Từ bao giờ chúng ta biết mình là những cá thể cô đơn?
Mỗi ngày, chúng ta cười với cuộc sống, nhưng sâu thẳm bên trong, có những rỉ sét, vụn vỡ không biết tỏ cùng ai.
Cựu bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Vivek Murthy từng chia sẻ rằng bệnh lý phổ biến nhất mà ông từng thấy trong những năm phục vụ trong ngành y không phải là tim hay tiểu đường, mà là sự cô đơn.
Cách đây gần 5 thế kỷ, con người đã cố gắng định nghĩa căn bệnh khiến chúng ta buồn bã.
Cô đơn là cảm giác mà mỗi chúng ta sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời. Ảnh: Pinterest.
Bài thơ đầu tiên về cảm giác cô đơn
Trong cuốn A Biography of Loneliness: The History of an Emotion, nhà sử học người Anh Fay Bound Alberti định nghĩa cô đơn là cảm giác, nhận thức về sự ghẻ lạnh hoặc tách biệt xã hội khỏi những người khác.
The Conversation tin tưởng vào giả thuyết từ cuối thế kỷ 16, nhân loại đã bắt đầu nhận ra những nguy hiểm của căn bệnh cô đơn và tìm cách hiểu về nó.
Nước Anh thời cận đại, những khu rừng, ngọn núi xa xôi không dấu chân người lui tới khơi dậy nỗi sợ hãi và một không gian đơn độc ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Các không gian văn chương như địa ngục, nghĩa địa, sa mạc… đều là ám chỉ của sự cô đơn.
Đến thế kỷ 17, những từ như “loneliness”, “lonely” xuất hiện trong các trang tiểu thuyết, thơ ca… Năm 1674, nhà tự nhiên học John Ray đã biên soạn bảng chú giải chi tiết về các từ ngữ không được sử dụng thường xuyên. Trong đó, “cô đơn” được mô tả các địa điểm và người dân “xa cách hàng xóm” xung quanh.
Năm 1667, trong bài thơ sử thi Thiên đường đã mất ( Paradise Lost), John Milton xây dựng hiện thân văn học đầu tiên của nỗi cô đơn – quỷ Satan. Trên hành trình đến với vườn địa đàng, Satan băng qua vùng đất hoang vu tột cùng – vực thẳm ngăn cách Địa ngục và Trời. Không một dòng miêu tả xúc cảm của Satan khi đó. John Milton chỉ nhấn mạnh không gian và sự đơn độc, lẻ bóng của đại diện ác quỷ.
Bức tranh Morning Sun Edward Hopper vẽ về cảm giác cô độc của con người hiện đại. Ảnh: Guardian.
Những “khuôn mặt” của nỗi cô đơn
Nhà văn Sylvia Plath từng thốt lên rằng: “Chúa ơi, nhưng cuộc sống là sự cô đơn”. Mỗi ngày, chúng ta nở nụ cười với tất cả, nỗ lực, vật lộn với những gánh lo. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy một người bạn đủ đồng điệu và thấu cảm để trút hết lo âu, phiền muộn.
Video đang HOT
Sâu thẳm bên trong mỗi con người là những bóng tối chật chội, tâm hồn rỉ sét, đôi phần xấu xí, vô nghĩa và yếu đuối. Ngày nay, các nhà phê bình gọi cô đơn như “một thứ dịch bệnh”, một căn bệnh thầm lặng của nền văn minh hiện đại.
Nhưng mỗi con người đều có một trải nghiệm cô đơn khác nhau. Rất nhiều trong số đó khó diễn tả được thành lời. Đó là khi Toru Watanabe ( Rừng Nauy – Haruki Murakami) vật lộn với cảm xúc trống trải tận sâu bên trong mình. Anh đương đầu những vấn đề của tuổi trẻ ở nơi xa lạ, đắm chìm trong mớ lộn xộn đầy hoang mang, u buồn, bế tắc đến tuyệt vọng.
Hay như hơn 60 nhân vật trong Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez) đều mang 60 hình hài khác nhau của niềm hoang hoải không tỏ được cùng ai.
Và nỗi cô đơn còn hiện diện trong nỗi đau mất mát của George ( A Single Man – Christopher Isherwood). Khi người bạn tri kỷ từng 16 năm chung sống với ông qua đời, George không còn tha thiết sống và có ý định tự sát. Đó là giây phút chúng ta nhận ra không còn ai thấu hiểu bản thân mình nữa.
Alice và Mattia trong Nỗi cô đơn của các số nguyên tố (Paolo Giordano) lại là hiện thân của những thế giới lạc lõng, bất an khi con người mất niềm tin, luôn mang trong mình nỗi hoài nghi về tất cả.
Nhà thơ gốc Việt Ocean Vương đã viết: “Nỗi cô đơn vẫn là thời gian ta sống với thế gian”.
Cô đơn là cảm giác không thể mất đi. Nó sẽ luôn tồn tại ở nơi sâu thẳm nhất của con người. Ai rồi cũng sẽ phải trải qua “căn bệnh” này ít nhất một lần trong đời.
