Từ Bắc Kinh, đô đốc Mỹ tuyên bố tiếp tục giương buồm ở Biển Đông
Trong chuyến công du Trung Quốc, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục điều tàu, máy bay tới “bất cứ nơi nào” luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm cả Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Ảnh: AP.
“Các vùng biển và không phận quốc tế là của mọi người và không bị quốc gia đơn lẻ nào thống trị”, AFP dẫn lời Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương hôm nay phát biểu tại Trung tâm Stanford, Đại học Bắc Kinh.
Đô đốc Harris khẳng định quân đội Mỹ sẽ tiếp tục bay, giương buồm và hoạt động bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông “không và sẽ không là ngoại lệ”, ông nói.
Video đang HOT
Phát biểu của ông Harris tại Bắc Kinh thể hiện sự quyết tâm của Mỹ tại tuyến đường biển chiến lược trên Biển Đông, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây các cơ sở có mục đích quân sự.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng, dựa trên bản đồ “đường 9 đoạn” mà nước này biện hộ là “xuất hiện lần đầu trong các bản đồ Trung Quốc những năm 1940″. Đô đốc Harris mô tả tuyên bố này là “mơ hồ”.
Washington cũng nhiều lần khẳng định không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với vùng biển quanh các đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ tuần trước điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra sát một đảo nhân tạo ở Trường Sa để thể hiện lập trường này.
Ông không cho rằng Mỹ và Trung Quốc sắp xảy ra đụng độ, giống như nhận định của một số chuyên gia, đồng thời nói “dù còn bất đồng nhưng hai nước vẫn có thể hợp tác trên những lĩnh vực cùng có lợi ích”.
Như Tâm
Theo VNE
'Ông Tập Cận Bình khó xử vụ tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo'
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lâm vào thế khó xử khi phải có phản ứng với việc Mỹ điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông, tờ Taipei Times (Đài Loan) dẫn lời một học giả có uy tín nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Anh: Reuters
Ông Đinh Thụ Phạm, chủ nhiệm Viện Quan hệ Quốc tế (Đài Loan), cho biết Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ chiến thuật "đánh nhưng tránh làm vỡ", theo đó hai bên sẽ tự kiềm chế để tránh làm gia tăng căng thẳng, nhưng vẫn tiếp tục đối đầu với nhau.
Chuyên gia này còn nói thêm rằng hành động của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), vốn quy định rằng tàu nước ngoài, cả dân sự lẫn quân sự, đều được phép đi ngang lãnh hải.
Thông qua hành động cho tàu đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo tại Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn ngày 27.10, Washington muốn "bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc" tại khu vực này, ông Đinh bình luận. Nếu Trung Quốc ngăn tàu Mỹ, Washington sẽ lên tiếng cáo buộc nước này vi phạm luật pháp quốc tế, theo chuyên gia Đài Loan.
Tuy nhiên, nếu ông Tập không phản ứng mạnh, điều này sẽ cho khiến chính sách ngoại giao của chủ tịch Trung Quốc bị chất vấn bởi những người thuộc phe diều hâu như Thiếu tướng La Viện, người từng kêu gọi Bắc Kinh cần phải ra đòn với bất kỳ nước nào xâm phạm quyền lợi quốc gia Trung Quốc.
Tờ Taipei Times cho hay sau khi khu trục hạm USS Lassen áp sát đảo nhân tạo, ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích tàu Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa (?).
Ông này còn nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc đã "theo dõi sát và cảnh báo" tàu chiến này, đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã gửi công hàm phản đối cái mà ông Lục gọi là "hành động tắc trách của Mỹ".
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nhật Bản dè dặt trong việc tuần tra Biển Đông cùng Mỹ Trong khi các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực châu Á như Úc, Philippines bày tỏ sự ủng hộ việc Mỹ điều tàu chiến tuần tra tại Biển Đông mới đây, thì Nhật Bản lại tỏ ra dè dặt về vấn đề này. Nhật Bản sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình Biển Đông trước khi có biện pháp...