Từ bản xuống phố: Chờ ‘bà đỡ’
Làn sóng di cư của đồng bào dân tộc thiểu số về khu công nghiệp (KCN), đô thị được dự báo tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn.
Đại diện Ủy ban Dân tộc cho biết, đây là vấn đề hệ trọng, sẽ được đánh giá toàn diện và đưa vào các chính sách, đề án trình Quốc hội vào tháng 5/2020 tới.
Làn sóng di cư tự phát, quy mô rất lớn
Ông Bùi Văn Lịch là Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc của Ủy ban Dân tộc – cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc của Chính phủ. Ông từng sống và làm việc ở Cao Bằng 17 năm, nhiều năm công tác tại Ủy ban Dân tộc nên có điều kiện theo dõi quá trình mưu sinh của đồng bào miền núi. Cầm trên tay 3 số báo có tuyến bài “Từ bản xuống phố”, ông Lịch cảm ơn Tiền Phong đi vào vấn đề mà những người làm công tác dân tộc như ông đau đáu.
Mô hình nuôi dê phát triển kinh tế của anh Đường Văn Bính (người Thái) ở xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu ( Sơn La). Mô hình này anh Bính học học khi về xuôi làm việc tại một quán bán thịt dê. Ảnh Nguyễn Thắng.
Ông Lịch kể, những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng Nhà nước chủ trương cuộc đại di dân từ miền xuôi lên miền núi. “Bộ Lao động thương binh và xã hội lúc đó có cả Cục Di dân phát triển kinh tế mới. Cuộc di dân đó giúp đất nước đưa những diện tích núi rừng, cao nguyên vào sản xuất, tạo nguồn lực cho kháng chiến chống Mỹ, ổn định cuộc sống cho cả người miền xuôi và tác động tích cực cho đồng bào miền núi” – ông Lịch nói.
Cuộc di cư mới đang diễn ra theo hướng ngược lại (từ miền núi xuống miền xuôi), không chủ trương, kế hoạch cụ thể nhưng số lượng lớn, đang tăng lên. “Đây thực sự là một làn sóng di dân mới, một sự vận động kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là khu vực miền núi. Nếu như, cuộc di dân làm kinh tế mới trước là từ khu vực nông nghiệp ở đồng bằng lên miền núi, thì nay, những người làm nông nghiệp ở miền núi về đồng bằng làm công nhân. Đó là dòng chảy theo tiến trình chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp của đất nước” – ông Lịch phân tích.
Ông Lịch thừa nhận, dù quy mô lớn nhưng cuộc di dân mới này chưa được tổng kết, đánh giá và đó là một hạn chế trong công tác quản lý. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra và được Tiền Phong phản ánh, cuộc di dân này có tác động rất lớn, âm hưởng chủ đạo là tích cực.
“Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm 55,27 % tổng hộ nghèo toàn quốc, trong khi dân số đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14%. Vì thế, việc di dân, tìm được công việc mới, thu nhập tăng lên là điều hết sức quan trọng đối với họ” – ông Lịch nói. Theo ông, lý do quan trọng khác là đồng bào thiểu số đã bước vào giai đoạn thiếu đất sản xuất (do hạn chế trong chính sách giao đất, giao rừng, những người có điều kiện kinh tế tốt, “đại gia” mua lại đất của đồng bào…). Số lượng đồng bào thiểu số thiếu đất ước chừng 400.000 hộ. Và cuộc dịch chuyển lao động này bắt nguồn từ sức ép đó và cũng là giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất, ông nói.
Băn khoăn giữ bản sắc
Chàng trai người Mông Lý A Pháo (ở Mù Càng Chải, Yên Bái) và nhóm bạn vướng vào lô đề, bài bạc trong cuộc mưu sinh nơi đô thị. Bố mẹ xa con, ông bà xa cháu hay những quán “karaoke tay vịn” ở bản là những hiện tượng tiêu cực của cuộc di dân mà Tiền Phong phản ánh. Theo ông Lịch, đó là những biểu hiện của việc xung đột văn hóa, xung đột môi trường sống.
“Ở miền núi an lành hơn thành phố. Đồng bào, thanh niên dân tộc chưa có kỹ năng sống để ứng phó với những phức tạp tại thành phố. Đặc biệt, việc nhiều đồng bào ngại mặc quần áo truyền thống, nói tiếng dân tộc, thậm chí không dám nhận mình là người dân tộc khi về xuôi là điều rất đáng lo ngại. Nếu một chính sách phát triển kinh tế nhưng để mất đi bản sắc, phong tục tập quán, đó là một chính sách dân tộc thất bại”- ông Lịch nói.
Video đang HOT
Ông Bùi Văn Lịch trao đổi về tuyến bài “Từ bản xuống phố”. Ảnh Sỹ Lực.
