Từ 5 lát bánh mì trong thí nghiệm của nhà hành vi học, bố mẹ cần dạy con những điều sau về việc giữ vệ sinh trong mùa dịch
Một chuyên gia nghiên cứu hành vi ở Mỹ đã thực hiện thí nghiệm đơn giản để chỉ ra hiệu quả của việc rửa tay đối với phòng tránh vi khuẩn. Từ thí nghiệm này, các bậc cha mẹ có thể rút ra nhiều điều để đảm bảo sức khỏe cho con trong mùa dịch.
Thí nghiệm đơn giản từ những lát bánh mỳ
Để trả lời cho học sinh về sự lây lan của vi khuẩn cũng như tầm quan trọng của việc phải rửa tay thường xuyên, cô Jaralee Metcalf, chuyên gia nghiên cứu hành vi của trường tiểu học Discovery tại thành phố Idaho Falls (Mỹ), đã quyết định thực hiện một thí nghiệm.
Thí nghiệm khá đơn giản. Cô Metcalf đã yêu cầu học sinh với các mức độ tay bẩn khác nhau chạm vào những lát bánh mì mới ra lò vào cùng một thời điểm.
Lát số 1: Được cọ xát vào màn hình và bàn phím máy tính
Lát số 2: Để nguyên trong túi, không chạm vào
Lát số 3: Tay bẩn chạm vào
Lát số 4: Chạm vào với tay đã rửa sạch bằng xà phòng
Lát số 5: Chạm vào bằng tay đã rửa nước khử trùng (nước rửa tay khô)
Sau đó, từng lát bánh mì được cho vào các túi nhựa kín, trong suốt để quan sát hiện tượng trong vòng một tháng. Kết quả cuối cùng như sau:
Lát số 1: Lát bánh dùng để lau trên các máy tính đã biến đổi tệ nhất trong 5 miếng bánh mì thí nghiệm trên. Dù không ai chạm vào nhưng độ mốc bao phủ hết sức kinh khủng.
Lát bánh mỳ số 1.
Lát số 2 và lát số 4: Ở hai lát bánh mì được chạm bằng tay rửa cẩn thận và lát chưa ai đụng vào cho kết quả khác biệt nhất. Cả hai mẫu bánh gần như không thay đổi gì, không có dấu hiệu mốc đen nào cả. Mặc dù mẫu đã rửa tay bằng xà phòng và nước ấm chỉ có đúng một chỗ mốc trắng tại vết hằn do tay chạm vào.
Video đang HOT
Lát số 2 và số 4.
Lát số 3: Lát bánh được bàn tay của một học sinh chưa rửa cầm vào cũng cho kết quả tương tự như lát bánh thứ nhất. Bề mặt của chúng được bao phủ bởi những lớp mốc đen ở các vị trí bị bàn tay bẩn chạm phải.
Lát bánh mỳ số 3.
Lát số 5: Được rửa tay bằng nước rửa tay khô – dụng cụ rửa tay tưởng chừng như an toàn, nhưng qua thí nghiệm của cô Metcalf, kết quả khá bất ngờ. Lát bánh vẫn bị chứa nhiều vi khuẩn gây mốc.
Lát bánh mỳ só 5.
Từ thí nghiệm đơn giản này, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc rửa tay sạch sẽ, cẩn thận hàng ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước rửa tay khô không thể thay thế việc rửa tay bằng xà phòng.
Dạy trẻ giữ vệ sinh là cách tốt nhất để phòng virus Covid-19
Từ thí nghiệm của cô Metcalf, có thể thấy giữ gìn vệ sinh, rửa tay đúng cách quan trọng thế nào trong việc giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, tránh xa các loại virus, vi khuẩn.
Thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì việc giữ gìn vệ sinh lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, việc rửa tay còn quan trọng hơn đeo khẩu trang. Bởi khả năng bạn hứng chịu nước bọt bắn ra từ người nhiễm nCoV có xác suất thấp hơn rất nhiều so với bị nhiễm nCoV từ chính bàn tay của mình.
Vi khuẩn có thể lây lan từ những chốt mở cửa, từ tiền, từ nhừng đồ dụng như điện thoại, túi xách, ví,… hay từ những cái bắt tay. Và việc bạn dụi mắt, cắn móng tay,… có thể khiến đưa vi khuẩn vào cơ thể.
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, đeo khẩu trang là phương án giúp hạn chế lây lan virus Covid-19. Tuy nhiên rửa tay sạch và tránh tiếp xúc với người có nguy cơ lây nhiễm mới là cách phòng dịch tốt nhất.
Hãy dạy con cách giữ gìn vệ sinh đúng cách
Theo khuyến cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), để bảo vệ trẻ em khỏi bị lây nhiễm virus Covid-19, phụ huynh nên rèn thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên.
Hãy dạy con rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn bình thường, mỗi lần rửa tay cần chà xát, kỳ cọ ít nhất 20 giây dưới vòi nước chảy mạnh để dịch tiết có vi khuẩn bám trên tay được loại bỏ triệt để. Nước rửa tay khô chỉ áp dụng ở những nơi không có sẵn nước sạch.
