Từ ‘án oan’, lo ngại ‘lạm dụng bắt’ để… dựng hồ sơ?
Tạm giữ, tạm giam hay thậm chí là bắt khẩn cấp… là những khái niệm thường thấy trong các vụ án hình sự. Thế nhưng, sau những vụ án oan sai dần được đưa ra ánh sáng, nhiều người đã bày tỏ lo ngại cho chuyện lạm quyền khởi tố, bắt tạm giam của các cơ quan tố tụng hiện nay…
Nóng chuyện “bắt bớ” rồi… oan sai
Theo con số được ủy ban Tư pháp Quốc hội đưa ra mới đây nhất cho thấy, từ đầu năm đến nay, số người bị tạm giữ hình sự nhưng sau đó phải trả tự do để chuyển sang xử lý hành chính là 2.464 người, giảm 0,69% so với năm 2012, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 37. Ngành công an đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra 5.906 người, con số khá lớn, cao hơn năm 2012.
Ảnh minh họa
Trước đó, trong một thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao, từ tháng 10/2011 đến hết tháng 7/2012, các cơ quan bảo vệ pháp luật cả nước đã bắt, tạm giữ 65.437 trường hợp. Trong đó gần 1.000 trường hợp được thả về, gần 3.000 trường hợp phải chuyển qua xử lý hành chính (tương đương với gần 4% tổng số người bị tạm giữ). Những con số biết nói trên đã cho thấy tình trạng bắt người, tạm giữ chưa chính xác. Điều này khiến nhiều chuyên gia nhận định, đó chính là một trong những mầm mống dẫn đến các vụ án oan sai gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.
Điển hình cho câu chuyện “bắt nhầm hơn bỏ sót” là sự vụ 8 người dân lương thiện bỗng nhiên “được” đi tù với tội danh từ trên trời rơi xuống – tội trộm cắp cổ vật – xảy ra ở Bắc Giang hơn 10 năm trước. Theo đó, vào khoảng thời gian những năm 2001 – 2003, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh này bị kẻ trộm khoắng đi nhiều tượng và cổ vật quý hiếm. Chẳng biết điều tra bao lâu, căn cứ trên cơ sở nào mà cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang lại liệt kê được danh sách 8 nhân vật được cho là thủ phạm gây ra các vụ trộm cắp này.
Thế rồi lệnh bắt nhanh chóng được tống đạt đến từng người, đưa họ về tạm giam mỗi người khoảng 1.000 ngày. Không ít người trong số đó còn nhớ lại tình cảnh bị đánh đập rồi ép ký vào những bản cung có sẵn. Thế nhưng, qua 3 phiên tòa, các HĐXX vẫn không tìm được những căn cứ xác đáng để buộc tội những người này. Đến năm 2006, tại phiên tòa lần thứ 4, TAND tỉnh Bắc Giang tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng đáng tiếc, một người trong số họ đã không được nhận niềm vui vỡ òa vì đã chết trong trại tạm giam với bản kết luận bị bệnh.
Sau khi được trả tự do năm 2006, suốt 2 năm, 7 công dân bị truy tố oan phải gõ cửa các cơ quan công quyền tỉnh Bắc Giang và cấp trung ương để yêu cầu xin lỗi, bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phải đến tháng 7/2008, VKSND tỉnh Bắc Giang mới tiến hành xin lỗi các công dân trên ở nơi cư trú và thỏa thuận mức bồi thường.
Có một điểm trùng hợp giữa vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết tội “Giết người” và 8 công dân bị truy tố oan trong vụ trộm cắp cổ vật là việc cơ quan tố tụng bắt họ được dựa trên những căn cứ hết sức mơ hồ, để rồi trong các phiên tòa do TAND tỉnh Bắc Giang xét xử, họ đều nói bị ép cung, dùng nhục hình trong quá trình bị giam giữ, lấy lời khai.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Lạm dụng…?!
Gắn bó nhiều năm với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, luật gia, luật sư Nguyễn Hồng Tuyến, Phó Chủ tịch hội Luật gia Hà Nội cho biết: “Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật. Biện pháp ngăn chặn này tạo điều kiện cho việc điều tra, truy tố và xét xử. Tuy nhiên, thực tế việc bắt người diễn ra không như vậy, có những người phạm tội không nghiêm trọng, nhân thân tốt, không có ý trốn chạy cũng bị giam giữ. Không ít trường hợp giam xong rồi thả vì bắt nhầm hoặc không chứng minh được người đó phạm tội”.
