Từ 31.7: Thịt, trứng vào TP.HCM cũng phải “đeo vòng”
Sau 6 tháng thử nghiệm Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cho các bên làm quen, từ ngày 31.7.2017, TP.HCM chính thức kiểm soát nguồn heo và thịt heo cung cứng cho thị trường TP, bắt buộc phải truy xuất được nguồn gốc thịt heo vào chợ đầu mối theo quy định của Đề án.
Sáng 1.7, Sở Công thương TP.HCM đã chính thức bố công bố triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý và Truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ mã QR code, vòng niêm phong, điện toán đám mây, tem truy xuất và hệ thống phần mềm quản lý… để nhận diện, truy xuất nguồn gốc , quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Thịt heo “đeo vòng” được bày bán ở chợ truyền thống, theo ảnh minh họa của Sở Công thương TP.HCM
Sở Công thương nhận định, đây là giải pháp cho phép người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về loại thịt, trứng gia cầm đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát lại từng công đoạn trong suốt quá trình chăn nuôi.
Đến ngày 1.9.2017, TP.HCM sẽ chính thức kiểm soát nguồn thịt gia cầm và trứng gia cầm cung ứng cho thị trường thành phố, sản phẩm thịt gia cầm và trứng gia cầm phải truy xuất được nguồn gốc theo quy định của Đề án. Tiếp sau đó, TP.HCM sẽ mở rộng Đề án với các mặt hàng thực phẩm khác như thịt bò, rau củ quả… để khuyến khích các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…
Video đang HOT
Hiện tại, TP.HCM đã nhận hồ sơ đăng ký tham gia Đề án Quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm từ các doanh nghiệp, trang trại như BELGA, CP, Emivest, CJ, San Hà, 3F Việt, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân…với 27 trang trại gà giống, gần 340 trang trại gà lấy thịt, 53 trang trại gà lấy trứng, 13 cơ sở giết mổ, đóng gói thịt gia cầm, 6 cơ sở xử lý, đóng gói trứng gia cầm với sản lượng hơn 2.6 triệu quả/ngày.
Trước đó, từ ngày 16.12.2016, TP.HCM chính thức triển khai Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo tại các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm…). Tiếp đó, đầu tháng 3.2017, chương trình được mở rộng tại 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và 11 chợ loại 1 của TP.HCM.
Chương trình được đông đảo người tiêu dùng, chủ trang trại chăn nuôi và các doanh nghiệp từ chăn nuôi, chế biến, giết mổ… ủng hộ, tuy vậy, theo đánh giá của Sở Công thương TP.HCM, vẫn còn nhiều khó khăn khiến chương trình còn chưa “chạy suôn sẻ” như thiếu sóng wifi, 3G tại các vùng chăn nuôi, hộ chăn nuôi không quen sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ hay như thói quen của người sản xuất, kinh doanh…
Có 1.280 cơ sở chăn nuôi tại các tỉnh thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh ĐBSCL, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận… 25 cơ sở giết mổ, 786 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại, 23 chợ truyền thống đăng ký tham gia chương trình.
Theo Danviet
"Đeo vòng" cho heo, chủ trại bị... đá vào mặt
Nhiều chủ trang trại chăn nuôi tại Đồng Nai phản ánh, các thao tác "đeo vòng" cho heo khá nguy hiểm, đã có người bị heo... đá vào mặt khi loay hoay "đeo vòng" vào hai chân sau của heo.
Nhiều chủ trang trại chăn nuôi tại Đồng Nai phản ánh, các thao tác "đeo vòng" cho heo khá nguy hiểm, đã có người bị heo... đá vào mặt khi loay hoay "đeo vòng" vào hai chân sau của heo.
Một trại nuôi heo tập trung tại Đồng Nai.
Sáng 17.3, gần 100 trang trại chăn nuôi heo tại Đồng Nai đã có buổi đối thoại tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai truy xuất nguồn gốc thịt heo với Sở NNPTNT, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai và TP.HCM.
Bà Bùi Thị Thủy - chủ trang trại heo ở Tân Hòa (Biên Hòa - Đồng Nai) cho biết, con heo từ trang trại đã được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm dịch, đến khi vận chuyển lên TP.HCM phải kiểm qua qua nhiều chốt, đến lò mổ phải lăn cả đống con dấu của cơ quan chức năng. Chưa kể trước đó, trong quá trình chăn nuôi, cơ quan thú y và Hiệp hội cũng theo dõi sát sao.
Đến nay, cơ quan chức năng lại yêu cầu thêm việc "đeo vòng cho heo" khiến việc chăn nuôi càng thêm... rắc rối. Chưa kể, với những trang trại lớn, việc đeo vòng cho heo một cách thủ công rất nguy hiểm. Đã xảy ra việc người đeo vòng vào hai chân sau của heo đã bị đá vào mặt, gây thương tích.
Theo bà Thủy, chi phí mua vòng 6.000 đồng/vòng, chi phí đeo thuê người đeo là 10.000 đồng/con, như vậy mỗi con heo 16.000 đồng/con. Nếu trang trại nuôi 1.000 heo thịt thì số tiền mua vòng đã lên đến 16 triệu đồng.
"Con số này không hề nhỏ trong lúc người nuôi heo đang lỗ, chờ chực phá sản. Áp dụng đeo vòng truy xuất kiểu này chẳng khác nào "đá vào mặt" nông dân", bà Thủy nói.
Trong khi đó, nhiều thương lái tại Đồng Nai cho rằng, đeo vòng này chưa chắc đã truy xuất nguồn gốc được vì chỉ đeo vòng ở chân. Hơn nữa, nhiều cơ sở gom heo từ nhiều người nuôi rồi mới đeo vòng để đưa về TP.HCM bán.
Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú Y tỉnh Đồng Nai, cũng cho biết, việc đeo vòng vào chân sau heo tưởng đơn giản nhưng trên thực tế khá phức tạp, khó hơn cả việc... lấy nước tiểu.
Trong khi đó, thương lái thường mua gom từ nhiều nơi, việc đeo vòng diễn ra chỉ... "lấy lệ" nên việc truy xuất nguồn gốc gần như không có tác dụng. Do đó, ông Quang đề xuất "tích hợp" vòng truy xuất nguồn gốc này vào "thẻ tai" của heo.
Mang heo đi cân trước khi xuất chuồng
Theo ông Phương, với diễn biến thị trường hiện nay giá heo rớt khiến chi phí đeo vòng thêm gánh nặng, nhưng khi giá heo ổn định, người nuôi có lời sẽ thấy chi phí này không đáng kể. Về lâu dài, khi sản phẩm được kiểm soát tốt, thương hiệu sản phẩm được tạo lập, giá trị sẽ được nâng lên.
"Sẽ không có chuyện ngưng áp dụng đeo vòng truy xuất cho heo..." ông Phương khẳng định.
Theo Dantri
Nông dân Đồng Nai giúp TP HCM truy xuất thịt heo qua điện thoại 15 máy quét mã vạch cùng hàng chục trang trại, hộ chăn nuôi sạch được đưa vào triển khai nhận diện nguồn gốc thịt heo qua điện thoại thông minh của người tiêu dùng TP HCM. Cuối tháng 12, đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn thịt heo tại TP HCM sẽ được triển khai đến với người tiêu dùng....