Từ biến đổi khí hậu tới thảm họa cháy rừng
Trong những ngày qua, bang California (Mỹ) đã chứng kiến loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng lan rộng ở Los Angeles và các khu vực lân cận, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Cháy rừng tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Hai vụ cháy lớn nhất là ở Pacific Palisades và Eaton. Tính đến tối 9/1, vụ cháy ở Pacific Palisades đã thiêu rụi gần 20.000 mẫu Anh (khoảng 80 km2), phá hủy hơn 5.300 công trình, và gây thiệt hại ước tính lên đến 50 tỷ USD, trong đó 20 tỷ USD tổn thất được bảo hiểm. Vụ Eaton Fire, bùng phát tại Eaton Canyon, đã lan rộng trên diện tích hơn 10.600 mẫu Anh (hơn 42 km2) và khiến ít nhất 5 người thiệ.t mạn.g. Tổng thiệt hại kinh tế của vụ cháy rừng tại Pacific Palisades và Eaton (dù chưa rõ con số chính xác) dự kiến sẽ vượt xa các vụ cháy trước đây.
Các khu vực nổi tiếng như công viên lịch sử Will Rogers và nhiều nhà ở của các ngôi sao giải trí Hollywood cũng bị ảnh hưởng. Những đợt gió mạnh Santa Ana với tốc độ lên tới 99 dặm/giờ và tình trạng khô hạn kéo dài được cho là nguyên nhân chính khiến các đám cháy lan nhanh. Gió Santa Ana là những cơn gió Đông Bắc khô và ấm thổi từ sâu trong đất liền phía Nam California về phía bờ biển. Gió Santa Ana xuất hiện khi các vùng áp suất cao rộng lớn hình thành trên vùng Đại Bồn địa ở phía Tây nước Mỹ.
Nỗ lực hỗ trợ
Thống đốc bang California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và huy động 8.000 binh sĩ thuộc Vệ binh Quốc gia đến hỗ trợ dập lửa, bảo đảm an ninh và ngăn chặn nạn hôi của. Theo báo cáo từ Sở cảnh sát Los Angeles, đã có 20 người bị bắt do lợi dụng tình hình hỗn loạn để lấy trộm tài sản.
Tổng thống Joe Biden cũng cam kết chi trả toàn bộ chi phí ứng phó trong vòng 180 ngày, bao gồm chi phí dọn dẹp đổ nát, các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và trả lương cho các nhân viên cứu hỏa.
Các lệnh giới nghiêm ban đầu được ban hành ở những khu vực nguy hiểm nhất và sau đó được mở rộng. Trường học và các sự kiện công cộng, bao gồm các trận thi đấu thể thao và buổi ghi hình chương trình truyền hình, đều bị hoãn hoặc hủy. Đồng thời, người dân được cảnh báo không sử dụng nước máy để uống hoặc nấu ăn ở những khu vực gần đám cháy do nguy cơ nhiễm bẩn.
Hệ lụy của biến đổi khí hậu
Sóng biển dâng cao và mưa lớn tại Pacifica, bang California, Mỹ ngày 18/2/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Miền Nam California từng chìm trong biển nước chưa đầy một năm trước. Một đợt mưa lớn từ các dòng sông bắt đầu vào tháng 12/2023 và đạt đỉnh vào đầu tháng 2/2024 khi lượng mưa gần 300 mm trút xuống Los Angeles. Đây là một mùa Đông chế.t chóc với những cơn bão gây ngập đường, trôi xe và kích hoạt hàng trăm vụ lở bùn đất.
Hiện tại, thời tiết đã đổi chiều. Hạn hán đã bao trùm miền Nam California sau một trong những mùa Hè nóng nhất từng được ghi nhận tại khu vực này và khởi đầu mùa mưa khô hạn nhất trong lịch sử.
Thời tiết này đã biến toàn bộ thảm thực vật phát triển nhờ lượng mưa lớn mùa Đông năm ngoái thành vật liệu dễ cháy, châm ngòi cho một tuần thảm khốc.