Ông Tuyến cũng nhớ lại một vụ án, năm 2010, con gái 13 tuổi của bà BTĐ (giáo viên một trường THCS ở TP. Sơn La) bị kẻ xấu cưỡng bức. Sợ làm to chuyện thì mang tiếng, ảnh hưởng đến tương lai của con, bà Đ. đã đồng ý nhận 130 triệu đồng tiền bồi thường và lời xin lỗi của kẻ gây án trước sự chứng kiến của công an phường. Tuy nhiên, sau đó công an TP. Sơn La lại đến khám nhà và đưa bà Đ. về trụ sở, ra quyết định tạm giữ, sau đó tạm giam về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Sau 23 ngày tạm giam, công an TP. Sơn La đã phải thả bà về và tuyên bố bà không phạm tội, việc bắt, tạm giữ, tạm giam là sai. Sau khi VKSND Tối cao vào cuộc, bà Đ. đã được công an TP. Sơn La tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan.
Là người có nhiều năm công tác ở tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, ông Đỗ Cao Thắng nói: “Ở các nước, muốn khởi tố bắt tạm giam người, cơ quan điều tra phải có căn cứ chứng minh phạm tội, có điều kiện cụ thể. Như Mỹ, cơ quan điều tra biết mười mươi có ma túy ở tòa nhà kia nhưng họ phải theo dõi ngày đêm, chụp ảnh, quay phim để có bằng chứng, trình tòa rồi mới có thể được lệnh khám. Việt Nam thì ngược lại, chỉ cần có cái gọi là dấu hiệu phạm tội theo đánh giá của cơ quan điều tra, hay có lời khai là đã có thể khởi tố bắt người. Lời nhận tội có thể là do hứa hẹn, kiểu “cứ khai đi, không sao đâu”, người dân không biết nên ký, thế là bắt luôn.
Ông Thắng phân tích: “Đó không phải điều tra bằng nghiệp vụ mà bằng quyền lực, rồi từ đó “đào” tiếp. Mà nhiều khi “đào” tiếp sự việc không như anh nghĩ, thả ra thì ảnh hưởng đến thành tích, uy tín của cả cơ quan và bản thân, thế là anh dựng hồ sơ, ép cung… Bên cạnh án oan, số người chết tại cơ quan công an thời gian gần đây do tự tử hay… bị bệnh, chỉ theo thông tin trên báo chí thôi, đã đáng báo động trong hệ thống tư pháp rồi. Nếu không quyết liệt đưa ra biện pháp cần thiết, tác động xã hội sẽ khôn lường”.
Trong khi đó, bên lề Quốc hội kỳ họp này, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nói với báo giới rằng: “Công tác giám sát năm qua cho thấy, số người bị tạm giữ hình sự nhưng sau đó được trả tự do, chuyển sang xử lý hành chính và những người tạm đình chỉ điều tra là những con số khá lớn, thể hiện tình trạng lạm dụng việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp, bắt thay đổi điều tra, trực tiếp xâm hại đến quyền cơ bản của con người và quyền tự do thân thể. Vậy, vai trò của ngành kiểm sát trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, khởi tố điều tra như thế nào? Phải đề nghị Nghị quyết của Quốc hội tới đây về công tác tư pháp, cần yêu cầu xử lý nghiêm các điều tra viên, kiểm sát viên khởi tố bắt giam người không có tội.
“Rất dễ bị lạm dụng”
“Ở các nước phát triển, văn minh, cơ quan công quyền muốn áp dụng bất cứ biện pháp nào hạn chế quyền con người thì đều phải thông qua thủ tục phê chuẩn bởi tòa án. Còn ở ta, trong trình độ vận hành bộ máy Nhà nước hiện tại thì chưa thể chuyển ngay như vậy được. Nhưng tôi nghĩ cần dần dần phải có các thủ tục này, ít ra là phải qua VKS phê chuẩn. Nếu không, việc gọi hỏi, tạm giữ hành chính… rất dễ bị lạm dụng”, Phó chủ tịch hội luật gia Hà Nội Nguyễn Hồng Tuyến góp ý.
Chủ trương hạn chế bắt, tạm giữ, tạm giam đã đợc xác định trong nhiều văn bản của Bộ Chính trị
Trong báo cáo kết quả tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong ngành kiểm sát nhân dân cũng phải đưa ra nhận định: Chủ trương hạn chế bắt, tạm giữ, tạm giam đã được xác định trong nhiều văn bản của Bộ Chính trị. Trong đó nêu rõ việc bắt phải được xem xét đối với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể, đối với những trường hợp bắt giam cũng được hoặc không bắt giam cũng được thì không bắt giam… Tuy nhiên, đến nay, các chủ trương này vẫn chưa được thể chế hóa thành quy định pháp luật để thực hiện tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam vẫn là chủ yếu; việc mở rộng áp dụng các biện pháp thay thế biện pháp tạm giam rất ít được áp dụng do thiếu cơ sở pháp lý. Ví dụ biện pháp đặt tiền, tài sản có giá trị để bảo đảm, mặc dù đã được quy định trong bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, nhưng cho đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, do đó, chưa được triển khai áp dụng trong thực tế.