Ông Lịch lấy ví dụ, tại Trung Quốc, ở các thành phố, khu công nghiệp có quy hoạch cho người cùng một dân tộc sinh sống trong các dân cư tập trung, xây dựng cả các công trình cộng đồng để họ trình diễn văn hóa truyền thống. “Đó là mô hình tốt nhưng ở ta, quy mô di cư của đồng bào còn ít, phân tán và nguồn lực của Nhà nước chưa đủ làm điều đó” – ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, để tránh những hệ lụy trước mắt, Nhà nước cần làm “bà đỡ”. Hiện ông Lịch là Tổ trưởng Tổ Thường trực xây dựng Đề án tổng thể Phát triển kinh tế-xã hội đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030 của Ủy ban Dân tộc. Đề án đã được Quốc hội thông qua (tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XIV). Ủy ban đang xây dựng các kế hoạch chi tiết hơn, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện đề án này. “Chúng tôi đã và sẽ cập nhật các vấn đề về xu hướng di dân này trong chương trình mực tiêu quốc gia trình quốc hội vào tháng 5 tới. Ít nhất, đó sẽ là cơ sở để đề nghị tăng cường những ưu đãi về đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào” – ông Lịch nói.
Theo ông Lịch, việc có thể làm ngay là chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội địa phương bám sát nhu cầu để tuyên truyền, hướng dẫn, kết nối, quản lý tránh tình trạng dịch chuyển tự phát, mất kiểm soát.
Rèn dũa bản lĩnh cho thanh niên miền núi
Chị Nguyễn Thị Thu Vân (Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn) nhiều năm gắn bó với thanh niên dân tộc nên cảm nhận rõ làn sóng dịch chuyển này. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc mà còn ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. “Việc này không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập mà giúp các bạn thay đổi tư duy, tác phong làm việc và tiếp thu được cách làm kinh tế mới” – chị Vân nhận định.
Chị vân chia sẻ, tỉnh Đoàn ở một số địa phương, như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bình Dương triển khai các chương trình “Phòng trọ thân thiện” cho các công nhân thuê trọ. Theo đó, cán bộ đoàn phối hợp chính quyền địa phương để giới thiệu các phòng trọ đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức các buổi sinh hoạt tại nơi ở trọ cho các bạn công nhân người dân tộc. “Các hoạt động này giúp thanh niên người dân tộc biết và tránh tệ nạn xã hội”- chị Vân nói.
Theo chị Vân, các cấp Đoàn ở các tỉnh miền núi sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ thanh niên dân tộc lập nghiệp. Trong đó, chú trọng “đón đầu” làn sóng nhiều bạn trẻ sau khi xuống thành phố, khu công nghiệp về lại quê nhà. Trong đó, Trung ương Đoàn cũng có các chương trình hỗ trợ thanh niên dân tộc khởi nghiệp với lãi suất ưu đãi. Thủ lĩnh đoàn viên nông thôn cũng chia sẻ, công nghệ thông tin, internet là một công cụ quan trọng để bạn trẻ người dân tộc nắm bắt và phát triển những cơ hội nghề nghiệp, lập nghiệp mới.
“Hiện nay có nhiều chương trình của Chính phủ hỗ trợ người dân tộc miền núi nhưng nhiều cơ quan, ban ngành quản lý chưa có sự liên kết chặt chẽ. Bởi vậy, cần có sự trao đổi thông tin, hợp tác sâu hơn giữa các bộ ngành có liên quan về vấn đề này” – chị Nguyễn Thị Thu Vân.
SỸ LỰC – NGUYỄN THẮNG – ĐỨC ANH
Trồng thứ cỏ lạ ăn ngọt lừ, lão nông Tông Lạnh đổi đời
Trồng cỏ ngọt mà đổi đời đó là gia đình ông Quàng Văn Hồng, bản Dẹ (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Bằng ý chí, nghị lực, lão nông Quàng Văn Hồng đã biết cách "đánh thức" vùng đất cằn này bằng cách chuyển trồng lúa, ngô sang trồng loài cỏ ngọt để bán làm nguyên liệu thuốc...
Có dịp lên công tác tại xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu chúng tôi được cán bộ Hội Nông dân xã giới thiệu về mô hình trồng cỏ ngọt của nông dân Quàng Văn Hồng ở bản Dẹ. Từ trồng cỏ ngọt, mỗi năm, ông Hồng thu nhập hơn 150 triệu đồng.
Theo ông Hồng, trồng cỏ ngọt cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng ngô, lúa.
Di chuyển trên con đường nhựa rộng thênh thang từ quốc lộ 6 đi vào bản Dẹ, chúng tôi không mấy khó khăn để tìm được nhà ông Hồng. Ở mảnh đất rộng khoảng 1ha ngay cạnh nhà, chúng tôi nhìn thấy ông Hồng đang cùng chiếc máy xới đất để lên luống. Vừa nhìn thấy người lạ đến, ông Hồng vội lại gần và bắt tay chúng tôi. Ông bảo: "Tháng 2 mùa này đang là thời vụ tốt để trồng cỏ ngọt, nên hôm nay gia đình ra quân sản xuất đầu năm".
Để cỏ ngọt sinh trưởng và phát triển tốt, cần trồng hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 25cm, cung cấp đầy đủ phân bón, nước tưới.
