Từ bé gái Afghanistan tuyệt vọng trốn chạy khỏi họng súng Taliban đến nữ cầu thủ “đánh bom” nổi danh trời Âu, thông thạo 7 ngôn ngữ
Nadia Nadim có thể không may khi sinh ra vào thời loạn lạc nhưng cô biết vượt lên mọi nghịch cảnh để hướng về phía vinh quang.
Năm 1998, khi mới 10 tuổi, Nadia Nadim phải chứng kiến một trong những thảm kịch lớn nhất đời mình. Người cha – một vị tướng trong quân đội Afghanistan – bị phiến quân Taliban sát hại. Sống trong sợ hãi và không thể làm việc, mẹ của Nadia đành đánh cược, âm thầm bán hết mọi tài sản giá trị để trả tiền cho một tổ chức buôn người, với hy vọng chúng sẽ giúp bà và 5 cô con gái nhanh chóng trốn khỏi Afghanistan.
Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng “chuyến bay đi đến tự do” của gia đình Nadia cũng đến. Song cuộc trốn chạy luôn ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Cả nhà phải sử dụng hộ chiếu giả để lên máy bay, bị nhốt trong xe tải nhiều ngày với chút ít thức ăn và nước uống. Dẫu vậy, nỗi sợ hãi tột độ không thể đánh gục được ý chí kiên cường của 6 mẹ con.
Nhưng khi cánh cửa của chiếc xe tải mở ra, họ không thấy bầu trời nước Anh như thỏa thuận trước đó. Hóa ra, những kẻ buôn người đã đưa gia đình Nadia đến Đan Mạch.
Nadia Nadim (trái) khi còn là một bé gái sinh sống cùng gia đình ở Afghanistan (Ảnh: Instagram)
Trong cái rủi lại có cái may, dù bị đưa vào trại tị nạn, cuộc sống ở một quốc gia hiền hòa như Đan Mạch không đến nỗi nào với Nadia, mẹ và các chị em. Cô bé 10 tuổi thậm chí tìm được niềm đam mê lớn nhất đời mình tại đây.
“Tôi bắt đầu chơi bóng trong trại tị nạn khi còn nhỏ và rất yêu thích môn thể thao này. Tôi còn không mường tượng ra các cầu thủ nữ có thể đạt đến trình độ như thế nào. Tôi chỉ biết nỗ lực luyện tập chăm chỉ và tin tưởng vào năng lực của bản thân. Cứ thế, tôi tiến lên từng bước một”, Nadia chia sẻ trong cuốn tự truyện “Mon Histoire” kể về cuộc đời mình.
Tài năng của Nadia được phát hiện. Cô bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp cho CLB Fortuna Hjorring và vinh dự được nhập quốc tịch, khoác áo ĐTQG Đan Mạch. Sự nghiệp của cô bé từng phải trốn chạy họng súng Taliban lên như diều gặp gió. Khả năng săn bàn ấn tượng khiến những người yêu mến đặt cho cô biệt danh: “Kẻ đánh bom”.
Nadia trong màu áo ĐT nữ Đan Mạch (Ảnh: Getty)
Nadia chuyển sang khoác áo những CLB nữ hàng đầu châu Âu như Manchester City và PSG. Kết thúc mùa giải năm ngoái với chức vô địch nước Pháp cùng PSG, Nadia quyết định ra đi, chuyển đến Racing Louisville FC (Mỹ) để viết chương tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
“Tôi căm ghét thất bại. Mỗi khi ra sân hay làm bất cứ việc gì, tôi đều hừng hực khí thế. Tôi như một người lính luôn phải đứng dậy và quay trở lại trận chiến, dù bất kể đối thủ là ai. Những gì đã trải qua khi còn nhỏ (trốn chạy Taliban và sống cảnh đói nghèo trong trại tị nạn) đã rèn giũa tôi trở thành con người của hiện tại. Tôi thực sự thích chiến thắng và thành công”, nữ ngôi sao 33 tuổi chia sẻ.