Theo một nghiên cứu được công bố ngày 9/1 trên tạp chí Nature, những dao động lớn từ khô sang ẩm rồi lại khô này (được gọi là “cú quật thời tiết”) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn khi Trái Đất nóng lên do ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch. Những dao động này cũng làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra các nguy cơ như cháy rừng và lũ quét.
Cháy rừng tại Los Angeles được đán.h giá là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của thành phố này. Thống đốc California, ông Gavin Newsom, nói ngày 7/1: “Thời điểm này trong năm vốn không phải là mùa cháy rừng, nhưng giờ đây chúng ta phải từ bỏ mọi quan niệm rằng có một mùa nhất định. Giờ đây, cháy rừng kéo dài quanh năm ở bang California”.
Ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay ở Mỹ chưa từng có tiề.n lệ
Hạt Los Angeles ở bang California của Mỹ đang trải qua đợt bùng phát cháy rừng dữ dội. Các chuyên gia đã chỉ ra ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay đang ở mức nghiêm trọng chưa từng có tiề.n lệ.
Video đang HOT
Lửa cháy rừng bùng phát dữ dội, thiêu rụi nhiều ngôi nhà ở khu vực Pacific Palisades, Los Angeles (Mỹ) ngày 7/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ The Guardian, ngay cả trong một bang đã trở nên quá quen thuộc với các vụ cháy rừng nghiêm trọng, đợt bùng phát nhanh chóng các đám cháy đang thiêu rụi khu vực Los Angeles vẫn khiến nhiều người sửng sốt, khiến hàng loạt cư dân phải di tản và để lại đằng sau những ngôi nhà bị cháy đen.
Ngày 8/1, khoảng 50.000 người đã được lệnh di tản trong bối cảnh ba đám cháy lớn và di chuyển nhanh đã tàn phá hàng nghìn hécta gần trung tâm thành phố lớn thứ hai của Mỹ, trong đó một đám cháy hoành hành ở phía Tây Pacific Palisades và một đám cháy khác ở vùng núi phía Đông trên Pasadena. Một đám cháy nhỏ hơn đã bùng phát ở khu ngoại ô phía Bắc của Los Angeles là Sylmar.
Các đám cháy đã khiến ít nhất 5 người thiệ.t mạn.g và nhiều người bị thương nghiêm trọng. Ông Gavin Newsom, Thống đốc California, đã gọi tình hình là "chưa từng có tiề.n lệ" khi ông ra lệnh cho 1.400 lính cứu hỏa tham gia dập tắt các đám cháy.
Các đám cháy đã khiến bầu trời chuyển màu cam, gây mất điện cho hàng trăm nghìn người, tạo ra cảnh hoảng loạn khiến xe cộ ùn tắc trên đường, thiêu rụi nhiều ngôi nhà, trong đó có nhà của các ngôi sao điện ảnh Hollywood ở Malibu.
Theo ông Ariel Cohen, nhà khí tượng học tại Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia ở Los Angeles, mặc dù cháy rừng không phải là điều mới mẻ đối với California, nhưng một số yếu tố đã góp phần thổi bùng ngọn lửa, dẫn đến một trong những đợt bùng phát cháy lớn nhất trong lịch sử. Ông nói: "Tôi kêu gọi mọi người rằng nếu nhận được lệnh di tản, hãy nghiêm túc thực hiện. Mạng sống phụ thuộc vào điều đó".
Tại sao các đám cháy lại nghiêm trọng đến vậy? Có ba nguyên nhân mà các chuyên gia đã chỉ ra.
Gió mạnh Santa Ana có thể thổi bùng ngọn lửa
Các đám cháy đã lan nhanh chóng nhờ vào những cơn gió mạnh thổi với tốc độ lên đến 129 km/h, thậm chí lên tới 161 km/h ở một số khu vực miền núi.
