tiền lên cho anh Tươi lo hậu sự cho vợ.
Khi biết được hoàn cảnh xót xa, ngay lập tức, Tổng biên tập Báo Dân trí đã trích nóng số tiền 3 triệu đồng từ chương trình Nhân ái để hỗ trợ người đàn ông khốn khổ.
Những tình nguyện viên ở chân cầu cũng người ít, người nhiều gom cho anh Tươi một số tiền. “Tui cảm ơn mọi người, như vậy là tui có tiền xây mộ cho vợ rồi. Từ hôm qua đến giờ cứ lo không mua được đồ xây mộ”, anh Tươi bày tỏ.
Bình Dương thêm 23 ca nhiễm SARS-CoV-2, nằm ngoài khu công nghiệp
Trưa 23/6, tỉnh Bình Dương ghi nhận thêm 23 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, số ca nhiễm mới này nằm ngoài khu công nghiệp.
Trong đó, 22 ca liên quan đến ổ dịch phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên; một ca tại phường Bình Nhâm, TP Thuận An liên quan chợ đầu mối Hóc Môn (TPHCM).
Từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận tổng cộng 164 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Riêng ổ dịch phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên có 140 ca. Ngành Y tế đã truy vết khoảng 3.000 trường hợp F1, gần 8.000 ca F2.
Trưa 23/6, tỉnh Bình Dương ghi nhận thêm 23 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị 166 bệnh nhân. Trong đó, 164 người lây nhiễm trong cộng đồng; một ca tái dương tính từ Khánh Hòa về; một chuyên gia nhập cảnh. Bệnh nhân lớn nhất 73 tuổi, 3 bệnh nhân dưới 5 tuổi, hiện sức khỏe tất cả đều ổn định.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương nhận định, tình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ, phạm vi lây lan nhanh, rộng và nguy hiểm hơn.
Qua ghi nhận, đã có ca bệnh là công nhân làm việc ở các nhà máy trong khu công nghiệp, các khu nhà trọ khác nhau và ca nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng.
Ngành Y tế thông báo mọi người dân từng đến hoặc đang sinh sống tại các địa phương, khu vực xung quanh các công ty, nhà trọ có ca bệnh Covid-19, cụ thể: phường Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa (thị xã Tân Uyên); phường Bình Chuẩn, An Phú, Bình Hòa, Bình Nhâm (TP Thuận An); phường Hiệp An, Tương Bình Hiệp, Chánh Mỹ (TP Thủ Dầu Một); phường Tân Định (thị xã Bến Cát), từ ngày 1/6 cần truy cập vào địa chỉ: https://tokhaiyte.vn/, để khai báo y tế.
Đề nghị người dân liên hệ cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng liên quan đến Covid-19 như ho, sốt, đau họng, viêm phổi, khó thở, giảm hoặc mất khứu giác (nếu có) để được khám và hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần tiêm vắc xin cho công nhân Bình Dương như TP.HCM Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 đã thị sát các khu nhà trọ công nhân, cách ly tại Bình Dương và có kiến nghị cần có nguồn vắc xin ưu tiên cho công nhân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói về kiến nghị cần ưu tiên nguồn vắc xin để tiêm cho công...