Mời chúng tôi vào nhà, ông Hồng nhanh tay pha ấm nước từ sản phẩm cỏ ngọt do chính mình làm ra và bắt đầu câu chuyện mưu sinh trên mảnh đất bản Dẹ.
Ông Hồng kể: "Tôi vốn xuất thân từ gia đình nông dân nghèo. Sau khi lập gia đình ra ở riêng, vợ chồng tôi làm bạc mặt ngày đêm vẫn không thể thoát được cái đói, cái nghèo. Từ trồng ngô, lúa... đến chăn nuôi bò, tôi đều làm hết những vẫn không khá lên được".
Ông Hồng cho biết thêm: Trồng cỏ ngọt tuyệt đối không dùng thuốc trừ cỏ phun trừ cỏ trước khi trồng mà phải dùng tay nhổ bỏ các loại cỏ dại trong quá trình chăm sóc.
Chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao, ông Hồng nói: Đây vốn là vùng đất đồi cằn cỗi, khô hạn, một năm chỉ làm được một vụ lúa nên dù cố gắng bao nhiêu cũng chỉ đủ nuôi cái miệng.
Nhiều đêm, ông Hồng trăn trở: Tại sao gia đình mình cần cù, chịu khó lao động sản xuất mà đói nghèo vẫn cứ bám víu lấy cuộc sống gia đình mình. Tính kế thoát nghèo trên chính mảnh đất cằn cỗi này, ông Hồng lang bạt khắp các địa phương trong tỉnh để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của những mô hình làm kinh tế giỏi, cách làm hay về áp dụng.
Trong thời gian tới, ông Hồng sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cỏ ngọt và hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ ngọt cho các hộ dân có nhu cầu trồng cỏ ngọt.
"Là một người đàn ông, tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó để giúp gia đình thoát cảnh đói nghèo. Sau đó, giúp hàng xóm, láng giềng cùng nhau thoát nghèo vươn để làm giàu. Nếu mình không động não, suy nghĩ tìm hướng đi thì chẳng biết bao giờ mới khá lên được" - ông Hồng thổ lộ.
Đang loay hoay tìm cách làm giàu, ông Hồng gặp được ông Cà Văn Chiu - nguyên Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu và được bày cách làm kinh tế từ trồng cây cỏ ngọt. Tin tưởng lời nói của vị lãnh đạo này, ông Hồng không chút đắn đo liên hệ ngay với Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Sơn La để mua giống.
Cỏ ngọt dễ uống và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Cỏ ngọt là nguyên liệu để làm nhiều thuốc Đông y, Tây y...Cỏ ngọt tốt cho sức khỏe người bị bệnh tiểu đường...
Ông Hồng cho biết: "Để trồng được cỏ ngọt, tôi bỏ thêm tiền của gia đình tích góp được cộng với vay mượn thêm của người thân, bạn bè, thuê nhân công cải tạo 1ha đất ruộng; đầu tư hệ thống tưới nước; khu ươm giống cỏ ngọt và mua giống cỏ ngọt. Công ty cung cấp giống cỏ ngọt và cử cán bộ kỹ thuật lên tận nhà hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ ngọt. Tôi lấy sách vở ra ghi chép đầy đủ và làm đầy đủ theo hướng dẫn. Nhờ vậy, mà cỏ ngọt tôi trồng phát triển rất tốt".
"Bình quân mỗi năm cỏ ngọt cho thu hái 5 lần. Riêng năm 2019, tôi xuất bán được 5 tạ cỏ ngọt khô. Với giá bán 300.000 đồng/kg khô, tôi thu khoảng 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng" - ông Hồng phấn khởi thông tin thêm.
Ông Hồng tiết lộ: Thời vụ thích hợp trồng cỏ ngọt là vào tháng 2 hàng năm.
Theo ông Hồng: Cỏ ngọt được dùng cho người bị bệnh tiểu đường, giúp ổn định huyết áp, phòng chống sơ cứng động mạch ở người già; chống béo phì, chống sâu răng, chống ung thư vòm họng, trị mụn, làm sạch da... nên được thị trường rất ưu chuộng.
Bằng sự cần cù, chịu khó, quyết tâm làm giàu, ông Hồng đã bắt vùng đất khô cằn nở hoa. Ông là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, làm giàu. Với việc trồng thành công cây cỏ ngọt tại bản Dẹ, hứa hẹn đây sẽ là một hướng đi mới giúp bà con nông dân Tây Bắc nói chung, vùng Thuận Châu nói riêng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Theo Danviet
Xe khách vào cua mất lái suýt lao xuống vực Chiếc xe khách trong lúc vào cua, mất lái đã đâm xuyên dải phân cách, suýt lao xuống vực, khiến nhiều hành khách hoảng loạn. Khoảng 19h ngày 20/3, trên quốc lộ 6, đoạn đèo Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, 1 chiếc xe khách trong lúc vào cua, mất lái đã đâm xuyên dải phân cách, suýt lao xuống vực,...