Từ bệnh viện về, con trai gọi người mua đồng nát để bán chiếc xe đạp gắn bó với tôi 25 năm nay rồi cấm mẹ đi kiếm tiền
Về già ai mà chẳng muốn nghỉ ngơi hưởng thụ nhưng không làm lấy tiền đâu mà sống?
Tôi có 2 đứa con trai đều có nhà riêng, xe hơi đẹp và kinh tế rất vững. Mọi người ai cũng khen tôi khéo nuôi con, đứa nào cũng thành tài, tương lai về già không phải lo lắng gì nữa.
Lúc đầu các con định để tôi sống trong ngôi nhà cũ kỹ vì sau khi tôi mất thì nhà cũng bán đi, không ai về ở nên không muốn sửa sang lại. Nhưng bị các anh chị họ bên nội ngoại khích bác, con cái giàu mà để mẹ già sống trong ngôi nhà rách nát thì cũng mang tội bất hiếu, nên các con quyết định xây lại nhà cho tôi.
Ngày lên nhà mới, các con thi nhau kể công đã bỏ tiền ra xây nhà, sắm sửa đồ đạc trong nhà. Nghe xong mà tôi có cảm giác như kiểu các con nhắc nhở mẹ sống trong ngôi nhà đẹp phải nhớ đến công lao của chúng thì phải.
Thỉnh thoảng có cỗ bàn tổ chức ở nhà tôi, ai hỏi gì về ngôi nhà là các con lại khoe thành quả và nói tôi không phải bỏ ra đồng nào, cả khu phố chỉ có tôi là sung sướng nhất.
Tuy con trai xây nhà đẹp cho mẹ nhưng không đứa nào chu cấp tiền ăn nên hơn 70 tuổi tôi vẫn phải mua rau ở chợ đầu mối để bán rong, kiếm từng đồng lo cho cuộc sống hằng ngày.
Mấy người hàng xóm bảo con cái tôi nhiều tiền, việc gì phải đi làm cho vất vả. Tôi không dám nói sự thật mà chỉ nói lao động giúp người khỏe khoắn hơn, ở nhà chơi yếu người đi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
2 tuần trước, trong lúc chở hàng đi bán quanh các khu phố, tôi bị chấn thương vùng bụng. Tôi nằm điều trị ở bệnh viện một tuần, các con chỉ đến thăm, chứ không ai chăm sóc mẹ mà giao phó hết cho người y tá. Các con bảo người ta có chuyên môn nên chăm chu đáo, còn các con đều bận đi làm, lại vụng tay vụng chân. Nhìn giường bên các bà có con cháu thay nhau phục vụ, còn tôi cả ngày chẳng có đứa con nào ghé thăm mà tủi thân vô cùng.
Ngày xuất viện, vừa đưa mẹ về nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp chở rau hằng ngày của tôi trong sân, con trai cả gọi người đồng nát vào bán ngay. Con bảo:
“Chừng nào còn chiếc xe đạp này thì còn nhiều lần con mất 10 triệu với bà nữa. Từ nay mẹ không buôn bán gì hết, tiền nhiều để làm gì, bà nghỉ ngơi hưởng tuổi già đi. Chúng con còn bận rộn công việc con cái, không thể suốt ngày lo lắng cho bà được”.
Nói mẹ một tràng rồi con tôi đánh xe rời đi làm tôi buồn vô cùng. Tuổi già được sống trong ngôi nhà to đẹp của con xây nhưng túi tôi chỉ có vẻn vẹn hơn 20 triệu tiết kiệm bao năm qua để phòng lúc yếu không thể làm được việc nữa. Tôi rất khó chịu khi phải nghe những lời càm ràm kể công trạng của 2 đứa con trai nên ngại mở miệng xin tiền bọn chúng để dưỡng già.
Với số tiền ít ỏi đó, tôi không thể yên tâm hưởng tuổi già được. Theo mọi người tôi nên tiếp tục đi kiếm tiền hay xin tiền con đây?
Mẹ hốt hoảng khi con trai đòi "cắm" sổ đỏ để mở công ty vận chuyển
Vợ chồng con trai lớn sang bố mẹ mượn sổ đỏ đem "cắm" vay ngân hàng lấy tiền mua ô tô tải, mở công ty vận chuyển cát. Hai đứa trình bày phương án làm ăn lớn, cứ tỷ nọ tỷ kia, chị nghe ù hết cả tai.
Ảnh minh họa
Người mẹ ấy đắn đo rất nhiều mới gọi điện thoại cho Thanh Tâm vì bà nghĩ chuyện gia đình mình phức tạp thế, Thanh Tâm làm sao giải quyết được. Mà quả thật, từ chuyện đơn giản đến chuyện phức tạp, không một ai có thể giải quyết được trừ chính người trong cuộc.
Nhưng Thanh Tâm hy vọng rằng, những chia sẻ của Thanh Tâm sẽ giúp chị ấy cân bằng, nhìn nhận lại vấn đề của mình và có lựa chọn giải quyết đúng đắn.