Với một người giàu tham vọng như Nadia Nadim, chỉ niềm đam mê bóng đá thôi là chưa đủ. Mức lương của một ngôi sao bóng đá nữ vẫn thực sự rất khiêm tốn. Ý thức được điều đó, cô bắt đầu theo học ngành y khi còn thi đấu chuyên nghiệp ở Đan Mạch. Hiện Nadia đã gần đủ tiêu chuẩn để trở thành một bác sĩ phẫu thuật, chuyên về phẫu thuật tái tạo. Ngoài ra, cô còn có thể giao tiếp tốt bằng 7 ngôn ngữ khác nhau.
“Điều tôi yêu thích là luôn đặt áp lực và trách nhiệm lên vai. Nó sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên sống động hơn. Tôi biết mình có trí tuệ sáng suốt và không muốn nó trở nên lãng phí. Là một bác sĩ, tôi có thể kiếm được rất nhiều tiền”, Nadia từng chia sẻ.
Nữ cầu thủ gốc Afghanistan và những thành công gặt hái được khi khoác áo PSG (Ảnh: Getty)
Rời xa quê hương Afghanistan khi còn nhỏ nhưng Nadia Nadim vẫn theo đạo Hồi. Cô không phải đeo mạng che mặt nhưng thừa nhận từng phải sống khó khăn khi là tín đồ Hồi giáo ở châu Âu. “Tôn giáo giúp tôi có niềm tin để đương đầu với mọi thứ xung quanh mình. Tôi biết, có những người sẽ nhìn tôi khi chơi bóng và nói: Ồ, cô ấy không thể là một người Hồi giáo. Nhưng đó là quan niệm sai lầm”.
“Đạo Hồi hay các tôn giáo khác cũng đều mong muốn hướng con người đến sự lương thiện. Thật không may khi xu hướng sợ người Hồi giáo lại lan rộng đến vậy. Tất cả chỉ bởi nhóm thiểu số những kẻ khủng bố đang làm hỏng tôn giáo của chúng tôi”, nữ cầu thủ sinh năm 1988 khẳng định.
Cựu binh Mỹ tuyệt vọng cứu đồng đội cũ kẹt ở Afghanistan
Kiernan giúp phiên dịch viên Afghanistan của mình nộp đơn xin visa vào Mỹ từ năm 2015, song tức giận và thất vọng vì không thể làm gì hơn.
Cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ James Kiernan ngày 16/8 thúc giục phiên dịch viên Afghanistan của mình đốt tài liệu mà người này thu thập hơn một thập kỷ, nhằm chứng minh từng làm việc cho Mỹ, sau khi có thông tin Taliban gõ cửa từng ngôi nhà để khám xét ở thủ đô Kabul.
"Tôi ước gì mình biết đổ lỗi cho ai", Kiernan nói. "Tôi không thể đợi cho tới lúc chúng ta buộc những người đó chịu trách nhiệm về hành động phản bội này. Chắc chắn có những người nắm quyền cho rằng đây không phải là trường hợp ưu tiên".
Phiên dịch viên của Kiernan đã phải ẩn náu cùng gia đình suốt ngày 16/8. Cựu binh Mỹ dành gần như cả ngày hôm đó để gọi điện cho tất cả mối quan hệ mà anh biết để có thể xin visa trước khi quá muộn cho người đồng đội cũ từng hỗ trợ mình rất nhiều trong thời kỳ tham chiến ở Afghanistan. Cứ 12 tiếng một lần, anh lại gọi cho người phiên dịch này để kiểm tra tình hình.
Nhiều cựu binh Mỹ nói rằng họ có mối quan hệ gắn bó lâu dài với các phiên dịch viên Afghanistan, những người dùng cùng bữa, ngủ chung giường và đôi khi cứu mạng họ.
James Kiernan trong một lần làm nhiệm vụ tại Afghanistan. Ảnh: Washington Post.
Chiến thắng của Taliban trước quân đội chính phủ khiến hàng nghìn đồng đội cũ của binh sĩ và cựu binh Mỹ mắc kẹt và đối mặt rủi ro ở Afghanistan. Điều này khiến các cựu binh Mỹ điên cuồng tìm mọi cách đưa các phiên dịch viên ra nước ngoài, đồng thời khiến họ cảm thấy cay đắng, tội lỗi và xấu hổ trước cách nước Mỹ bỏ rơi những người này.