Các bước rửa tay đúng cách cụ thể như sau:
Bên cạnh đó, việc rửa tay cần thực hiện nhiều lần trong ngày. Ngay cả khi con ở nhà thì bố mẹ cũng cần nhắc nhở rửa tay thường xuyên, tuyệt đối không được chủ quan. Bởi vi khuẩn có thể bám ở trên bề mặt những đồ đạc, vật dụng quen thuộc trong nhà như điều khiển tivi, điện thoại, chốt cửa,… Chính vì vậy những đồ đạc này cần được lau chùi sạch sẽ hàng ngày
Ngoài ra bố mẹ hãy nhắc nhở con tuyệt đối không được đưa tay dụi mắt, hay lấy tay sờ lên mặt, đưa vào miệng,… Nhiều trẻ nhỏ thường có hay cắn móng tay. Đây là thói quen xấu khiến lây lan vi khuẩn và cần được bố mẹ chấn chỉnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Xu hướng hot nhất năm 2020: "Buông tay để con lớn", cha mẹ cập nhật ngay để nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công trong tương lai
Không phải cứ bảo bọc con trong tay là tốt. Đôi khi buông tay để con tự đi lại là cách để con lớn lên cứng cáp và mạnh mẽ.
Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng biến mình thành "người giúp việc", lo lắng cho con từ A đến Z. Con chỉ việc học, còn mọi thứ đã có bố mẹ lo. Cách nuôi dạy này đôi khi biến con trở thành những chú gà công nghiệp và thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống.
Sang năm mới 2020, các bậc phụ huynh cần phải thay đổi điều này. Muốn con không trở thành "gà công nghiệp", bố mẹ cần "buông tay" để con có thể trưởng thành, khôn lớn, tự bước đi trên đôi chân của chính mình.
1. Dạy con tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ hãy hướng dẫn và khích lệ con tự chăm sóc bản thân bằng cách giao các công việc phù hợp theo từng lứa tuổi. Chẳng hạn như tự mặc quần áo, dọn phòng, cất đồ chơi hay làm việc nhà. Mỗi khi con hoàn thành xong công việc, bố mẹ hãy dành những lời khen ngợi để còn có thêm động lực làm tốt hơn.
Cha mẹ hãy dạy con cách chăm sóc bản thân theo từng lứa tuổi ngay từ khi con còn bé (Ảnh minh họa).
2. Dạy con trở thành người tử tế
Nếu muốn con trở thành một người tốt bụng, tử tế thì ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần nuôi dưỡng lòng tốt của con. Nhờ con giúp việc nhà, dạy em vẽ một bức tranh, hoặc đỡ một cụ già qua đường... là những phương thức để bố mẹ xây dựng thói quen giúp đỡ người khác ở con. Khi con làm tốt, bố mẹ đừng quên khen ngợi, động viên.
3. Dành thời gian cho con
Nhiều cha mẹ vì bận rộn, quay cuồng với công việc cả nhà nên đến khi về nhà thường quên mất việc phải dành thời gian chơi đùa, lắng nghe và chia sẻ tâm tư với con
Dù bận thế nào, bố cha cũng mẹ nên nhớ rằng con mới là điều quan trọng nhất. Mỗi tối, bố mẹ hãy dành ra 15 - 20 phút để cả nhà cùng trò chuyện trước khi đi ngủ. Hoặc cuối tuần, cả nhà cùng nhau xem 1 bộ phim, đi dạo ở công viên, đi dã ngoại... để bồi dưỡng tình cảm gia đình.
4. Dạy con kiểm soát cảm xúc
Ông David Thomas - một chuyên gia trị liệu Podcast, đồng thời là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Are My Kids on Track? (Tạm dịch: Con tôi có đang đi đúng hướng?) đã nói: "Nếu một đứa trẻ có thể xử lý được cảm xúc cũng như hiểu rõ những gì đang diễn ra bên trong nội tâm của mình thì sau này khi lớn lên, đứa trẻ ấy sẽ trở thành một người can đảm, từ bi, kiên cường, đồng cảm và thông minh".
Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy dạy con gọi tên các cảm xúc của mình, sau đó hướng dẫn con cách xử lý những cảm xúc đó. Ví dụ khi con cảm thấy buồn thì hai mẹ con sẽ ôm nhau. Hay khi con tức giận thì đếm từ 1 đến 10 một cách chậm rãi để "hạ hỏa". Những điều đơn giả này sẽ giúp con trở thành người biết cách cư xử, luôn vui vẻ, chân thành và thân thiện với mọi người xung quanh.
5. Thích ứng linh hoạt trong cuộc sống
Cha mẹ cần dạy cho con biết, không phải mọi việc đều có thể diến ra như mong muốn. Con phải luôn trong tâm thế chấp nhận sự thay đổi và học cách ứng phó linh hoạt theo từng tình huống.
Bên cạnh đó, mọi thứ thay đổi không có nghĩa là con thất bại và không cần suy sụp, buồn phiền vì điều đó. Ai cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, quan trọng là phải biết đứng lên từ những khó khăn.
6. Dạy con nếu cần hãy nhờ người khác giúp đỡ
Chúng ta không có ai là hoàn hảo, "biết tuốt" tất tần tật mọi thứ. Nếu gặp khó khăn, con không cần xấu hổ mà hoàn toàn có thể nhờ cậy đến sự giúp đỡ của người khác. Bố mẹ có thể dạy con điều này bằng việc tự mình làm gương, nhờ con giúp đỡ khi gặp khó khăn. Thấy con có bài tập khó, hãy khuyến khích con nhờ cô giáo hoặc bạn bè giảng giúp.
Theo Helino
Phòng thí nghiệm Vũ Hán bị nghi ngờ khiến virus corona thoát ra ngoài Khi dịch viêm phổi cấp đang lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán bị tình nghi khiến virus corona thoát ra ngoài. Vào năm 2015, một phòng thí nghiệm đã được xây dựng tại Vũ Hán. Nơi đây được cho là chuyên nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola, virus cúm H5N1,......