Theo Ngươi đưa tin
Viện kiểm sát lấy lời khai của ông Nguyễn Thanh Chấn
Tại buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra cao nhất của VKSND Tối cao, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt.
Người thân òa khóc khi đón ông Chấn từ trại giam về nhà.
Hôm nay, bà Vũ Thị Nga (Phó giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn luật sư Việt Nam) đã được nhận giấy chứng nhận là người bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ba ngày trước, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn, tại Nhà văn hoá thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là lần làm việc đầu tiên từ sau khi ông Chấn được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao huỷ hai bản án kết tội Giết người.
Theo gia đình ông Chấn, cán bộ của Cục đã lấy lời khai của ông suốt quá trình từ khi bị bắt đến khi nhận án chung thân vào năm 2004. Thông tin về việc ông Chấn tố cáo bị đánh đập, ép cung cũng được các điều tra viên thu thập.
Vụ án của ông Chấn cũng là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình vào ngày 21/11. Đăng đàn trước Quốc hội, cả Chánh án, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng nêu quyết tâm sẽ chỉ đạo làm rõ "ông Chấn có bị bắt oan và bị dùng hình ép nhận tội hay không".
Vì sao hai bản án kết tội ông Chấn bị hủy?
Tại Quyết định tái thẩm, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho biết, ngày 9/7, Cục Điều tra của VKSND Tối cao nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến tố giác cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang điều tra, truy tố, xét xử oan sai với chồng mình. Bà Chiến cho rằng, người giết chị Nguyễn Thị Hoan vào ngày 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung, chứ không phải ông Chấn.
Cục vào cuộc xác minh, nhận thấy bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung), ông Lý Văn Chúc (bố đẻ của Chung) đều khai được Chung thú nhận đã giết chị Hoan sau khi phát hiện bộ quần áo dính máu của anh ta ngâm ở trong chậu.
Ông bà lo sợ nên đã đưa Chung tạm lánh về Lạng Sơn. Chị Lý Thị Nghiến (chị gái Chung) khai khoảng cuối năm 2003, sau khi Chung về đây có thấy ba anh em nói chuyện về việc Chung gây án ở Bắc Giang. Sau đó bố đã thu xếp để Chung vào miền Nam lẩn trốn. Năm đó, Chung chưa tròn 15 tuổi.
Chị Hoàng Thị Xướng (chị dâu của Chung) cho biết, khoảng tháng 8/2003, được chồng đưa cho hai chiếc nhẫn. Khi biết đây là nhẫn của nạn nhân bị giết ở Bắc Giang liên quan đến Chung, chị đã từ chối.
10 năm sau, ngày 25/10, khi biết Cục vào cuộc truy bắt, Chung ra đầu thú khai nhận hành vi giết chị Hoan lấy 59.000 đồng và hai chiếc nhẫn (một vàng ta và một vàng tây).
Biết bị công an truy tìm, Chung đã dùng khoảng 100 sim điện thoại trong 2 tháng lẩn trốn.
Hội đồng tái thẩm nhận thấy: "Bản tự thú, những lời khai của Chung; lời khai của bà Lành, chị Xướng.... là những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã không biết được khi ra bản án kết tội ông Chấn". Vì lẽ đó, Hội đồng tái thẩm hủy hai bản án này. Hồ sơ vụ án được TAND Tối cao chuyển về VKSND Tối cao để điều tra lại.
Hai ngày trước khi có phán quyết trên, ông Chấn đã được VSKND Tối cao cho tạm đình chỉ thi hành án, trở về nhà sau 10 năm bị bắt. Phiên tái phẩm được mở theo kháng nghị của VKSND Tối cao, yêu cầu hủy hai bản án kết tội ông Chấn.
Theo Xahoi
Ông Chấn đề nghị xử lý hình sự điều tra viên bức cung Trong đơn tố cáo gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, ông Nguyễn Thanh Chấn đề nghị đình chỉ công tác, xử lý hình sự những điều tra viên đã bức cung. Ông Nguyễn Thanh Chấn đề nghị xử lý hình sự những người đã làm oan mình. Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị án oan 10 năm tù...