"Một số người hoàn toàn đặc biệt", Kiernan nói về những người Afghanistan hỗ trợ lực lượng Mỹ trong suốt 20 hiện diện quân sự tại quốc gia Trung Á. "Không phải chúng tôi không biết điều này sẽ tới. Tôi thấy vô cùng cay đắng khi chúng ta từ bỏ mối quan hệ bạn bè thân thiết và bỏ rơi đồng minh của mình".
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/8 cho biết vẫn ủng hộ quyết định rút quân khỏi Afghanistan, dù thừa nhận lối thoát cho chiến dịch quân sự 20 năm "không hề hoàn hảo".
Chính quyền Biden cho biết khoảng 22.000 người Afghanistan có thể được di tản trong những tuần tới, dù cơ chế của hoạt động này chưa được xác định, trong lúc hàng nghìn người chen chân tìm lối thoát an toàn.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 17/8 khẳng định Taliban sẽ cho phép mọi người đến sân bay một cách an toàn, dù có báo cáo cho biết nhóm vũ trang này đã lập nhiều chốt kiểm soát an ninh trên đường phố Kabul và các tuyến đường đến sân bay.
Giống Kiernan, cựu binh Doug Livermore mất ngủ trong nhiều ngày qua. Livermore có lúc dành 20 tiếng mỗi ngày để gọi điện, trả lời email và cố gắng giúp đỡ những người nộp đơn xin Thị thực Nhập cư Đặc biệt để tới Mỹ định cư.
Cựu đặc nhiệm lục quân Livermore hiện là thành viên hội đồng quản trị tổ chức Không ai bị bỏ lại với nhiệm vụ "đảm bảo Mỹ giữ lời hứa với các phiên dịch viên Afghanistan và Iraq".
Livermore chỉ dừng lại khi máy tính gặp sự cố vào đêm 16/8 sau 48 tiếng làm việc liên tục, buộc cựu binh này phải nghỉ ngơi. "Những người này đầu tư vào giấc mơ Mỹ ngay cả trước khi họ thành công dân Mỹ, khi họ chiến đấu cùng chúng tôi", Livermore nói.
Hàng trăm người tập trung bên ngoài sân bay quốc tế ở Kabul hôm 17/8. Ảnh: AP .
Tổ chức Không ai bị bỏ lại thành lập năm 2013, khi một phiên dịch viên Afghanistan gặp khó khăn trong quá trình xin thị thực nhập cảnh đặc biệt vào Mỹ và muốn giúp đỡ những người chung cảnh ngộ.
Tổ chức này tăng cường nỗ lực sơ tán các phiên dịch viên Afghanistan sau khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút quân khỏi quốc gia Trung Á vào đầu năm ngoái.
Các thành viên tổ chức mua vé từ nhiều hãng hàng không thương mại và tìm mọi cách để tăng tốc độ duyệt đơn xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ, song tất cả nỗ lực trên tan vỡ khi Taliban tiến vào Kabul và hoàn tất quá trình kiểm soát Afghanistan.
Khi đó, tổ chức Không ai bị bỏ lại ngập trong email và những lời cầu cứu tuyệt vọng. Nhiều cuộc gọi trong số này đến từ các cựu binh Mỹ, những người đã kết nối lại với phiên dịch viên Afghanistan của họ.
Ismail Hussainy, người có 4 năm làm phiên dịch viên, cố vấn và bảo vệ cho một nhà thầu thuộc đơn vị công binh lục quân Mỹ ở sân bay Bagram, cho biết ông đã cố gắng xin thị thực Mỹ từ năm 2014. Đơn xin thị thực của Hussainy bị từ chối sau khi giám sát viên cũ, người viết thư giới thiệu cho ông, qua đời. Hussainy nói không thể tìm thấy người Mỹ nào khác bảo lãnh cho mình.
"Cuộc sống của chúng tôi đang gặp nguy hiểm", Hussainy cho biết trong cuộc điện thoại từ Kabul, nơi ông sống cùng cha mẹ, vợ và 4 người con. Hussainy gần đây kết nối lại với một đồng nghiệp Mỹ tại Bagram là Ryan Jackson, người cam kết sẽ bảo lãnh và giúp đỡ cho ông trong quá trình xin thị thực.