Nhưng đừng bao giờ thôi tin tưởng vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Bởi trái tim còn đập nơi ngực trái sẽ sưởi ấm những tâm hồn cô đơn.
Mẹ đẻ vua Bảo Đại: Từ cung nữ nghèo và góc khuất trong chuyện tình với Vua, sinh được "Thái tử" mà đổi đời ứng theo lời tiên tri
Cuộc đời của Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng thái hậu trải qua đủ sóng gió và có cả vinh quang, nhưng cuối cùng nó cũng kết thúc với nỗi cô đơn, không con cháu bên cạnh.
Chuyện tình của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã khiến nhiều báo chí phải tốn giấy mực để viết. Đào sâu hơn một chút, người ta mới biết rằng Đoan Huy Hoàng Thái hậu - mẹ đẻ vua Bảo Đại cũng có một cuộc đời nhiều sóng gió.
Lời tiên đoán về một Hoàng hậu
Đức Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu là vị Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bà tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh năm 1890. Gia đình bà tuy có cha là quan Tri huyện nhưng có cuộc sống rất khó khăn.
Khi nhỏ tuổi, bà đã phải sống nhờ nhà anh cả Hoàng Trọng Khang. Tuy nhiên, người anh này ham mê cờ bạc, có bao nhiêu đều "nướng" vào các chiếu bạc. Cũng bởi vậy mà gia đình ngày càng túng quẫn. Bà Hoàng Thị Cúc sau đó bị anh trai bán vào cung làm tì nữ hầu hạ cho bà Thánh Cung Hoàng hậu và Tiên Cung Hoàng hậu - hai người vợ của vua Đồng Khánh.
Có một câu chuyện kể lại rằng, có một thầy địa lý đi qua làng Mỹ Lợi, nơi đặt mộ tri huyện Hoàng Trọng Tích - cha bà Hoàng Thị Cúc. Ngắm thế đất ngôi mộ, ông phán: "Mộ này sẽ phát Hoàng hậu". Đó là câu chuyện khiến dân làng bật cười và không tin nó sẽ thành sự thật. Thế nhưng, cuộc đời của bà Hoàng Thị Cúc lại dần trôi theo cách chẳng ai ngờ.
Khi bà Cúc làm cung nữ phục vụ bà Tiên Cung Hoàng hậu, Hoàng tử Bửu Đảo - mỗi lần vào cung thỉnh an mẫu hậu đều để ý bà. Hoàng Thị Cúc có vẻ ngoài nhu mì, hiền lành và nhan sắc dễ chịu. Có lẽ những điều đó đã khiến Hoàng tử rung động.
Khi đó, Hoàng tử đang giữ chức Phụng Hóa Công và đã có vợ là con gái của đại quan đầu triều Trương Như Cương. Thế nhưng họ sống với nhau đã lâu mà không có con, điều này khiến bà Tiên Cung rất sầu lo.
Thế nhưng, sau đó bà Hoàng Thị Cúc lại có mang và khai rằng đây là long thai, con của Hoàng tử Bửu Đảo. Trong cuốn sách Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã trích dẫn ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử để thấy rằng chính hoàng triều cũng từng nghi ngờ về long thai của Hoàng Thị Cúc.
Bà Tiên Cung đã tìm đủ cách tra hỏi tác giả của cái thai nhưng Hoàng Thị Cúc một mực thú nhận là của Phụng Hóa Công. Mãi đến sau này, khi đã tin Hoàng tử Bửu Đảo là cha đứa bé, bà Tiên Cung mới để Hoàng Thị Cúc được dưỡng thai.
Năm 1913, bà hạ sinh Hoàng tử, đặt tên là Vĩnh Thụy, chính là vua Bảo Đại sau này. Vĩnh Thụy cũng chính là người con duy nhất của vua Khải Định.
Mặc dù sinh ra Hoàng tử nhưng bà không được nuôi con. Hoàng tử Vĩnh Thụy được Tiên Cung Thái hậu đón về cung, tự chăm sóc và nuôi nấng.
Từ Cung Thái hậu và vua Bảo Đại lúc còn nhỏ. (Ảnh tư liệu lịch sử Việt Nam)
Tháng 2/1923, nhân Vĩnh Thụy được phong làm Thái tử, Huệ phi Hoàng Thị Cúc được thăng làm Nhất giai Hậu phi.
Năm 1925, vua Khải Định qua đời, hoàng tử Vĩnh Thụy đang học tập ở Pháp được đưa về nước chịu tang và lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Tuy nhiên, ông quay lại Pháp học tập thêm 7 năm nữa, mãi đến năm 1932 mới quay lại điều hành việc triều chính.
Đến ngày 20/3/1933, vua Bảo Đại tôn phong cho mẹ mình làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, trong cung đình quen gọi bà là Từ Cung Hoàng thái hậu hay giản gọi là Đức Từ Cung.
Lúc này thì lời tiên tri của ông thầy địa lý thực sự linh nghiệm, vì triều Nguyễn giữ quy định không phong Hoàng hậu cho các bà vợ vua, chỉ mẹ của vua mới được phong Hoàng thái hậu.