Chị kể, 2 tháng trước, vợ chồng con trai lớn sang bố mẹ mượn sổ đỏ đem "cắm" vay ngân hàng lấy tiền mua ô tô tải, mở công ty vận chuyển cát. Hai đứa trình bày phương án làm ăn lớn, cứ tỷ nọ tỷ kia, chị nghe ù hết cả tai. Nhưng rút cục, chúng chỉ muốn thuyết phục bố mẹ cho mượn sổ đỏ.
Trong 3 đứa con, con trai cả của chị là đứa thiệt thòi nhất. Từ bé, nó đã phải chăm sóc 2 em, làm đủ việc, từ đóng than, nuôi lợn đến cơm nước, dọn dẹp để bố mẹ đi làm ca, làm kíp. Tốt nghiệp cấp 3, cậu chàng biết không thể thi đại học được nên xin bố mẹ cho đi học nghề sửa xe máy.
Chỉ hơn một năm sau, nó đã kiếm được tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Ba năm sau nó lấy vợ và bắt đầu cuộc sống riêng.
Nó lại không phải là đứa kiên trì theo đuổi mục đích của mình. Hồi mới mở cửa hàng sửa chữa xe máy, mấy xã xung quanh mới có hàng của nó nên đắt khách. Tính nó nhiệt tình, lại hay tính rẻ, khách càng tin tưởng hàng sửa xe của nó hơn.
Thế nhưng mãi nó chẳng tích cóp được nhiều tiền. Nghe người ta bảo chuyển sang buôn xe máy, xe đạp nhanh giàu hơn, thế là nó bỏ ngang, vay mượn để mở cửa hàng. Cửa hàng mới mở gần năm thì dịch Covid-19 bùng lên, nó vội vàng giải phóng cửa hàng vì lo không đủ tiền duy trì.
Giờ nó đòi chung với 2 đứa bạn mở công ty vận chuyển cát, chị lo con tham vọng quá sức của mình, không làm chủ được công việc, mà chung chạ làm ăn không khéo thì mất hết bạn bè. Quan trọng nhất là lực yếu mà con tính làm to, mượn sổ đỏ của bố mẹ đi vay ngân hàng, áp lực tiền lãi, nhỡ có việc gì xảy ra thì bố mẹ mất nhà như chơi...
Càng nghe chị tâm sự, Thanh Tâm càng hiểu nỗi lo của chị. Con chị tuy phải trưởng thành sớm nhưng tính con hồn nhiên, trung thực, chỉ biết chăm chỉ làm ăn, sống tốt với mọi người chứ chưa biết tính toán mọi việc.
Con cũng chưa làm việc gì đến nơi đến chốn mà lại nôn nóng kiếm tiền nên làm gì cũng "đầu voi đuôi chuột", không lường trước khó khăn. Điều chị mong muốn nhất là con biết lượng sức mình, kiếm việc phù hợp, chăm chỉ làm lụng để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.
Thanh Tâm tư vấn, chị hãy để 2 người em chia sẻ với anh trai. Các con cùng chí hướng tuổi trẻ gây dựng sự nghiệp sẽ tâm sự dễ dàng và đồng cảm với nhau hơn. Các em lại có cơ hội học hành, đóng góp với anh nhiều ý kiến bao quát, nhìn nhận vấn đề toàn diện, anh thêm cơ sở để suy nghĩ, cân nhắc lại.
Đặc biệt, Thanh Tâm ủng hộ việc con trai chị phải chủ động nguồn vốn nếu quyết tâm với công việc mới. Vì việc mượn sổ đỏ của bố mẹ trước mắt có vẻ có lợi vì sẽ vay được tiền ngân hàng với lãi suất của nhà nước nhưng nếu có rủi ro, sẽ đẩy bố mẹ vào tình thế bất lợi, có nguy cơ mất cả nhà cửa. Vận chuyển vật liệu xây dựng cần người chủ biết tính toán, quyết đoán.
Việc làm chung cũng phải sòng phẳng, rõ ràng, không thể đơn giản, ba phải được. Thanh Tâm tin rằng, với sự đóng góp chân tình của các em, sự phân tích một cách thẳng thắn, công tâm, chắc chắn con trai chị sẽ suy nghĩ lại.
Thanh Tâm cũng nhận thấy, với tính cách của người con trai cả này, việc xin vào làm thợ sửa chữa của công ty trên phố huyện như mong muốn của người mẹ là phù hợp vì cậu ấy sẽ là người làm việc có trách nhiệm, ham học hỏi.
Chúc gia đình chị sẽ thành công trong việc cùng con trai cả tìm ra công việc phù hợp với khả năng của mình.
Sau khi mẹ mất, chị dâu bảo chia cho tôi nửa ngôi nhà để về sống cùng nhưng con trai tôi lại nằng nặc không chịu Lòng tốt của chị dâu làm tôi rất bất ngờ và coi đây là cơ hội để con tôi làm lại từ đầu. Vợ chồng anh tôi cưới nhau đến nay là gần 20 năm nhưng không thể có con. Nguyên nhân là từ chị dâu, tử cung có vấn đề và đã chữa trị nhiều nơi, tốn kém khá nhiều tiền bạc...