Jackson lùng sục trên mạng Internet để tìm các địa chỉ liên hệ, song chỉ nhận được địa chỉ hòm thư hay số điện thoại chung chung và không hề được hồi đáp. "Tôi chẳng biết chúng tôi sẽ đi đâu về đâu", Jackson nói. "Chẳng có một đầu mối liên hệ nào".
Andrew Darlington, cựu binh thủy quân lục chiến từng được triển khai tới Afghanistan hai lần, nỗ lực để đưa phiên dịch viên của mình là Sayed Obaidullah Amin rời khỏi quốc gia Trung Á. Darlington dành nhiều ngày để thuyết phục Amin di tản, đồng nghĩa với việc phiên dịch viên Afghanistan phải bỏ lại vợ con.
"Anh sẽ bị Taliban giết đấy", Darlington cảnh báo. Phiên dịch viên Amin sau đó trả lời "tôi sẽ đi một mình", dường như chấp nhận bỏ lại gia đình. Tuy nhiên, Amin sau đó không thể tiếp tục với lựa chọn khó khăn như vậy. Darlington cho biết Amin ngày 17/8 trở về với gia đình mình, chọn ở lại Kabul để chờ đợi.
Darlington cùng nhiều cựu binh Mỹ khác muốn đưa đồng đội cũ ở Afghanistan ra nước ngoài và đưa những câu chuyện về tình trạng chậm trễ hay nhầm lẫn đến giới lãnh đạo. "Hãy gây áp lực lên Washington để họ bắt tay vào làm việc. Những người ở Afghanistan không còn thời gian nữa", Darlington nói
Cuộc họp báo đầu tiên của Taliban ngày 17/8 sau khi kiểm soát Kabul. Video: AP, NY Times.
Cựu binh Kiernan nói những phiên dịch viên Afghanistan giúp Mỹ hoàn thành các sứ mệnh của mình. Kiernan kể lại một chuyến đột kích trong đêm của các binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ, song không tìm thấy thành viên Taliban bị nghi có mặt tại địa điểm đó và cho rằng thông tin tình báo bị sai.
Phiên dịch viên của Kiernan phát hiện một phụ nữ mặc áo trùm kín đầu đang ôm một em bé khóc dữ dội, nhưng không có động thái dỗ dành nào. Khi phiên dịch viên đến bên người này để hỏi về em bé, một giọng nam trung cất tiếng trả lời.
"Anh ta biết đó là một người đàn ông. Gã này sau đó ném em bé và bỏ chạy", Kiernan nói và cho biết phiên dịch viên Afghanistan đỡ được em bé khi thủy quân lục chiến Mỹ đuổi theo bắt thành viên Taliban nói trên. "Kẻ đó đã thấy mặt và có thể nhận ra anh ấy. Taliban đã thả nhiều tù nhân khi nhóm này đánh chiếm lãnh thổ những ngày qua".
Cựu binh Kiernan cho biết phiên dịch viên Afghanistan của mình và gia đình ở Herat khi Taliban vây hãm thành phố này hồi tuần trước. Người này sau đó đưa gia đình chạy đến thủ đô Kabul.
Kiernan khuyên người đồng đội cũ đốt bỏ mọi thư khen ngợi, thư giới thiệu và các giấy tờ khác được phía Mỹ cấp trong nhiều năm, kiểm tra tài khoản xã hội, xóa tin nhắn và lịch sử cuộc gọi phòng trường hợp thành viên Taliban đến nhà khám xét.
"Tôi rất phẫn nộ với giới chức Mỹ", Kiernan nói. "Không thể đổ toàn bộ trách nhiệm lên vai Tổng thống Biden, song trong nhiều tháng chúng ta biết rằng vẫn còn đồng minh kẹt lại đó, gồm các phóng viên và phiên dịch viên. Họ từng đưa tay ra giúp chúng ta khi cần".
Những điểm đến tuyệt đẹp ở Afghanistan Quốc gia nằm trên con đường tơ lụa khiến du khách bất ngờ bởi những cảnh quan ngoạn mục và khác biệt. Giờ đây, việc chiêm ngưỡng chúng có thể trở nên khó khăn hơn. Nằm giữa Nam Á và Trung Đông, tại các thung lũng của dãy Hindu Kush hiểm trở, khung cảnh của Afghanistan khiến trái tim của những du khách...