Từ A đến Z những điều chị em cần biết về đau âm ỉ bụng dưới khi mang thai
Khi mang thai trong giai đoạn đầu tiên, chị em cần phân biệt đâu là đau bình thường, đâu là đau bệnh lý để có thể
Đau bình thường
Có thể một số bà bầu nhạy cảm hơn với các cơn đau nên sẽ có một số cơn đau âm ỉ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lý do là tử cung của bà bầu sau khi mang thai sẽ to dần lên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơn đau có thể như đau bụng kinh. Về cơ bản, cơn đau này là bình thường và sẽ biến mất sau một vài tuần.
Đau bệnh lý
Đe dọa sảy thai
Nếu chị em bị đau bụng kèm theo ra máu âm đạo thì cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng sảy thai.
Chị em phụ nữ phải cẩn thận về hiện tượng thai ngoài tử cung khi mang thai. Nếu có một số triệu chứng như cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơn đau ngày một nặng hơn, đồng thời có thể bị chóng mặt, buồn nôn thì khi đó bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Video đang HOT
Tóm lại, giai đoạn đầu của thai kỳ rất quan trọng đối với các mẹ bầu, dù đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân thì mẹ bầu cũng phải đi lại nhẹ nhàng, đi khám kịp thời, đề phòng nguyên nhân đau bụng dưới là do bệnh lý.
Một số kiểm tra mẹ bầu có thể làm khi mới mang thai
Siêu âm B
Khám siêu âm B giúp thai phụ loại trừ thai ngoài tử cung, trực quan hơn có thể hiểu được sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi có bình thường không, có túi noãn, tim thai hay chưa.
Giá trị HCG trong máu sau khi mang thai giúp hiểu được sự phát triển của thai nhi. Thực tế không có giá trị tuyệt đối cho HCG mà chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng.
Kiểm tra progesterone
Progesterone là xét nghiệm cần thiết khi mang thai, sự thay đổi lượng progesterone sẽ đo lường sự phát triển của phôi thai, nếu progesterone thấp có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của phôi thai, sẩy thai.
Bầu vượt mặt vẫn ra đồng cuốc đất, mẹ suýt mất con nếu nhập viện muộn
Khi đang làm việc ngoài đồng, bà mẹ này thấy đau bụng và ra máu âm đạo nhưng vẫn cố chịu đến sáng hôm sau mới tới bệnh viện.
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu luôn được khuyên chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé trong bụng. Tuy nhiên ở nhiều vùng kinh tế còn khó khăn, người phụ nữ có cuộc sống rất vất vả, dù có thai vẫn phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Mới đây, bệnh viện nhân dân huyện Vĩnh Thắng (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã tiếp nhận một trường hợp sản phụ người dân tộc Lisu (Lật Túc) đang mang thai, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo.
Bà mẹ người dân tộc Lisu cho biết ở nơi cô sống các bà bầu đều làm việc và đẻ trên cánh đồng là chuyện bình thường.
Bà mẹ này cho biết cô không biết mình đang mang thai bao nhiêu tuần do ở trên núi đường đi khó khăn nên không đi khám thai được. Trước ngày nhập viện, cô vẫn cùng với người nhà ra đồng cuốc đất để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Khi đang làm thì bắt đầu bị đau bụng và ra máu. Về nhà, cơn đau càng dữ dội hơn nhưng do trên núi đêm tối không thể xuống bệnh viện nên đã cố chịu đựng đến sáng hôm sau.
Bà mẹ này cũng cho biết người dân tộc không hề biết về việc tính tuổi thai hay ngày dự sinh. Rất nhiều đứa trẻ đều được sinh ra ngay trên cánh đồng khi mẹ đang làm việc hoặc may mắn hơn là được đỡ đẻ tại nhà. Bản thân cô đã mang thai 5 lần nhưng đều bị sảy nên rất mong muốn các bác sĩ giúp giữ đứa trẻ này.
May mắn thay đúng thời điểm này, bệnh viện huyện Vĩnh Thắng đang có đoàn nhân viên y tế từ trên tỉnh về hỗ trợ. Bác sĩ sản khoa Zhang Hui lập tức tiếp nhận khám cho sản phụ người dân tộc này. Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ dự tính sản phụ mang bầu khoảng 33 tuần, đang có dấu hiệu chuyển dạ sớm nghiêm trọng, nhịp tim thai thấp chỉ 80 nhịp/phút đồng thời có dấu hiệu thiếu máu. Trong trường hợp xấu nhất, có thể đứa trẻ sẽ không giữ được và phải cắt bỏ tử cung để cứu mạng người mẹ.
Các bác sĩ hội chẩn khẩn cấp để phẫu thuật cho bà mẹ người dân tộc.
Ban đầu, bà mẹ người dân tộc hoài nghi những lời nói của bác sĩ do bất đồng ngôn ngữ nhưng sau đó các bác sĩ địa phương đã sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất để giải thích và gia đình đồng ý phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ xác định tử cung mở rộng phù hợp với chẩn đoán tuần thai nhưng hình dạng tử cung có hình vòng cùng. Thành tử cung bên phải có khối máu tụ màu xanh tím to khoảng 6x7cm, chẩn đoán vỡ nhau thai. Ngoài ra, nước ối có dấu hiệu có phân su và ít.
Bác sĩ Zhang Hui và đội ngũ đã nhanh chóng xử lý tình huống, mổ lấy thai nhi nặng 1,8kg và bị ngạt nhẹ. Sau khi tiến hành hồi sức tim phổi, bé đã trở lại bình thường sau 5 phút và được chuyển đến khoa sơ sinh để tiếp tục điều trị.
Em bé chào đời nặng 1,8kg và đang được theo dõi sức khỏe.
May mắn hơn nữa là bà mẹ không có dấu hiệu xuất huyết sau sinh, có thể giữ được tử cung. Hiện tại hai mẹ con sản phụ người dân tộc đều đang được theo dõi tình hình sức khỏe tại bệnh viện.
Tinh dịch có chứa chất dễ gây sẩy thai? Bạn đọc T.T.U (31 tuổi, TP HCM) hỏi: Tôi nghe nói quan hệ tình dục trong lúc mang thai là an toàn, nếu như không rơi vào các tình trạng đặc biệt mà bác sĩ yêu cầu kiêng. Xin cho hỏi những trường hợp nào phải kiêng quan hệ tình dục khi mang thai. Tôi cũng nghe nói trong tinh dịch có chất...