Từ Biển Đông luận về chữ tín
Không còn là đồn đại hay cáo giác một chiều của một vài nước nữa mà là công bố chính thức từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang thực hiện công tác cải tạo phi pháp trên bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: AFP)
Khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 9/4 tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng các hoạt động cải tạo đất và xây dựng tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông “là cần thiết do rủi ro từ những cơn bão gây ra với nhiều tuyến hàng hải xa đất liền” và nhằm “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của Trung Quốc, thì đó là lần đầu tiên Trung Quốc công khai mục đích quân sự của hoạt động thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông mà họ đang khẩn trương tiến hành và làm cho các nước càng thêm lo ngại trước ý đồ độc chiếm Biển Đông của nước này.
Cho dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc có giải thích rằng “chúng tôi đang xây dựng nơi trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ, dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá cùng thủ tục hành chính cần thiết cho Trung Quốc, các nước láng giềng cũng như chính các tàu” (đang hoạt động trên Biển Đông), thì hành động này cũng đã phá vỡ yêu cầu giữ nguyên trạng ở khu vực tranh chấp này mà chính Trung Quốc đã cùng các nước ASEAN giao ước trong Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết tại Phnom Penh 12/2002.
Mặt khác, nếu quả thực vì lo cho cái chung của các nước, thì ý định này cũng nên được bàn bạc đầy đủ với các bên liên quan chứ không theo kiểu độc tôn, một mình một chợ như thể đang là chủ nhân duy nhất của cả Biển Đông, thậm chí của cả lãnh thổ của các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Một ý định có vẻ hiền hòa phục vụ cái chung như thế đã là độc chiếm rồi, huống hồ là còn để “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, không thể không nhận ra rằng cái lý do “xây dựng nơi trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ…” chỉ là cái bình phong để che chắn cho cái mục tiêu bành trướng “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự”.
Không rõ tự bao giờ và trên cơ sở công nhận quốc tế nào mà nay người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại giải thích rằng tuyến phòng thủ của Trung Quốc lại ra tới tận Trường Sa và rằng việc xây dựng này “không ảnh hưởng và không nhằm chống lại bất kỳ nước nào”, chứ không phải là ở đảo Hải Nam, mà như tên gọi của đảo này cũng như các bản đồ cùng văn kiện lịch sử đến cuối thế kỷ XIX, đã có nghĩa đây là điểm cực nam trên biển của Trung Quốc. Không rõ dựa trên tham khảo nào mà lại có thể nói được rằng việc lấn chiếm và xây dựng bồi đắp này “không ảnh hưởng… tới bất cứ nước nào”.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc làm cho dư luận càng thêm lo ngại về sự thiếu nhất quán giữa những cam kết của Trung Quốc với các nước ASEAN về giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và hành động thực tế của họ trên Biển Đông hiện nay.
Chúng ta kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC và cùng các nước ASEAN khẩn trương ký kết và thực hiện COC, tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ, vì hòa bình và ổn định trên Biển Đông chính là lợi ích của các nước trong và ngoài khu vực tại trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á và quốc tế này.
Thiết tưởng, để thực sự là hữu nghị, hãy nên tôn trọng chính những gì đã ký kết, đã tuyên bố, đúng với tinh thần “Tử viết: Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã ” (Tạm dịch: Khổng Tử nói: Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc !)
Theo Danh Đức
Thế giới và Việt Nam
Xu Zengping bị bắt vì tự xưng là "cha đẻ" tàu sân bay Liêu Ninh
Xu Zengping người vẫn tự xưng mình là "cha đẻ" của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ. Hiện tội danh vẫn chưa được công bố chính thức nhưng tờ Boxun Hồng Kông cho rằng ông này bị bắt do các phát ngôn "chọc tức" giới quân sự Trung Quốc.
Theo tờ tạp chí tháng Boxun của Hong Kong, doanh nhân Hong Kong Xu Zengping, người tự xưng là "cha đẻ" của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.
Doanh nhân Hong Kong Xu Zengping.
Hiện chưa rõ tội danh của ông Xu nhưng theo báo cáo của Boxun thì doanh nhân 62 tuổi này đã khiến cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nổi giận khi khoe khoang các mối quan hệ cá nhân với giới quân sự Trung Quốc cũng như vai trò của mình trong việc giúp Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên.
Tháng 4/1998, công ty của Xu tại Macau là Chong Lot Travel Agency đã mua đấu giá được ở Ukraine tàu sân bay cũ Varyag (của Liên Xô cũ) với giá là 20 triệu đô la Mỹ và thêm 30 triệu đô la phí kéo về Trung Quốc. Chiếc tàu cũ Varyag chỉ còn lớp vỏ này đã được tân trang lại thành tàu Liêu Ninh và chuyển giao cho PLA vào ngày 25 tháng 9 năm 2012.
Mặc dù ban đầu ông Xu tuyên bố rằng ông có ý định mua tàu Varyag để cải tạo thành sòng bạc nổi nhưng sau đó ông này lại cho biết rằng đó chỉ là lấy cớ còn thực sự là ông đã được những "mối quan hệ" trong quân đội Trung Quốc yêu cầu thay mặt cho PLA tham gia vụ đấu giá.
Tạp chí Boxun còn cáo buộc rằng Xu đã nhờ vào vụ mua bán này để tuyên bố là mình rất thân cận với các quan chức của PLA, lợi dụng danh tiếng đó vay được hàng triệu đô la để mua rất nhiều biệt thự và nhà hàng tại Hong Kong. Tạp chí còn cho hay là ông Xu luôn công khai tuyên bố rằng mình là một thành viên của Bộ Tổng Tham mưu PLA, nhưng trên thực tế ông ta chỉ quen biết một vài tướng lãnh và không phải sỹ quan quân đội như vẫn nói.
Năm 2012, ông Xu đã từng bị giam giữ và quản thúc tại nhà vài tháng trước lễ vận hành tàu Liêu Ninh. PLA đã không công nhận những vai trò của ông ta. Sau khi được thả, Xu quay lại Hong Kong và lo sợ nên không trở lại đại lục nữa.
Nhưng sau đó, nhờ vào mối liên hệ với con gái Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu Yandong, ông ta lại kiếm được 1 ghế trong Ủy ban Quốc gia về Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc. Liu đã bị chỉ trích về việc bảo đảm cho Xu khi chưa thực hiện đúng quy cách là phải điều tra rõ lý lịch cá nhân.
Gần nhất ông Xu lại bị bắt do đã tuyên bố trên truyền thông của tỉnh Sơn Đông rằng mình chính là "cha đẻ của tàu Liêu Ninh". Sáu tháng trước, ông Xu bị Tổng cục Chính trị của PLA bắt giữ và hiện vẫn chưa được thả. Cổ phần của ông ta ở khách sạn South Lake ở tỉnh Cát Lâm đông bắc Trung Quốc bị phong tỏa, các nhà hàng tại Hong Kong bị đóng cửa, mặc dù vậy tờ Boxun cho là ông ta vẫn đã gắng xoay sở giữ được một vài tài sản cá nhân khác.
Theo_Người Đưa Tin
Giờ của Chu Vĩnh Khang sắp điểm Thòng lọng quanh cổ Chu Vĩnh Khang đang bị siết chặt, sắp tới TQ công bố chính thức về cuộc điều tra tham nhũng đối với "con hổ" họ Chu. Công bố chính thức về những phát hiện trong cuộc điều tra tham nhũng đối với cựu Bộ trưởng công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang có thể diễn ra trùng thời điểm...