Mùa đông ở California thường mang theo gió Santa Ana. Đây là những cơn gió khô và mạnh từ sa mạc rộng lớn phía Tây của Mỹ thổi vào miền Nam California. Những cơn gió này mang theo không khí khô và ấm, đẩy về phía bờ biển, ngược lại với không khí ẩm ướt thường xuyên từ đại dương Thái Bình Dương thổi vào khu vực này.
Điều này khiến độ ẩm giảm xuống, làm khô thảm thực vật dễ cháy và kích thích ngọn lửa. Gió Santa Ana từng góp phần gây ra một số đám cháy tồi tệ nhất ở California.
Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia đã cảnh báo trước khi xảy ra các đám cháy mới nhất ở Los Angeles: "Đây là một tình huống đặc biệt nguy hiểm.Nói cách khác, xét về thời tiết dễ gây cháy rừng thì tình trạng này là tồi tệ nhất".
Khô hạn sau khi mưa nhiều
Cùng với gió mạnh, tình hình thời tiết gần đây ở miền Nam California đã khiến cháy rừng dữ dội hơn. Hai mùa đông có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào năm 2022 và 2023, đã khiến thảm thực vật phát triển mạnh mẽ trên khắp khu vực Los Angeles, nhưng mùa đông này lại cực kỳ khô hạn, khi phần lớn miền Nam California đang trong tình trạng hạn hán.
Điều này có nghĩa là có rất nhiều cây cối, cỏ và bụi rậm có thể bắt lửa. Hầu hết trong số đó đều đang thiếu nước, khiến chúng dễ dàng bốc cháy hơn.
Theo nhà khoa học khí hậu Daniel Swain, mặc dù miền Bắc California đã có nhiều mưa trong mùa đông này, nhưng phân bổ lượng mưa không đều ở bang này, khi các khu vực ở miền Nam California đang trải qua những thời kỳ khô hạn tồi tệ nhất trong hơn 150 năm.
Ông Swain nói: "Hiện tại, vấn đề là tình trạng phân bổ giữa khu vực có mưa và không có mưa. Điều này sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Ngay cả trong dài hạn, tình trạng phân bổ không đều này sẽ tiếp tục trong suốt mùa, mặc dù hy vọng sẽ ít nghiêm trọng hơn".
Khủng hoảng khí hậu đang làm gia tăng nhiệt độ
Mặc dù gió mạnh và điều kiện khô hạn đã làm các đám cháy ở Los Angeles trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến những đám cháy như vậy trở nên phổ biến và tàn khốc hơn.
Mới chỉ cách đây hai năm, California phải đối mặt với một đợt hạn hán kéo dài hàng thập kỷ, là một phần của "cơn hạn hán siêu lớn" trên khắp Mỹ mà các nhà nghiên cứu ước tính là tồi tệ nhất trong ít nhất 1.200 năm. Nhiệt độ toàn cầu tăng cao do đốt nhiên liệu hóa thạch đã làm gia tăng số ngày có thời tiết cháy rừng vì thực vật cũng như đất đai đã khô trong khi độ ẩm giảm.
Các đám cháy ở miền Tây nước Mỹ ngày càng trở nên thường xuyên và lớn hơn. Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng lên khoảng 25% ở California. Mười trong số các đám cháy lớn nhất ở California đã xảy ra trong hai thập kỷ qua, trong đó 5 đám cháy trong số này xảy ra chỉ trong năm 2020.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra đã góp phần làm tăng 172% diện tích đất bị cháy ở California kể từ những năm 1970. Dự báo con số này sẽ còn tăng trong những thập kỷ tới.
Hy Lạp khoanh vùng được các đám cháy lớn Ngày 28/7, Lực lượng Cứu hỏa Hy Lạp cho biết nỗ lực khống chế các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành tại nước này hơn 1 tuần qua đang thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, họ vẫn đề cao cảnh giác trước nguy cơ gió mạnh có thể khiến lửa bùng lên dữ dội. Nhân viên cứu hỏa nỗ...