Trở thành mẹ chồng mâu thuẫn với con dâu
Cuộc đời của Đức Từ Cung không hề êm ả với mẹ chồng bởi ngay từ đầu bà Tiên Cung không ưng ý khoảng cách chênh lệch giữa cả hai. Việc chấp nhận một tì nữ nghèo làm vợ vua là sự nhân nhượng lớn nhất của bà Tiên Cung rồi.
Sau này bà lại chẳng được tự tay nuôi con. Đối với một bà mẹ nào thì đó cũng là sự trừng phạt lớn.
Cuối cùng, số phận lại xoay vần, đẩy Đức Từ Cung rơi vào hoàn cảnh giống mẹ chồng năm xưa. Bà phải đồng ý mối hôn sự của con trai với người phụ nữ với những tiêu chuẩn khác biệt.
Bảo Đại muốn kết hôn với Nguyễn Hữu Thị Lan (tên thật của Hoàng hậu Nam Phương) thì Đức Từ Cung không đồng ý. Nguyên nhân bởi Thị Lan du học ở nước ngoài nhiều năm, theo đạo Thiên Chúa trong khi nhà Nguyễn theo đạo Phật.
Kèm theo đó là hàng loạt điều kiện khác như: Tấn phong ngay Hoàng hậu, Bảo Đại phải phá bỏ tam cung lục viện, thực hiện chế độ một vợ một chồng, con trai nàng sinh ra phải được phong Thái tử, hay các con của nàng sinh được rửa tội.
Bảo Đại đã đồng ý hết tất cả, trái ngược hoàn toàn với những phép tắc, lễ nghi trong cung cấm tồn tại suốt nhiều năm. Đó chính là nền tảng đầu tiên tạo nên mâu thuẫn của mẹ chồng, nàng dâu.
Sau này, quan hệ của họ cũng không được cải thiện bởi phần vì khác tôn giáo, phần vì xuất thân khác nhau. Nếu Đức Từ xuất thân bình dân, thì Nam Phương lại là con nhà quyền quý. Bà Nam Phương thường cư xử xã giao, lạnh lùng, xa cách, khiến cho Đức Từ rất phiền lòng.
Sau này, hai mẹ con còn có những mâu thuẫn như việc dạy con cháu. Nam Phương Hoàng hậu muốn hướng con cái theo truyền thống nhà mình. Tuy nhiên, vì sống trong cung nên bà vẫn phải giáo dục con theo quy tắc cung cấm.
Hoàng hậu cũng tìm nhiều lý do hạn chế cho Thái tử Bảo Long ít phải tham gia lễ nghi hoàng cung. Điều này khiến Đức Từ Cung không hề ưng ý. Thế nhưng bà không có lý do bắt bẻ vì Hoàng hậu thực hiện quá khéo léo.
Đức Từ Cung thích cho các cháu đeo bùa trừ tà, cầu an nhưng Hoàng hậu lại cấm đoán tất cả. Thậm chí Hoàng hậu còn dạy con bằng tiếng Pháp ngay từ nhỏ để hai mẹ con nói chuyện với nhau. Điều này khiến Thái hậu mất phương hướng trong việc dạy dỗ cháu trai.
Đức Từ Cung mâu thuẫn và buồn bã với Nam Phương nên rất coi trọng Mộng Điệp - người tình của vua Bảo Đại ở Hà Nội. Mộng Điệp ngoan, nghe lời Thái hậu và còn sinh con cho vua Bảo Đại nữa.
Từ Cung Thái hậu đã giao việc thờ cúng tổ tiên cho "thứ phi" Mộng Điệp. Nhờ làm tốt nhiệm vụ mà tình cảm giữa Từ Cung Thái hậu và "thứ phi" Mộng Điệp rất tốt đẹp.
Những năm tháng sau đó, nhiều biến cố xảy đến trong lịch sử. Nhà Nguyễn suy vong. Bà rời khỏi cung và đến sống ở căn nhà số 79 Phan Đình Phùng, TP. Huế cho đến khi qua đời. Bảo Đại thì ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ còn Nam Phương Hoàng hậu mang các con sang Pháp.
Những năm tháng cuối đời của Thái hậu Từ Cung, bà lại trở về cuộc sống cô đơn và nghèo khó, không có con cháu bên cạnh. Nhưng dù cuộc sống khó khăn, chật vật đến mấy, kể cả việc phải bán dần từng món đồ trang sức, thì Đức Từ Cung vẫn làm tròn phận sự của mình với tổ tiên nhà Nguyễn cho đến giây phút cuối cùng.
Những hành động hằng ngày của đàn ông trực tiếp phá hoại hôn nhân mà họ vẫn nghĩ "Vợ mình có sao đâu" Đàn ông đôi khi cứ nghĩ hành động của họ chẳng thấy vợ kêu gì hoặc vợ có thể chịu đựng được nên vẫn cứ thể hiện hằng ngày. Tuy nhiên, đó lại là những hành vi gây nguy hiểm cho hôn nhân mà đàn ông nên tránh xa. Vô tâm Đây là "mẫu số chung" cho đa số đàn ông sau khi...